90% dân số Việt Nam mắc các bệnh lý răng miệng và phổ biến nhất là sâu răng. người dân mắc bệnh về răng miệng, chủ yếu là sâu răng. Sâu răng từng được xem là một trong ba mối nguy hại đối với sức khỏe con người chỉ sau bệnh tim mạch và ung thư và là nỗi lo bất cứ ai cũng không nên xem thường. Nguyên nhân chính gây bệnh là do sự tấn công của các vi khuẩn sâu răng.
Menu xem nhanh:
1. Cơ chế gây bệnh của vi khuẩn sâu răng
Có nhiều nhà nghiên cứu với quan niệm khác nhau về các loại vi khuẩn gây sâu răng, nhưng tựu chung, tất cả đều đồng ý rằng vi khuẩn là “thủ phạm” gây nên bệnh lý này. Không có vi khuẩn – không xảy ra sâu răng.
Hệ vi sinh vật trong miệng chúng ta luôn tồn tại hàng trăm loại vi khuẩn khác nhau, hầu hết chúng đều vô hại đối với sức khoẻ con người. Tuy nhiên bên cạnh các khuẩn có lợi giúp hỗ trợ cho quá trình tiêu hoá thức ăn hoặc bảo vệ răng và nướu thì cũng có một số vi khuẩn có hại gây nên tình trạng sâu răng. Axit tiết ra từ vi khuẩn có hại chính là nguyên nhân khiến răng bị ăn mòn
Cơ chế gây tổn thương đến răng của vi khuẩn sâu răng bắt nguồn từ quá trình phân giải các mẩu thức ăn chứa nhiều carbohydrate (đường glucose, sucrose, frustose) bằng cách tự nó tiết ra axit. Chính những axit này sẽ làm ăn mòn, tạo nên quá trình hủy khoáng của các lớp cấu trúc răng, từ men răng, ngà răng đến tận tủy răng. Kết quả tạo thành lỗ sâu như chúng ta đã biết.
Chính vì các mẩu thức ăn thừa chứa nhiều đường là môi trường thuận lợi khiến cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển mạnh. Vi khuẩn càng nhiều, lượng axit chúng tiết ra càng lớn và khả năng bị sâu răng càng cao.
2. Các loại vi khuẩn sâu răng thường gặp
Tính đến nay, qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học xác định có 3 loại vi khuẩn chính khiến răng sâu ở con người là: Streptococcus-mutans, Lactobacilli và Actinomyces.
2.1 Vi khuẩn sâu răng Streptococcus-mutans
Cho đến thời điểm hiện tại, Streptococcus-mutans (S.mutans) được xem là loại vi khuẩn chính gây ra sâu răng vì chúng có khả năng tạo glucans ngoại bào từ sucrose.
Vi khuẩn S.mutans có khả năng lên men carbohydrate tạo ra axit, làm độ pH trong khoang miệng giảm xuống < 5. Việc giảm độ pH liên tục này sẽ dẫn đến quá trình khử khoáng trên bề mặt răng, làm ăn mòn các mô cứng của răng và từ đó bệnh lý sâu răng khởi phát.
Vi khuẩn sâu răng S.mutans đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển tình trạng sâu răng:
– Có mối tương quan giữa số lượng vi khuẩn S.mutans tồn tại trong nước bọt và mảng bám với tỉ lệ bệnh toàn bộ và tỉ lệ bệnh mới của sâu răng.
– S.mutans có thể phân lập từ bề mặt răng ngay trước khi sâu răng hình thành.
– Có mối tương quan thuận giữa số lượng vi khuẩn và khả năng răng bị tổn thương.
– S.mutans có khả năng kết dính nhau và bám dính vào mặt răng nhờ cơ chế tạo polysaccharide ngoại bào từ sucrose.
– S.mutans có thể duy trì sự tăng trưởng vi khuẩn và tạo ra axit dù ở môi trường pH thấp.
– Có khả năng chuyển hóa nhanh đường thành axit lactic và các axit hữu cơ khác.
– S.mutans có khả năng tạo pH thấp đến mức gây khử khoáng men răng nhanh hơn so với các vi khuẩn thường gặp khác có trong mảng bám.
-Có khả năng tạo ra polysaccharide nội bào như glucan, có tác dụng như thức ăn dự trữ khi carbohydrate trong thức ăn của chúng ta thấp.
2. 2. Vi khuẩn sâu răng Lactobacilli
Lactobacilli là 1 loại vi khuẩn hoại sinh ở thực vật và các sản phẩm của động vật (vi dụ như sữa). Vì có khả năng dung nạp môi trường axit nên loại vi khuẩn này cũng được cho là có liên quan đến tiến trình hình thành vết sâu.
Lactobacilli luôn tồn tại trong khoang miệng chúng ta nhưng chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ (1/10.000) trong hệ vi sinh tại mảng bám. Tương tự như S.mutans, nó cũng có khả năng lên men carbohydrate tạo thành axit và có thể sống tốt trong môi trường axit.
Có khá nhiều bất đồng trong việc khẳng định vi khuẩn Lactobacilli là nguyên nhân trực tiếp gây nên sâu răng. Theo các nghiên cứu, mức độ mảng bám có tương quan tỉ lệ thuận với sự phát triển của Lactobacilli cũng như lượng axit mà chúng tiết ra do đây là môi trường thuận lợi cho chúng phát triển. Đặc biệt loại vi khuẩn này thường được tìm thấy tại các khu vực sâu răng. Tuy nhiên vì số lượng chiếm tỉ lệ nhỏ nên lượng axit chúng tiết ra đôi khi còn kém hơn so với các loại vi khuẩn tiết axit khác trong khoang miệng nên nó không thể là loại vi khuẩn chính gây sâu răng.
Đây là sự mâu thuẫn chưa thể giải thích rõ ràng, do đó suốt 35 năm qua, Lactobacilli vẫn được chấp nhận là nguyên nhân gây sâu răng dù thứ phát hay nguyên phát.
2.3 Vi khuẩn sâu răng Actinomyces
Loại thứ 3 được xác định là vi khuẩn tấn công răng chính là Actinomyces. Đây là loại vi khuẩn kỵ khí khu trú trong đại tràng, răng và nướu. Actinomyces gây bệnh cho người bằng cách tấn công qua các vết tổn thương tại da hoặc niêm mạc, từ đó xâm nhập vào bên trong cơ thể.
Tại khoang miệng, hầu hết các bệnh do vi khuẩn này gây nên đều qua các con đường như các trường hợp mắc bệnh nha chu, răng vỡ do chấn thương,… lúc này Actinomyces dễ dàng xâm nhập vào các cấu trúc bên trong răng và gây ra bệnh sâu răng. Tuy nhiên hầu như có rất ít trường hợp sâu răng mà Actinomyces là nguyên nhân chính.
3. Những ảnh hưởng vi khuẩn sâu răng mang lại
3.1 Vi khuẩn sâu răng gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng
3.1 Vi khuẩn sâu răng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng
Sự hoành hành của sâu răng sẽ gây nên những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng. Cấu trúc răng bị phá hủy vào mô mềm gây đau nhức, tình trạng càng nghiêm trọng, nguy cơ mất răng càng cao.
Khi sâu răng phát triển tấn công đến tủy răng sẽ gây ra tình trạng viêm tủy. Từ đó các lỗ thông tại chóp răng bị vi khuẩn chèn ép vào các dây thần kinh khiến máu không được cung cấp đều cho răng, gây nên hiện tượng hoại tử tủy, chết tủy. Cuối cùng, vi khuẩn sẽ lây nhiễm tới mô quanh chóp răng gây viêm quanh chóp răng, có thể xuất hiện trình trạng áp xe răng.
Răng sâu gây đau đớn, vỡ mẻ sẽ gây ra những hạn chế nhất định về vấn đề ăn uống, lâu dần còn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của người bệnh.
3.2 Nguy hiểm tính mạng
Khi răng sâu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách, ngày càng nặng dần lên, sẽ đến viêm tủy, rồi hoại tử tủy. Khu vực hoại tử mở rộng dần làm cho vùng hàm mặt cũng bị nhiễm trùng theo. Khi mức độ nhiễm trùng ngày càng tăng, nguy cơ nhiễm trùng máu hoặc vi khuẩn và ổ nhiễm trùng chạy xuống trung thất tăng cao, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Khi thấy có dấu hiệu sâu răng, bệnh nhân cần chủ động đến cơ sở nha khoa hoặc bệnh viện uy tín để thăm khám và điều trị. Lưu ý, tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh khi không có sự chỉ định của bác sĩ, nhằm giảm thiểu rủi ro xảy ra tình trạng đáng tiếc.
3.3 Thiếu thẩm mỹ
Sâu răng ở mức độ nhẹ và giai đoạn đầu sẽ xuất hiện những chấm đen trên bề mặt răng. Ban đầu có thể người bệnh không thấy có vấn đề gì bởi các vết này còn mờ, chưa ảnh hưởng đến ngoại hình. Tuy nhiên đến khi tình trạng nặng hơn thì thay vào đó là những lỗ hổng màu nâu hoặc đen với kích thước, hình dáng khác nhau. Điều này khiến người bệnh mất tự tin và không dám cười tự nhiên, nói chuyện để hở răng, nhất là đối với những răng nằm bên ngoài và dễ nhìn thấy như răng nanh, răng cửa.
Ngoài ra, một hệ quả rất phiền hà mà sâu răng gây ra đó chính là hôi miệng, vấn đề này cũng là nguyên nhân khiến bệnh nhân mất hẳn tự tin trong giao tiếp.
3.4 Ảnh hưởng đến tinh thần
Những cơn đau nhức răng dữ dội kèm theo đau đầu, thái dương sẽ thường xuyên xuất hiện khi bạn bị sâu răng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng ăn uống, giấc ngủ, lâu dài sẽ khiến bạn đuối sức. Những vấn đề này không chỉ gây mệt mỏi về thể chất, tinh thần do đó mà cũng sụt giảm nghiêm trọng.
Không chỉ vậy, sâu răng còn ảnh hưởng trực tiếp đến tâm sinh lý của bệnh nhân. Nhưng cơn đau và sư tư ti sâu răng mang lại khiến người bệnh dễ bị cáu gắt, khó chịu trong các tình huống hàng ngày. Ở trẻ nhỏ, tình trạng này còn ảnh hưởng nghiêm trọng hơn, trẻ thường chán ăn, bỏ bữa, hay quấy khóc, khiến cơ thể trẻ bị suy nhược, kéo theo giảm sức đề kháng do thiếu dinh dưỡng.
Điều mà mọi người đều cần ghi nhớ là vi khuẩn sâu răng chỉ có cơ hội bùng phát mạnh và gây ra quá trình hủy khoáng khi có điều kiện thuận lợi. Chính vì vậy, vệ sinh răng miệng đúng cách, kiểm soát và nắm được bệnh lý nguyên nhân, thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt,… là cách đon giản nhất để phòng ngừa sâu răng và các vấn đề nha khoa khác.