Ung thư gan di căn là bệnh lý nguy hiểm, làm suy giảm nghiêm trọng chức năng gan và tác động gây hại đến các cơ quan khác trong cơ thể.
Menu xem nhanh:
1. Ung thư gan di căn là gì?
Ung thư gan di căn là tình trạng các tế bào ung thư ở gan đã phát triển và lan rộng sang những cơ quan khác của cơ thể. Các tế bào ung thư này di chuyển qua mạch bạch huyết và mạch máu, xâm lấn tới các mô và cơ quan khác, làm hình thành ung thư thứ phát ở não, phổi…
Ung thư gan bước sang giai đoạn di căn khi khối u tấn công các mô xung quanh, cơ quan ở gần gan. Đây là giai đoạn 3C và 4A. Ở giai đoạn 3A, khối u phát triển đến lớp ngoài cùng của gan. Giai đoạn 4A, khối u phát triển lớn hơn, chạm tới mạch máu và một số cơ quan cạnh gan.
Giai đoạn 4B, khối u ác tính đã di căn đến cơ quan khác trong cơ thể như xương, phổi, đại tràng…Ở sang giai đoạn này, bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong việc điều trị và thời gian sống tương đối ngắn.
Khi đó, chức năng gan đã bị phá hủy, điều trị chỉ giúp giảm đau, kéo dài thời gian sống cho người bệnh.
2. Biểu hiện ung thư gan di căn
Ban đầu, người bệnh bị ung thư gan khó phát hiện bệnh do các triệu chứng không rõ ràng. Tuy nhiên, ung thư di căn đến các cơ quan khác sẽ có nhiều biểu hiện phức tạp và dễ nhận biết hơn.
Khi ung thư gan di căn sang các cơ quan khác, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng điển hình liên quan đến cơ quan đó. Trong đó, thường thấy nhất là ung thư gan di căn sang phổi và các tổ chức xương.
2.1. Di căn sang phổi
Phối là cơ quan dễ bị tấn công bởi các tế bào ung thư di căn. Tại phổi có nhiều mạch máu nhỏ. Thông qua tuần hoàn máu hoặc hạch bạch huyết, các tế bào ung thư sẽ dễ dàng di chuyển sang phổi.
Khi xâm nhập vào phổi, rất nhanh các tế bào ung thư sẽ phát triển thành các khối u ác tính làm cho chức năng phổi bị suy giảm nghiêm trọng. Nhiều triệu chứng điển hình khi bệnh vào phổi đó là:
– Ho kéo dài, ho ra máu, có đờm màu hồng.
– Đau thắt ngực
– Khó thở do bị khối u chèn ép
– Mệt mỏi, sốt kéo dài…
Trong khi đó, phổi là cơ quan đóng vai trò sinh tồn quan trọng của cơ thể. Tổn thương phổi khiến sức đề kháng của cơ thể cũng yếu dần đi, hô hấp khó khăn. Khi ung thư di căn vào phổi sẽ hình thành nên các khối u nhỏ trong phổi. Các khối u này nằm rải rác trong phổi, gây khó khăn trong việc điều trị.
Hầu hết những bệnh nhân ung thư gan ở giai đoạn này rất khó điều trị. Khi các tế bào ung thư di căn vào phổi sẽ hình thành nên các khối u nhỏ nằm rải rác. Khi đó, việc cắt bỏ hoàn toàn các khối u bằng phẫu thuật là không khả thi.
2.2. Di căn sang các tổ chức xương
Ung thư gan di căn sang các tổ chức xương thường có tỷ lệ thấp hơn so với di căn sang phổi. Các tổ chức xương có nguy cơ bị tế bào ung thư xâm lấn gồm: Cột sống, xương sọ, xương sườn, xương chậu…
Khi di căn đến đây, các tế bào ung thư hình thành nên các mô mềm làm chia rẽ các tế bào xương. Qua đó tạo nên các cơn đau xương âm ỉ, dẫn đến tình trạng loãng xương, dễ gãy xương.
Ngoài ra, xương bị phân hủy sẽ làm giải phóng canxi vào máu, gây hiện tượng tăng nồng độ canxi trong máu. Quá trình này có thể gây ra bệnh sỏi thận và ảnh hưởng đến khả năng vận hành của tim mạch, não bộ.
Theo đó, hệ lụy của bệnh này là rất lớn. Tỷ lệ bệnh nhân ung thư gan di căn đến xương sống sót trong 5 năm là rất thấp (dưới 1%).
3. Điều trị ung thư gan giai đoạn di căn
Khi ung thư đã di căn, bệnh nhân không thể chữa khỏi dứt điểm mà chỉ điều trị để làm chậm quá trình di căn, giúp người bệnh bớt đau và kéo dài thêm thời gian sống.
Tùy vào thể trạng bệnh nhân và tình trạng di căn của khối u, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Dựa trên số lượng khối u, thể trạng của bệnh nhân, tình trạng tổn thương gan và cơ quan mà khối u di căn sang… bác sĩ sẽ lập kế hoạch điều trị bằng cách ứng dụng một số các phương pháp sau:
– Xạ trị: Đây là phương pháp sử dụng sóng năng lượng cao như: tia X, tia Gamma, các chùm tia điện tử… để tiêu diệt hoặc phá hủy các tế bào ung thư. Xạ trị có thể được tiến hành độc lập hoặc kết hợp với một số phương pháp điều trị khác.
– Hoá trị: Phương pháp hóa trị sử dụng các loại thuốc phá hủy, ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư và hạn chế xâm lấn các cơ quan khác trong cơ thể.
– Sử dụng kết hợp các loại thuốc điều trị giảm đau và các triệu chứng khác.
4. Ung thư gan di căn điều trị sống được bao lâu?
Thời gian sống của các bệnh nhân ung thư gan di căn thường không dài. Theo thống kê, có khoảng 7% người bệnh ung thư gan di căn chẩn đoán và điều trị sớm sống được thêm 5 năm. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân không phát hiện kịp thời hoặc bị ung thư trên nền xơ gan thì tỷ lệ và thời gian sống sẽ giảm đi đáng kể.
5. Phòng bệnh ung thư gan
Để phòng ngừa ung thư gan di căn người bệnh cần áp dụng một số biện pháp:
– Tiêm vắc xin ngừa virus viêm gan B: Tiêm phòng và kiểm tra các bệnh viêm gan sớm giúp ngăn ngừa các bệnh về gan.
– Khám sức khỏe định kỳ: Khám sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất để phát hiện bệnh ung thư kịp thời.
– Ăn uống khoa học và tập thể dục thường xuyên. Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn thường xuyên. Nếu bị xơ gan do rượu, người bệnh cần ngừng sử dụng rượu ngay lập tức.
Nếu phát hiện có dấu hiệu bất thường ở gan, bạn nên chủ động đi khám tại khoa Gan mật để được bác sĩ chẩn đoán và tư vấn điều trị kịp thời nhé.