Vitamin D3 thường được sử dụng nhằm điều trị hoặc ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin D, đặc biệt là các tình trạng về da hoặc xương. D3 sẽ phát huy tác dụng khi được sử dụng với liều lượng và thời điểm phù hợp. Vì vậy, cách dùng D3 sao cho hiệu quả mà vẫn đảm bảo an toàn cho cơ thể là điều mà nhiều người quan tâm. Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Menu xem nhanh:
1. Vitamin D3 có tác dụng gì?
D3 còn được gọi là cholecalciferol, là một loại vitamin hòa tan trong dầu, được xử lý qua thận và gan. Khi hoạt động ở trong cơ thể, vitamin này sẽ liên kết với một số lượng tế bào đề điều chỉnh canxi và phốt pho từ thức ăn. D3 mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe chúng ta như:
– Giúp tăng cường sự hấp thụ canxi ở ruột non, hỗ trợ tăng mật độ xương và cơ bắp.
– Nhiều nghiên cứu cho biết việc bổ sung đầy đủ vitamin D3 có thể bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính và viêm phổi.
– Những người béo phì và cao huyết áp thường có mức D3 thấp. Do đó, một số kết luận cho rằng, bổ sung đầy đủ D3 có thể giảm huyết áp, làm giảm nguy cơ đột quỵ và đau tim.
– Trong một số nghiên cứu ở phụ nữ sau mãn kinh, người bổ sung đầy đủ lượng D3 cần thiết thường có vòng eo thấp và chỉ số BMI đạt mức cân đối.
2. Hướng dẫn cách bổ sung vitamin D3 cho cơ thể
Nếu cần bổ sung D3 cho cơ thể, bạn có thể sử dụng các viên uống, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc tăng lượng thực phẩm có chứa chất dinh dưỡng này. Cụ thể:
2.1. Sử dụng các thực phẩm chứa vitamin D3
Bổ sung D3 thông qua thực phẩm là một trong biện pháp an toàn và đơn giản. Các loại thực phẩm có chứa nhiều D3 gồm:
– Nguồn từ động vật: Gan bò; Phô mai; Bơ; Ngũ cốc; Dầu gan cá; Lòng đỏ trứng; Cá (cá hồi, cá chim, cá thu, cá mòi, cá ngừ); Sữa…
– Nguồn từ thực vật: Đậu Hà Lan; Hạnh nhân; Sữa đậu nành; Yến mạch…
Mặc dù có nhiều loại thực phẩm chứa vitamin này, tuy nhiên cơ thể thường rất khó để hấp thụ toàn bộ lượng D3 thông qua chế độ ăn uống.
2.2. Bổ sung vitamin D3 bằng cách tiếp xúc ánh nắng mặt trời
Tia cực tím B (còn gọi là UVB) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào các tế bào thụ thể. Lúc này, vitamin D đặc biệt có trong da, sẽ kích hoạt những phản ứng hóa học đặc biệt. Qua đó tạo ra D3. Vì vậy, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ 10 – 15 phút/ngày có thể giúp bạn duy trì lượng được lượng D3 cần thiết.
2.3. Sử dụng các sản phẩm viên uống
Đối tượng là trẻ em, cần lưu ý đến biện pháp bổ sung D3 này. Vitamin D3 đặc biệt ảnh hưởng tới trẻ nhỏ. Thiếu D3 không có các triệu chứng cấp tính cụ thể mà thường trải qua một khoảng thời gian khi dấu hiệu biểu hiện rõ rệt thì chúng ta mới nhận biết được. Do đó, phụ huynh cần có kiến thức về cách bổ sung D3. Đồng thời phải nắm được dấu hiệu bất thường trong sự phát triển của trẻ. Qua đó giúp cho sự tư vấn của bác sĩ chính xác hơn.
Theo khuyến nghị, trẻ cần được bổ sung 400 đơn vị vitamin D/ngày. Tuy nhiên, bữa ăn hằng ngày thường rất khó để cung cấp đủ nhu cầu vitamin D cho trẻ, đặc biệt với những trẻ sinh non, cơ thể bẩm sinh đã không đủ dự trữ vitamin D hoặc những trẻ phát triển nhanh.
Chính vì thế, cha mẹ có thể lựa chọn những loại thực phẩm chức năng có D3 để bổ sung cho bé. Sau sinh khoảng 15 ngày cho tới khi 3 tuổi, trẻ có thể bắt đầu được bổ sung loại vitamin cần thiết này. Phụ huynh hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng phương pháp nào cho trẻ.
Cha mẹ cũng nên lưu ý, trường hợp bé đang sử dụng sữa bột công thức cường hóa vitamin D, phụ huynh nên căn cứ vào lượng canxi đã được định rõ trong thành phần sữa để bổ sung phần còn thiếu, tránh lạm dụng. Bởi điều này sẽ khiến cho cơ thể của trẻ bị ảnh hưởng do thừa vitamin D.
3. Cách dùng vitamin D3 để đạt hiệu quả tốt
Để vitamin này phát huy được hiệu quả, bạn nên sử dụng vitamin đúng liều lượng và thời điểm. Dưới đây là một số lưu ý cho bạn khi muốn bổ sung D3 cho cơ thể:
3.1. Những lưu ý quan trọng
– Trước khi sử dụng, nếu bạn dị ứng với D3, các sản phẩm vitamin D khác hoặc bạn có tiền sử bệnh, nồng độ canxi/vitamin D cao, khó hấp thụ dinh dưỡng từ thực phẩm, bệnh thận, bệnh gan thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
– Nếu bạn sử dụng D3 dạng lỏng, hãy cẩn thận đo liều lượng bằng thiết bị/muỗng đo chuyên dụng. Nếu dùng D3 dạng viên nhai hoặc bánh thuốc, hãy nhai kỹ thuốc trước khi nuốt.
– Nếu dùng D3 dạng hòa tan, hãy lau khô tay trước khi uống. Đặt từng liều trên lưỡi, đợi thuốc tan và sau đó nuốt bằng nước bọt hoặc nước. Bạn không cần phải pha D3 dạng hòa tan với nước.
– Ngoài ra, một số loại thuốc (như cholestyramine/colestipol, orlistat, dầu khoáng) có thể làm giảm sự hấp thu vitamin D3. Nếu bạn có sử dụng các loại thuốc này, hãy uống chúng ít nhất 2 tiếng, trước khi uống D3.
3.2. Một số lưu ý khác cần nắm
– D3 là loại vitamin tan trong chất béo. Điều này nghĩa là nó cần chất béo để cơ thể hấp thụ hoàn toàn. Do đó, bạn có thể dùng vitamin D3 trong bữa ăn có chứa chất béo lành mạnh.
– Thời điểm sử dụng D3 vào ban ngày với bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ. Thông thường, sử dụng vào buổi sáng sẽ thuận tiện và dễ nhớ hơn. Để tránh việc quên uống thuốc, bạn hãy dùng D3 vào cùng một thời điểm trong ngày. Liều dùng là 1 lần/ngày hoặc cùng 1 ngày/tuần với liều 1 lần/tuần.
– Nữ giới trong khi mang thai chỉ nên sử dụng D3 dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
– Đối với bà mẹ đang cho con bú, D3 có đi vào sữa mẹ. Vì thế, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung vitamin này đúng cách, tránh tác dụng phụ.
Trên đây là những thông tin cần biết về vitamin D3 để bạn tham khảo. Hãy cân nhắc lựa chọn cách bổ sung vitamin phù hợp cho mình và đừng quên hỏi ý kiến bác sĩ để biết được chính xác nhất liều lượng mà cơ thể cần mỗi ngày bạn nhé!