Trẻ em còi xương nên ăn gì, kiêng gì, cách phòng ngừa bệnh

Tham vấn bác sĩ

Tình trạng trẻ em còi xương hiện nay vẫn khá phổ biến, đặc biệt là ở những nước đang phát triển. Bệnh này gây ra do thiếu Vitanmin D, Canxi và phốt pho, dẫn đến xương trở nên yếu và dễ gãy. Trẻ em bị còi xương thường có triệu chứng như chậm phát triển chiều cao, biến dạng xương và dễ bị gãy xương. Để giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, việc hiểu rõ về chế độ ăn uống và cách phòng ngừa bệnh còi xương là rất quan trọng.

1. Nhận biết trẻ em còi xương qua biểu hiện bên ngoài

Khi trẻ em còi xương, có một số triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài. Bố mẹ nên chú ý đến những đặc điểm sau để phát hiện sớm bệnh còi xương ở trẻ:

Trẻ em còi xương chậm phát triển chiều cao

Trẻ em còi xương chậm phát triển chiều cao

– Da xanh, bủng beo: Hiện tượng này thường xảy ra ở các bé còi xương và suy dinh dưỡng. Nguyên nhân chính khiến da bé xanh xao là do thiếu máu.

– Chân công vẹo: Triệu chứng này xuất hiện ở cả các bé còi xương suy dinh dưỡng và bé còi xương thể bụ. Do cấu trúc xương yếu, trọng lực cơ thể dồn lên chân khiến cẳng chân và đùi hợp thành hình chữ O hoặc X.

– Thóp rộng, chậm liền: Những em bé bình thường sẽ đóng thóp trước 24 tháng. Ở trẻ dưới 2 tuổi, bố mẹ có thể kiểm tra thóp trước (ở ngay phía trên trán). Nếu thóp trẻ rộng vàm chậm liền hơn bình thường, có thể bé bị còi xương.

– Xương dễ gãy: Do cấu trúc xương yếu nên khi bị va chạm, trẻ dễ bị chấn thương trong xương.

– Chậm mọc răng: Thông thường các bé bắt đầu mọc răng sữa từ 6 tháng trở ra. Nếu ngoài 1 tuổi con bạn vẫn chưa nhú chiếc răng sữa đầu tiên, có thể bé đã bị còi xương.

– Chậm biết lẫy, bò, đi: Còi xương cũng liên quan đến khả năng vận động. Do xương bị yếu, trẻ khó lẫy, bò, tập đi.

Ngoài ra, trẻ em còi xương còn có hiện tượng biến dạng xương sọ, lồng ngực bè ra, chiều cao chậm phát triển so với tiêu chuẩn. Ở trẻ còi xương thể bụ bẫm thường dư cân nhưng thấp hơn chiều cao tiêu chuẩn.

2. Trẻ em còi xương nên ăn gì?

Để giúp trẻ em bị còi xương phát triển tốt hơn, cần cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết thông qua chế độ ăn uống hàng ngày.

2.1. Thực phẩm giàu Vitanmin D

Vitanmin D giúp trẻ em còi xương hấp thu Canxi từ thực phẩm, nó có nhiều trong các loại thức ăn như:

– Cá hồi: Cá hồi là một nguồn cung cấp Vitanmin D tuyệt vời. Ngoài ra, nó còn chứa omega-3, tốt cho sự phát triển trí não của trẻ.

– Trứng: Đặc biệt là lòng đỏ trứng, chứa nhiều Vitanmin D và các dưỡng chất khác như protein, chất béo.

– Gan động vật: Gan bò, gà chứa nhiều Vitanmin D, sắt và kẽm, rất tốt cho sự phát triển của trẻ.

Bên cạnh đó, bố mẹ có thể sử dụng thực phẩm bổ sung Vitanmin D hoặc cho trẻ tắm nắng đúng cách để bổ sung dưỡng chất này từ tự nhiên.

2.2. Bổ sung thực phẩm giàu Canxi cho trẻ em còi xương

Trẻ bị còi xương nên ăn gì, chắc chắn thực phẩm nhiều Canxi là một đáp án. Canxi là vi chất chính cấu tạo nên hệ xương của cơ thể. Vi chất Canxi có nhiều trong các loại hạt, rau xanh và sữa:

Các loại thực phẩm giàu Vitamin D

Các loại thực phẩm giàu Vitamin D

– Sữa và các sản phẩm từ sữa: Sữa, phô mai, sữa chua đều là nguồn Canxi dồi dào giúp xương chắc khỏe.

– Rau xanh: Các loại rau xanh như cải bó xôi, cải xoăn chứa nhiều Canxi và Vitanmin K.

– Hạt hạnh nhân, hạt vừng: Hạnh nhân và vừng không chỉ giàu Canxi mà còn chứa nhiều chất béo lành mạnh và protein.

– Các loại cá: Cá hồi, cá trích, tôm và hầu hết các loại hải sản đều chứa hàm lượng Canxi dồi dào. Bên cạnh đó nó cũng bao gồm omega 3 và Vitanmin D tốt cho sự phát triển của trẻ.

– Các loại quả: Sung, dâu tây, cam đều chứa nhiều Canxi. Ngoài ra sung còn rất tốt cho đại tràng, dâu tây và cam chứa nhiều Vitanmin C, tốt cho hệ miễn dịch.

2.3. Thực phẩm giàu phốt pho tốt cho trẻ em còi xương

85% phốt pho trong cơ thể nằm trong cấu trúc xương. Vi chất này kết hợp với Canxi, tạo thành hydroxyapatite cấu tạo nên xương và răng. Đây cũng là chất tham gia vào quá trình khoáng hóa, giúp xương cứng cáp, chắc khỏe, tái tạo mô xương, hỗ trợ hoạt động cho nguyên bào xương.

Bố mẹ bổ sung phốt pho cho bé bằng cách cho trẻ ăn thêm:

– Đậu nành: Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ, sữa đậu nành cung cấp nhiều phốt pho và protein.

– Hạt chia: Ngoài phốt pho, hạt chia còn chứa omega-3 và chất xơ, rất tốt cho hệ tiêu hóa và phát triển toàn diện của trẻ.

– Nấm: Không chỉ chứa hàm lượng protein cực lớn, rất nhiều loại nấm còn giàu phốt pho.

– Ngũ cốc nguyên hạt: Gạo lứt và yến mạch là hai loại hạt điển hình cung cấp phốt pho nhiều nhất.

Ngoài ra, phốt pho còn có nhiều trong các loại sữa, cá, thịt gà, thịt bò và nhiều loại hạt khác.

3. Trẻ em còi xương nên kiêng gì?

Ngoài việc bổ sung các thực phẩm có lợi, việc tránh những thực phẩm có hại cũng rất quan trọng để giúp trẻ em còi xương phát triển tốt.

3.1. Thực phẩm nhiều đường hóa học hoặc chất béo bão hòa

Đường hóa học làm tăng bài tiết Canxi qua nước tiểu, dẫn đến hiện tượng mất Canxi trong xương. Bên cạnh đó nó ức chế khả năng hấp thu Canxi ở ruột và có thể gây viêm, yếu xương. Chất béo bão hòa cũng làm giảm khả năng hấp thu Canxi, đồng thời nó làm tăng viêm, thúc đẩy sự phát triển của mỡ trong tủy xương, làm giảm mật độ xương.

– Đồ ăn nhanh: Hamburger, khoai tây chiên chứa nhiều chất béo bão hòa và đường, không tốt cho sức khỏe xương.

– Nước ngọt có gas: Chứa nhiều đường và các chất phụ gia không có lợi cho sức khỏe của trẻ, đặc biệt là xương.

đường hóa học và chất béo bão hòa có thể làm giảm mật độ xương

đường hóa học và chất béo bão hòa có thể làm giảm mật độ xương

3.2. Thực phẩm chứa nhiều muối

Nhiều trẻ em bị còi xương do hấp thu quá nhiều muối từ thực phẩm. Natri trong muối có thể làm giảm mật độ xương, tăng nguy cơ loãng xương. Trong quá trình tái hấp thu ở thận, vi chất Natri sẽ cạnh tranh với Canxi, thận có xu hướng bài tiết Canxi nhiều hơn. Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng quá trình tạo xương có thể bị ảnh hưởng bởi muối.

Bố mẹ nên hạn chế cho con ăn các thực phẩm nhiều muối, đặc biệt là snack. Khi nấu ăn hàng ngày, cần cân đối hàm lượng muối phù hợp với độ tuổi của trẻ. Tránh nêm nếm quá nhiều muối, không cho trẻ ăn các loại hoa quả dầm muối, dưa muối, cà muối…

Các loại thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, giăm bông cũng chứa nhiều muối. Bố mẹ nên loại khỏi khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ.

3.3. Thực phẩm chứa nhiều acid oxalic và phytate

Theo các nghiên cứu y khoa, Acid oxalic có thể kết hợp với canxi trong thực phẩm tạo thành oxalat canxi không hòa tan. Do đó nó làm giảm khả năng hấp thu canxi từ thức ăn. Nếu hàm lượng chất này trong máu cao, nó gây hình thành sỏi thận. Phytate liên kết với các khoáng chất như canxi, magiê, kẽm, sắt, làm giảm khả năng hấp thu dưỡng chất. Nếu trẻ tiêu thụ quá nhiều chất này sẽ bị giảm mật độ xương, loãng xương kéo dài và chậm tái tạo xương

Nhóm các chất này có nhiều trong rau bina, rau rền, rau muống, ngũ cốc chưa tinh chế… Bố mẹ nên thận trọng khi cho con ăn.

Acid oxalic trong rau bina kết hợp với Canxi tạo thành

Acid oxalic trong rau bina kết hợp với Canxi tạo thành oxalat canxi không hòa tan, cản trở cơ thể hấp thu dưỡng chất

4. Phòng ngừa còi xương cho con

Phòng ngừa bệnh còi xương không chỉ dựa vào chế độ ăn uống mà còn bao gồm nhiều yếu tố khác. Bố mẹ cần chú ý:

– Nên bổ sung vitamin D từ tự nhiên cho trẻ bằng cách để trẻ tắm nắng vào sáng sớm và chiều muộn. Nên tránh khung giờ ánh nắng chứa nhiều tia UV (sau 9 h sáng, trước 5h chiều).

– Khuyến khích trẻ vận động thể chất hàng ngày để tăng cường sức mạnh cho cơ, xương khớp. Nên kết hợp các vận động tinh và vận động thô, vận động thể chất và khám phá thế giới để trẻ phát triển toàn diện.

– Xây dựng chế độ ăn cân bằng, đa dạng, giúp trẻ nhận đủ dưỡng chất thiết yếu, bao gồm cả các dưỡng chất giúp hấp thu canxi và hỗ trợ hình thành xương.

– Cho trẻ đi khám dinh dưỡng định kỳ để theo dõi sự phát triển hệ xương nói riêng, thể chất nói chung.

Tình trạng trẻ em còi xương có thể phòng ngừa và cải thiện được bằng cách điều chỉnh ăn uống, sinh hoạt. Bố mẹ cần chú ý bổ sung vitamin D, Canxi, Phốt pho tự nhiên cho trẻ, đồng thời tránh các nhóm chất làm giảm mật độ xương, đào thải Canxi trong cơ thể.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital