Cận thị là một trong những tật khúc xạ ở mắt phổ biến nhất hiện nay. Trong đó, rất nhiều người bị cận thị lâu gặp phải tình trạng lồi ra ở hai mắt. Vậy, vì sao mắt bị lồi khi cận thị và đâu là biện pháp để cải thiện? Hãy cùng Hệ thống y tế Thu Cúc TCI tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!
Menu xem nhanh:
1. Mắt lồi cận thị là gì?
Mắt lồi khi cận thị là tình trạng người bị cận có phần nhãn cầu nhô cao hơn so với bình thường. Tình trạng này có thể xảy ra ở một bên hoặc trên cả hai bên mắt. Biểu hiện tương đối rõ rệt và có thể dễ dàng quan sát thấy bằng mắt thường.
Bản chất gây ra hiện tượng này là do trục nhãn cầu dài hơn trạng thái vốn có, cùng với hốc mắt nhỏ tự nhiên, dẫn đến cảm giác mắt của bạn bị lồi ra. Thông thường, biểu hiện lồi mắt sẽ tăng dần theo độ cận.
2. Vì sao mắt bị lồi khi cận thị?
Nhiều người cho rằng đeo kính cận chính là nguyên nhân gây ra tình trạng lồi mắt. Lý do là bởi tình trạng này thường gặp ở những người cận thị nặng và sử dụng kính với số độ cao. Tuy nhiên, quan điểm này cho đến nay vẫn chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh.
Dù việc đeo kính cận không làm lồi mắt, nhưng nếu bạn đeo kính sai cách thì vẫn có thể gây ra hậu quả là mắt bị tăng độ hay sụp mí.
Một số nghiên cứu cho thấy rằng các vết lồi mắt xảy ra khi bị cận thị là do:
– Trục mắt của người cận thị dài hơn so với trục mắt của người bình thường.
– Quỹ đạo của người bị cận quá nhỏ so với quỹ đạo của người bình thường.
– Xảy ra viêm tổ chức ở hốc mắt.
– Có hiện tượng tụ máu quỹ đạo sau khi gặp chấn thương ở mắt.
– Có khối u ác tính ở mắt.
Nhìn chung, lồi mắt không chỉ gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ trên khuôn mặt mà còn ảnh hưởng đến chức năng thị giác của mắt. Do đó, nếu nhận thấy có dấu hiệu bị lồi mắt, bạn nên đi khám để được kiểm tra và có phương án điều trị phù hợp.
3. Các biện pháp cải thiện lồi mắt do cận thị
3.1 Massage mắt
Tác dụng của việc massage mắt là làm cho mắt được thư giãn, lưu thông mạch máu và kích thích tuần hoàn thủy dịch. Từ đó giúp cải thiện thị lực và hạn chế tình trạng sưng mắt.
Cách massage giúp mắt cận hạn chế bị lồi được thực hiện cụ thể như sau:
– Bước 1: Chọn một nơi mát mẻ, thoáng mát, ngồi thẳng và bắt chéo chân.
– Bước 2: Hít thở sâu 5 lần và xoa nóng hai bàn tay. Sau đó đưa hai tay lên gần mắt, đặt nhẹ lòng bàn tay lên vị trí mí mắt. Tiếp tục nhẹ nhàng dùng các ngón tay massage mắt từ trong ra ngoài. Thực hiện lặp lại các động tác này khoảng từ 5 – 10 lần.
Bạn nên thực hiện massage mắt trước khi đi ngủ hoặc vào mỗi buổi sáng để có hiệu quả tốt nhất.
3.2 Tập căng giãn cơ mắt
Bài tập căng giãn cơ không chỉ giúp mắt thư giãn, linh động hơn mà còn cải thiện hiệu quả tình trạng mắt bị sưng hay lồi. Trong những lần đầu thực hiện, mắt bạn có thể bị mỏi tại nhãn cầu. Tuy nhiên, nếu kiên trì luyện tập thì mắt sẽ dần được điều chỉnh và thích nghi.
Đầu tiên, bạn cần ngồi tại một vị trí sạch sẽ và thoáng mát. Giữ thẳng lưng, mắt nhìn về phía trước và thực hiện lần lượt theo các bước sau:
– Bước 1 (giãn cơ mắt sang hai bên): dang tay sang hai bên sao cho tay và vai nằm trên cùng một đường thẳng. Nắm nhẹ ở lòng bàn tay và giơ hai ngón tay cái lên. Tiếp theo, tập trung nhìn vào ngón tay cái đang giơ ở bên trái khoảng 10 – 15 giây, sau đó đổi bên để nhìn vào ngón tay đang giơ ở bên phải. Thực hiện lặp lại động tác này khoảng 10 – 20 lần cho mỗi bên.
– Bước 2 (giãn cơ mắt phía trước – sau): động tác này cũng tương tự như động tác giãn cơ mắt sang 2 bên. Tuy nhiên, khi thực hiện, bạn sẽ đặt cả hai tay về phía trước. Tay phải đặt cao hơn tay trái, hoặc ngược lại. Tập trung chú ý nhìn mỗi tay trong khoảng 10 – 15 giây và đổi bên.
Để bài luyện tập có hiệu quả cao, hãy thực hiện khoảng 10 – 12 lần kết hợp hít thở nhẹ nhàng để mắt được thư giãn một cách tối đa.
3.3 Tập chớp mắt
Tác dụng của bài tập chớp mắt là làm tăng phản xạ cho mắt. Đồng thời, bài tập cũng giúp hạn chế tình trạng khô, mỏi và lồi mắt.
Đầu tiên, bạn hãy chọn nơi tập thông thoáng, mát mẻ và ngồi thẳng lưng. Thực hiện chớp mắt khoảng 10 lần rồi nhắm mắt lại và hít thở sâu để thư giãn. Để có được hiệu quả tốt nhất, bạn nên lặp lại thao tác này khoảng 5 – 6 lần cho mỗi lần tập.
3.4 Tập nhìn một điểm
Phương pháp này vừa giúp mắt vận động nhẹ nhàng, vừa giúp mắt được thư giãn.
Cách thực hiện vô cùng đơn giản: bạn chỉ cần ngồi thẳng lưng và nhìn tập trung vào 1 điểm ở đỉnh mũi. Bài tập này lúc đầu có thể sẽ gây một chút mỏi mắt. Tuy nhiên, khi đã luyện tập quen thì đây sẽ là cách hiệu quả để cải thiện tình trạng lồi nhãn cầu đấy!
3.5 Xạ trị
Đây là phương pháp dùng máy tạo chất phóng xạ để chiếu vào vùng hốc mắt bị lồi. Tuy nhiên, phương pháp này tương đối nguy hiểm và thường không có tác dụng trong giai đoạn sẹo đã hình thành ở phía sau hốc mắt. Đồng thời, xạ trị cũng gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Vì vậy, bạn cần tham khảo ý kiến và sự tư vấn của bác sĩ nhãn khoa trước khi quyết định thực hiện.
3.6 Phẫu thuật
Với trường hợp lồi mắt nặng, phẫu thuật là phương pháp hiệu quả nhất để cải thiện. Nếu mắt bạn có biểu hiện lồi tăng nhanh, hoặc xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng thì có thể cân nhắc đến việc phẫu thuật. Ngoài ra, cách điều trị này sẽ được áp dụng thay thế nếu việc điều trị Corticoid và xạ trị thất bại.
4. Phòng tránh lồi mắt khi cận thị
Ngoài các bài tập trên, người bị cận/viễn/loạn thị cũng nên thực hiện các biện pháp sau để tránh tình trạng lồi mắt xảy ra:
– Thường xuyên nhỏ thuốc nhỏ mắt để hạn chế khô mắt.
– Đeo kính đúng cách và chỉ đeo kính đúng độ. Nếu kính bị trễ thì cần chú ý kéo kính lên để mắt không cần phải ngước lên/xuống khi nhìn.
– Đi khám mắt định kỳ để kiểm soát độ cận thị và phát hiện sớm bệnh lý (nếu có).
– Tuyệt đối không làm việc và học tập trong môi trường thiếu ánh sáng.
– Ngoài ra, bạn cũng cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý để bảo vệ đôi mắt. Tránh thức khuya hoặc làm việc liên tục với màn hình điện tử trong thời gian dài vì có thể khiến mắt bị sưng phù.
Như vậy, trên đây là những chia sẻ về tình trạng mắt bị lồi khi cận thị. Thông qua bài viết, chắc hẳn bạn đọc đã có thêm cho mình những kiến thức hữu ích. Để được tư vấn về các bệnh lý ở mắt liên quan, hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay bạn nhé!