U nhú lưỡi có nguy hiểm không và những điều cần biết

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Quyết

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Nếu bạn soi gương và giật mình khi thấy lưỡi mình xuất hiện các u nhỏ thì có thể bạn đã bị u nhú lưỡi. Vậy, bạn có thắc mắc bệnh này gì, nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu ngay qua các thông tin trong bài viết sau nhé!

1. U nhú lưỡi là bệnh gì?

1.1. Tìm hiểu vai trò của nhú lưỡi

Trong cấu tạo của lưỡi, nhú lưỡi đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Cụ thể, các nhú lưỡi giúp bạn cảm nhận được các hương vị chua, cay, mặn, ngọt. Bởi lẽ, ở quanh các nhú lưỡi còn có các tổ chức có cấu trúc nhỏ hơn, gọi là chồi vị giác.

Mỗi người có tổng cộng trung bình khoảng 10.000 tổ chức chồi vị giác. Mỗi chồi vị giác chứa từ 10 – 50 tế bào cảm giác, được kết nối với các sợi thần kinh. Nhờ đó mà não bộ sẽ nhận được thông tin rằng chúng ta đang ăn món gì, có mùi vị ra sao.

Nhú lưỡi là các tổ chức nằm trên khắp bề mặt lưỡi, giúp bạn cảm nhận được các hương vị chua, cay, mặn, ngọt.

Nhú lưỡi là các tổ chức nằm trên khắp bề mặt lưỡi, giúp bạn cảm nhận được các hương vị chua, cay, mặn, ngọt.

1.2. Tìm hiểu bệnh u nhú lưỡi

Thông thường, các chồi vị giác và các nhú lưỡi nằm trải dài khắp hai bên lưỡi, có màu hồng nhạt, ít được chú ý. Tuy nhiên, khi các nhú lưỡi hay chồi vị giác sẽ sưng lên, gây khó chịu và đau đớn. Hiện tượng đó được gọi là u nhú lưỡi.

Các u này ban đầu có màu hồng nhạt hoặc trắng, với kích thước nhỏ li ti. Đặc biệt, ở giai đoạn đầu, chúng không gây ra bất cứ cảm giác khó chịu hay đau rát nào.

Sau một thời gian, người bệnh chủ quan không phát hiện và điều trị, các u sẽ phát triển. Chúng không chỉ to dần mà còn có hình dạng như những chiếc đĩa dẹt, xuất hiện dày đặc ở vùng lưỡng và họng. Khi đó, các u hình thành nhiều lớp, đứng chồng lên nhau và rất dễ vỡ, gây đau rát. Khi các u bị vỡ sẽ gây chảy dịch mủ, thi thoảng kèm theo máu và làm loét khoang miệng.

U nhú lưỡi là tình trạng các nhú lưỡi hay chồi vị giác sẽ sưng lên, gây khó chịu và đau đớn.

U nhú lưỡi là tình trạng các nhú lưỡi hay chồi vị giác sẽ sưng lên, gây khó chịu và đau đớn.

2. Các nguyên nhân gây sưng nhú lưỡi?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến nhú lưỡi bị sưng, nổi u, bao gồm các bệnh lý và cả các thói quen xấu.

2.1. Các bệnh lý gây xuất hiện u nhú lưỡi

Trào ngược dạ dày: Axit trong dạ dày bị trào ngược, chảy ngược lên miệng, khiến các nhú lưỡi bị bỏng và sưng tấy;

– Dị ứng thực phẩm: Sưng nhú lưỡi là một phản ứng của lưỡi khi tiếp xúc với những phẩm gây kích ứng;

– Bỏng miệng: Khi ăn hoặc uống các thực phẩm nóng có thể khiến các nhú lưỡi bị bỏng và sưng rộp lên;

– Mắc các bệnh nhiễm trùng: Khi bị một số loại virus hoặc vi khuẩn tấn công, các nhú lưỡi cũng bị tổn thương với biểu hiện là sưng đỏ;

– Ung thư khoang miệng: Tuy là nguyên nhân hiếm gặp nhưng không phải không có nguy cơ. Khi mắc bệnh ung thư, bề mặt lưỡi của người bệnh sẽ xuất hiện các khối u;

– Viêm nhú lưỡi: Đây là tình trạng chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn nhưng lại rất phổ biến. Khi bị viêm, nhú lưỡi của người bệnh sẽ đỏ tấy và sưng phồng lên;

Khi bị một số loại virus hoặc vi khuẩn tấn công, các nhú lưỡi cũng bị tổn thương với biểu hiện là sưng đỏ.

Khi bị một số loại virus hoặc vi khuẩn tấn công, các nhú lưỡi cũng bị tổn thương với biểu hiện là sưng đỏ.

2.2. Các nguyên nhân khác gây xuất hiện u nhú lưỡi

– Nhú lưỡi bị kích thích: Nguyên nhân này thường xảy ra ở những người có răng nhọn hoặc răng giả, gây kích thích nhú lưỡi;

– Hút thuốc lá: Các chất độc hại trong thuốc lá có thể làm các chồi vị giác và nhú lưỡi bị kích thích. Đồng thời, chúng còn làm cho khả năng phân biệt mùi vị của người bệnh bị suy giảm;

– Thường xuyên ăn các món chua cay: Các món quá chua như chanh, cam… hay quá cay như ớt… đều khiến nhú lưỡi dễ bị kích ứng;

– Tình trạng căng thẳng kéo dài: Stress gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, trong đó có hiện tượng u nhú lưỡi;

– Thiếu vitamin: Nếu cơ thể không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, sắt và vitamin B cũng có thể khiến lưỡi bị ảnh hưởng.

– Quan hệ tình dục không an toàn: Những ai quan hệ tình dục không an toàn, đặc biệt là quan hệ bằng miệng, có thể khiến virus HPV lây lan và gây nhiễm trùng lưỡi.

Quan hệ tình dục không an toàn, đặc biệt là quan hệ bằng miệng, có thể khiến virus HPV lây lan và gây nhiễm trùng lưỡi.

Quan hệ tình dục không an toàn, đặc biệt là quan hệ bằng miệng, có thể khiến virus HPV lây lan và gây nhiễm trùng lưỡi.

3. Sưng nhú lưỡi có nguy hiểm không?

Sưng u dưới lưỡi có thể xuất hiện bất ngờ, không có nguyên nhân cụ thể và cũng dễ dàng tự biến mất mà không cần chữa trị. Tuy nhiên, sưng u lưỡi cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư miệng. Nếu thấy bệnh kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm thì người bệnh cần tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được thăm khám.

Một số dấu hiệu khác của ung thư miệng bao gồm:

– Loét miệng, đau miệng;

– Nướu, lưỡi, amidan và niêm mạc miệng xuất hiện nhiều mảng đỏ, trắng;

– Tê lưỡi;

– Má và cổ xuất hiện các khối u;

– Nhai khó, nuốt khó, hàm và lưỡi khó cử động;

– Đau họng và ho không giảm;

– Sốt cao;

– Sụt cân;

Nếu thấy bệnh kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm thì người bệnh cần tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được thăm khám.

Nếu thấy bệnh kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm thì người bệnh cần tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được thăm khám.

4. Điều trị bệnh bằng cách nào?

4.1. Điều trị nội khoa

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp. Do đó, người bệnh không nên chủ quan, cần thăm khám sớm để kịp thời phát hiện và có phương án điều trị hiệu quả.

– Nguyên nhân do virus HPV: Có thể sử dụng liệu pháp áp lạnh (cryotherapy) hoặc tiêm 1 liều thuốc kháng virus để điều trị;

– Nếu là u nang: Có thể loại bỏ các u nang bằng cách chọc dịch (nếu là các nang nhầy hoặc u nang lympho biểu mô); Hoặc sử dụng phương pháp laser, hay áp lạnh đều được;

– Nếu là sỏi tuyến nước bọt: Sỏi tuyến nước bọt có thể được đẩy ra ngoài bằng thuốc kháng viêm hoặc massage tuyến nước bọt. Tuy nhiên, nếu sỏi có kích thước lớn thì bác sĩ buộc phải tiến hành phẫu thuật ngoại khoa;

4.2. Điều trị tại nhà

Như đã chia sẻ, sưng u lưỡi có thể tự biến mất. Do đó, người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp sau để làm dịu cơn đau và giúp vết thương mau lành:

– Giữ vệ sinh khoang miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng đúng cách và dùng nước súc miệng đặc trị;

– Hạn chế ăn các món cay, nóng, giàu axit và đường;

– Sử dụng gel hoặc các dung dịch gây tê để làm dịu cơn đau;

– Tuyệt đối không hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc lá;

– Không tự ý mua thuốc khi chưa có kê đơn của bác sĩ.

Trên đây là những thông tin về hiện tượng u nhú lưỡi. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã hiểu hơn về bệnh và biết cách chăm sóc bản thân để phòng bệnh hiệu quả!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital