Vacxin MMR II và 4 điều cần biết khi tiêm vacxin cho trẻ

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Nguyễn Minh Vỹ

Bác sĩ tiêm chủng

Vacxin MMR II là một trong những loại vacxin quan trọng được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng của Việt Nam. Đây là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả để bảo vệ sức khỏe cho trẻ em và cộng đồng khỏi các bệnh nguy hiểm như sởi, quai bị và rubella. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về vacxin MMR II, tác dụng của nó trong việc phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm.

1. Vacxin MMR II có thể phòng ngừa những bệnh lý nào?

Vacxin MMR II là loại vacxin sống, có nghĩa là nó chứa các vi-rút sống đã được làm yếu đi. Khi tiêm vào cơ thể, hệ miễn dịch của người sẽ phản ứng với các vi-rút này và sản xuất ra kháng thể để phòng ngừa bệnh.

3 Loại bệnh lý này có độ nguy hiểm và lây lan nhanh chóng. Trẻ em có thể mắc bệnh thông qua tiếp xúc với dịch tiết bắn ra khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc chảy nước mũi. Thường trẻ khi mắc bệnh lý này sẽ hồi phục hoàn toàn sau một thời gian điều trị. Những đối với những trẻ có hệ miễn dịch yếu, bệnh có nguy cơ trở nặng và gây ra nhiều biến chứng.

1.1. Vacxin MMR II  phòng bệnh sởi

Sởi là một bệnh cấp tính rất dễ lây lan do vi-rút sởi gây ra. Bệnh có thể gây tử vong hoặc các biến chứng nặng nề như viêm phổi, viêm não, viêm màng não. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi. Việc tiêm vacxin MMR II sẽ giúp phòng ngừa bệnh sởi và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh nặng.

1.2. Vacxin MMR II phòng quai bị

Quai bị là một bệnh cấp tính do vi-rút quai bị gây ra. Bệnh lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với nước bọt của người bệnh. Quai bị có thể gây sốt, đau đầu, nổi hạch, sưng hàm, đau khớp, viêm màng não. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới và nữ giới. Việc tiêm vacxin MMR II sẽ giúp phòng ngừa bệnh quai bị và giảm thiểu nguy cơ mắc các biến chứng nặng nề.

1.3. Vacxin MMR II phòng rubella

Rubella là một bệnh do vi-rút rubella gây ra. Rubella thường gây ra các triệu chứng nhẹ như sốt, phát ban, đau khớp. Tuy nhiên, nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh rubella, có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho thai nhi như dị tật tim, dị tật thần kinh, dị tật mắt và dị tật tai. Việc tiêm vacxin MMR II sẽ giúp phòng ngừa bệnh rubella và bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

vacxin mmr ii

Vacxin MMR II bao gồm ba loại vi-rút: sởi, quai bị và rubella.

2. Đối tượng nên và không nên tiêm vắc xin MMR II

Đối tượng nên tiêm

– Mọi đối tượng trẻ nhỏ và người lớn nên chủ động thực hiện tiêm phòng vacxin MMR II.

Vắc xin MMR II là dạng vacxin sống được giảm động lực nên không thực hiện tiêm cho phụ nữ mang thai. Nhưng nếu có kế hoạch mang thai nên chủ động tiêm trước khi mang thai ít nhất 3 tháng.

Đối tượng không nên tiêm

– Bị dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần nào có trong vacxin.

– Đã từng xảy ra phản ứng nghiêm trọng ở lần tiêm vắc xin trước (vacxin phòng sởi, quai bị, rubella và thủy đậu).

– Đang sốt hoặc mắc các bệnh lý về đường hô hấp.

– Người mắc ung thư hoặc đang áp dụng các phương pháp điều trị ung thư có thể làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể.

– Người mắc HIV/AIDS hoặc bị rối loạn hệ miễn dịch.

– Người mắc các bệnh lý liên quan tới máy, bạch cầu hoặc u hạch bạch huyết hoặc trong trường hợp có các khối u ác tính ảnh hưởng tới xương và vệ bạch huyết.

tiêm vắc xin phòng sởi quai bị rubella

Vắc xin MMR II có thể tiêm cho tất cả mọi đối tượng tuy nhiên cần thăm khám và tư vấn từ bác sĩ trước khi tiêm

3. Những phản ứng có thể xảy ra sau khi tiêm vacxin

3.1. Phản ứng nhẹ thường gặp

– Cảm giác đau, đỏ nóng rát hoặc đau nhói, sưng cứng ở ngay tại vị trí tiêm. Đây là phản ứng phổ biến sau khi tiêm vacxin và sẽ tự biến mất sau 1 – 2 ngày.

– Sốt từ 38 độ C trở lên, vùng da xung quanh chỗ tiêm hoặc toàn thân xuất hiện ban đỏ nhưng ở mức độ nhẹ. Sốt là phản ứng phụ phổ biến thứ 2 sau khi tiêm loại vacxin này, thường xuất hiện trong 2 – 4 ngày sau tiêm. Tình trạng sốt thường nhẹ và có thể được điều trị bằng thuốc hạ sốt thông thường.

– Nhức đầu và mệt mỏi cũng là phản ứng xảy ra phổ biến sau khi tiêm vacxin, Tình trạng này sẽ xuất hiện từ 1 – 2 ngày sau tiêm và tự khỏi sau vài ngày.

– Đau cơ và khớp thường thoáng qua, không kéo dài và hầu như chỉ xảy ra ở nữ giới trong độ tuổi trưởng thành.

3.2. Phản ứng hiếm gặp

– Chóng mặt, ù tai, thay đổi thị lực hoặc thậm chí là ngất xỉu: Khi gặp tình trạng này nên ngồi hoặc nằm nghỉ từ 10 – 15 phút.

– Phát ban.

– Viêm tuyến mang tai.

– Giảm tiểu cầu.

– Dị ứng hoặc sốc phản vệ.

Trong trường hợp trẻ xảy ra những triệu chứng dưới đây cần cho trẻ tới cơ sở y tế ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời:

– Sốt cao trên 38.5 độ C mà không đáp ứng thuốc hạ sốt.

– Sốt cao kéo dài trên 48 giờ, hạ sốt rồi lại tái sốt.

– Sốt kèm ho, hắt hơi, chảy nước mũi, tiêu chảy và phát ban.

– Trẻ bỏ ăn, thở nhanh, khó thở, tím tái, quấy khóc liên tục, co giật, hôn mê…

4. Một số điều khác cần lưu ý khi tiêm vacxin

Tuy loại vắc xin này có hiệu quả trong việc phòng bệnh và ngăn ngừa lây nhiễm virus nhưng cần theo dõi sức khỏe kỹ lưỡng. Ngoài những phản ứng phụ, cần lưu ý thêm một số vấn đề như:

– Sau tiêm vacxin, cần lưu lại cơ sở tiêm chủng khoảng 30 phút để theo dõi các phản ứng có thể xảy ra, nhằm ngăn chặn và xử lý kịp thời nếu xảy ra sốc phản vệ.

– Khi trở về nhà cần tiếp tục quan sát cơ thể trong vòng 24 – 48 giờ. Cần chú ý tới tâm trạng, nhiệt độ cơ thể, nhịp thở và nhu cầu ăn uống có gặp bất thường không.

– Mặc cho trẻ những trang phục thoáng mát, rộng rãi.

– Không chạm, đè nặng lên vị trí vết tiêm. Không đắp lá thuốc, khăn chườm nóng hoặc lạnh để tránh việc nhiễm trùng vùng tiêm.

– Bổ sung cho trẻ uống thêm nước hoặc điện giải, có thể cho trẻ bú mẹ nhiều hơn.

tiêm phòng vacxin

Phụ huynh cần lưu ý một số điều sau khi tiêm vắc xin để đảm bảo phát huy hết hiệu quả phòng bệnh

Chủ động tiêm vắc xin giúp phòng bệnh hiệu quả, hạn chế lây nhiễm và ảnh hưởng tới sức khỏe, sự phát triển của cơ thể. Nếu còn thắc mắc cần giải đáp thêm, liên hệ ngay tới Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để nhận hỗ trợ sớm!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital