Tìm hiểu về triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng, để có cách điều trị sớm, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm được đông đảo bạn đọc quan tâm. Vì vậy, trong khuôn khổ bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về căn bệnh này.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng gì?
Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng xuất hiện những vết viêm và loét ở bề mặt niêm mạc tế bào hoặc có thể là những vết loét sâu xuống lớp cơ dạ dày tá tràng. Đây là bệnh lý đường tiêu hóa rất thường gặp, với tỷ lệ thống kê gần 30% dân số Việt Nam mắc phải.
2. Những triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng điển hình nhất
2.1. Đau bụng âm ỉ – Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng thường gặp
Viêm loét dạ dày tá tràng với những trường hợp mới khởi phát rất khó nhận biết. Thông thường triệu chứng cơ bản và đầu tiên của căn bệnh này là đau bụng âm ỉ. Vị trí đau bụng ở phần ruột non và dạ dày, cơn đau kéo dài nhiều giờ trong nhiều ngày. Khi có dấu hiệu này bạn không được chủ quan, hãy đi khám sớm để được điều trị khỏi hoàn toàn, tránh biến chứng.
2.2. Các triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng dễ nhận biết khác
– Người bệnh luôn cảm thấy đầy hơi, ăn không tiêu và buồn nôn. Khi bị viêm loét, dạ dày tiết ra nhiều acid dẫn đến hiện tượng trào ngược thực quản gây ra cảm giác buồn nôn. Đồng thời, khiến người bệnh khó chịu, đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu, ăn không ngon miệng.
– Người bệnh đau vùng trên rốn (thượng vị). Cơn đau diễn ra âm ỉ, kéo dài, đau nặng hơn khi đói, khi ngồi gập bụng…
– Người bệnh thường xuyên bị ợ hơi, nóng rát. Đây là triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng khá phổ biến, gặp nhiều ở bệnh nhân mới khởi phát bệnh.
– Các rối loạn về tiêu hóa như tiêu chảy và táo bón.
– Do bị đầy bụng, người bệnh có cảm giác ậm ạch, khó để đi vào giấc ngủ cũng như ngủ không sâu giấc, dễ tỉnh dậy lúc nửa đêm.
3. Nguyên nhân người bệnh bị viêm loét dạ dày tá tràng
– Do nhiễm vi khuẩn HP dương tính: Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng. Vi khuẩn HP có tên gọi khoa học là Helicobacter pylori, thường trú ngụ trong đường tiêu hóa của con người. Vi khuẩn HP dễ dàng lây lan từ người sang người do thói quen ăn uống chung bát đũa. Theo thống kê có đến 70% người Việt Nam có vi khuẩn HP trong người, nhưng không phải ai cũng bị HP tấn công. Vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày tá tràng thường ở những người có lối sống và ăn uống không lành mạnh, căng thẳng, hay uống rượu bia và hút thuốc lá, thuốc lào…
– Do chế độ ăn uống không tốt. Viêm loét dạ dày tá tràng thường phát triển ở những người có thói quen ăn nhiều đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào; người nhịn bữa sáng, hay ăn đêm, ăn quá no, ăn vội nhai không kỹ…
– Do sinh hoạt thường ngày thiếu khoa học như thức khuya, ngủ dậy muộn, ngủ không đủ giấc, lười tập thể thao, uống ít nước…
– Do người bệnh quá lạm dụng thuốc giảm đau và kháng sinh khiến niêm mạc dạ dày tá tràng bị tổn thương, bào mòn…
– Ngoài ra, chúng ta thường bị viêm loét dạ dày tá tràng do căng thẳng kéo dài.
4. Những biến chứng viêm loét dạ dày tá tràng cần nắm rõ
Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý nguy hiểm với nhiều biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị sớm.
– Viêm loét dạ dày tá tràng gây chảy máu tại các cơ quan này, triệu chứng này có thể nhẹ hoặc nặng. Trường hợp nhẹ biểu hiện qua việc người bệnh đi ngoài phân đen, phân có lẫn máu. Trường hợp chảy máu nặng người bệnh nôn ra máu kèm đi ngoài ra máu tươi… Đây là biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.
– Biến chứng viêm loét dẫn đến thủng dạ dày tá tràng. Các vết loét có thể ăn sâu vào các lớp cơ tế bào dạ dày tá tràng tạo ra một lỗ thủng xuyên qua thành dạ dày. Thủng dạ dày, tá tràng dẫn đến thức ăn, dịch tiêu hóa tràn vào ổ bụng gây viêm phúc mạc, sốc nhiễm khuẩn toàn thân.
– Ung thư dạ dày là biến chứng rất nguy hiểm của tình trạng viêm loét. Viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn HP dễ biến chứng ung thư gấp nhiều lần các nguyên nhân khác.
5. Các phương pháp điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hiện nay
Nguyên tắc trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng để đạt hiệu quả cao, ngăn ngừa tái phát là người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị bác sĩ đưa ra đồng thời thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt. Cụ thể:
– Uống thuốc và tuân thủ điều trị từ bác sĩ chỉ định
Khi có các dấu hiệu bất thường về đường tiêu hóa, cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và được điều trị kịp thời. Bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân dựa trên kết quả thăm khám, nguyên nhân gây bệnh. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc sử dụng khi không thăm khám. Việc điều trị sai cách có thể dẫn đến vi khuẩn HP khó kiểm soát hơn.
– Tuân thủ chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học lành mạnh là “chìa khóa vàng” giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả và ngăn ngừa viêm loét dạ dày tá tràng quay trở lại.
+ Người bệnh nên ăn đa dạng nhóm chất, tăng cường thực phẩm từ rau xanh, trái cây tươi, nên ăn thịt gia cầm, ngũ cốc nguyên hạt…
+ Người bệnh nên chia làm nhiều bữa nhỏ ăn trong ngày, không ăn quá no, không để bụng đói…
+ Không nên ăn quá nhiều thịt đỏ nguồn gốc động vật, không ăn đồ cay nóng, không nên ăn đồ muối chua, thịt đóng hộp, thịt chế biến sẵn…
+ Thường xuyên vận động, duy trì cân nặng hợp lý, sống vui vẻ thoải mái cũng là cách rất tốt phòng các bệnh lý dạ dày tá tràng.
6. Tổng kết
Như vậy, bài viết trên chúng tôi đã cung cấp khá đầy đủ về triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng cũng như nguyên nhân, cách điều trị căn bệnh này. Khi có nghi ngờ bất thường, bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị nhé!