Trẻ em bị hôi miệng là tình trạng phổ biến cảnh báo vấn đề vệ sinh răng miệng ở trẻ. Ngoài ra, đây cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý răng miệng trẻ mắc phải. Cha mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân miệng trẻ bị hôi để có những biện pháp khắc phục kịp thời.
Menu xem nhanh:
1. Những nguyên nhân khiến trẻ em bị hôi miệng
Cha mẹ cần biết chính xác vấn đề răng miệng của trẻ để có thể tìm cách khắc phục hiệu quả. Thông thường, hôi miệng ở trẻ xuất phát từ nguyên nhân vệ sinh và chăm sóc răng cho trẻ sai cách. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác như:
1.1 Trẻ em bị hôi miệng do miệng khô
Khô miệng là một trong những nguyên nhân khá phổ biến khiến trẻ bị hôi miệng, nhất là khi trẻ bị nghẹt mũi hoặc có thói quen thở bằng miệng thường xuyên. Khi trẻ phải hô hấp qua miệng, không khí lưu thông nhiều sẽ dẫn đến tình trạng khô miệng, vi khuẩn phát triển nhanh chóng và gây ra hiện tượng này.
Để phòng ngừa khả năng hôi miệng, cha mẹ hãy tạo thói quen uống đủ nước mỗi ngày cho trẻ để miệng luôn có đủ nước bọt – thành phần quan trọng để làm sạch và ẩm khoang miệng. Ngoài ra, hãy tập cho trẻ thói quen thở hoàn toàn bằng mũi, không mút tay hay ngậm đồ chơi,… để phòng tránh nguy cơ vi khuẩn làm tổ và phát triển trong khoang miệng trẻ.
1.2. Vệ sinh răng miệng sai cách
Việc dạy cho trẻ cách vệ sinh răng miệng đã khó, dạy làm sao để trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách lại càng khó hơn. Tuy nhiên, nếu vệ sinh sai cách như trẻ lười đánh răng hoặc đánh răng không sạch hàng ngày sẽ khiến vi khuẩn có đủ môi trường phù hợp để phát triển và tạo ra mùi hôi khó chịu.
1.3. Các bệnh răng miệng
Đôi khi, những căn bệnh nha khoa ở trẻ cũng khiến cho tình trạng hôi miệng trở nên nghiêm trọng hơn như: áp xe răng, viêm nướu, sâu răng, nhiều mảng bám ở răng,… Những căn bệnh này không chỉ khiến trẻ bị hôi miệng, mất tự tin mà còn có khả năng biến chứng thành các bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
1.4. Mắc dị vật ở mũi
Do trẻ nhỏ thường có thói quen khám phá, tò mò với mọi sự vật xung quanh nên nếu cha mẹ không để ý, trẻ có thể vô tình nhét đồ chơi vào mũi, miệng,… Việc này có thể khiến cho các cơ quan bị tổn thương, viêm nhiễm gây ra mùi hôi miệng ở trẻ.
1.5. Trẻ ăn thức ăn nặng mùi
Đôi khi việc hôi miệng lại xuất phát từ chính thực phẩm trẻ vừa ăn như: tỏi, hành, phô mai,..
1.6. Ngửi phải khói thuốc lá thường xuyên (Hút thuốc lá thụ động)
Cha mẹ hoặc những người xung quanh hút thuốc ở gần trẻ, khiến trẻ vô tình hít phải khói thuốc cũng có khả năng gây ra các bệnh về răng miệng và hô hấp. Những hóa chất trong khói thuốc không những gây mùi khó chịu cho răng miệng cho trẻ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ nếu trẻ tiếp xúc trong thời gian dài.
1.7. Trẻ em bị hôi miệng do mắc các bệnh lý hô hấp khác
Các bệnh lý có liên quan đến đường hô hấp có thể ảnh hưởng đến hơi thở như viêm xoang, trào ngược dạ dày, dị ứng theo mùa, viêm amidan,… Với các bệnh lý này, cha mẹ cần cho con đi khám và điều trị kịp thời mới có thể cải thiện mùi hôi ở miệng cho trẻ.
2. Cải thiện và phòng ngừa tình trạng trẻ em bị hôi miệng
Để cải thiện tình trạng hôi miệng ở trẻ, việc đầu tiên cha mẹ cần quan tâm chính là vấn đề chăm sóc răng miệng của trẻ. Bên cạnh đó, các thói quen xấu như uống ít nước, thở bằng miệng cũng cần được thay đổi sớm để hạn chế tình trạng hôi miệng ở trẻ.
Một số biện pháp giúp cải thiện tình trạng hôi miệng ở trẻ cha mẹ cần biết:
2.1 Biện pháp khắc phục trẻ có thể tự thực hiện:
– Hình thành thói quen đánh răng cho trẻ ít nhất 2 lần/ ngày, cách đánh răng sao cho đúng để đảm bảo vệ sinh răng miệng.
– Tạo thói quen uống nước thường xuyên để tránh tình trạng khô miệng ở trẻ, giúp nước bọt có thể được sản xuất đều đặn, đủ độ ẩm.
– Sử dụng tăm nước hoặc chỉ nha khoa để loại bỏ hết các cặn thức ăn thừa kẹt lại ở các kẽ răng kể cả sau khi vệ sinh răng.
– Hướng dẫn trẻ vệ sinh lưỡi, sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để làm sạch lưỡi đúng cách, tránh gây tổn thương răng miệng ở trẻ.
2.2 Biện pháp cần cha mẹ giúp đỡ:
– Lựa chọn bàn chải đánh răng phù hợp với răng của trẻ, có thể lựa chọn các hình dạng trang trí bàn chải khác nhau để trẻ có niềm thích thú khi vệ sinh răng miệng.
– Thay bàn chải 3 tháng/ lần để đảm bảo vệ sinh và sử dụng các loại kem đánh răng có chứa fluor để răng trẻ chắc khỏe hơn.
– Khử trùng và làm sạch núm vú giả thường xuyên để đảm bảo vệ sinh và an toàn cho trẻ mỗi khi sử dụng.
– Nước súc miệng chỉ là giải pháp vệ sinh tạm thời có thể sử dụng sau mỗi bữa ăn. Vậy nên, cha mẹ nên sử dụng nước súc miệng song song với đánh răng bằng bàn chải để việc vệ sinh đạt hiệu quả tốt nhất.
– Cho trẻ đi khám sức khỏe răng miệng định kỳ 1 năm/ lần hoặc đi khám theo chỉ định của bác sĩ. Đây là phương pháp hữu hiệu để bảo vệ sức khỏe răng miệng của trẻ.
– Nếu trẻ có dấu hiệu bệnh lý về răng miệng hoặc tình trạng hôi miệng không dứt sau khoảng thời gian dài, cha mẹ cần đưa trẻ đến các trung tâm và cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám và xử lý kịp thời.
3. Thu Cúc TCI – Địa điểm khám răng định kỳ uy tín cho trẻ
Hiện nay, Thu Cúc TCI tự hào là một trong những địa chỉ khám nha khoa định kỳ được các bậc phụ huynh tin tưởng lựa chọn bởi những ưu điểm nổi bật dưới đây:
– Đội ngũ bác sĩ Nha khoa hàng đầu, giàu kinh nghiệm trực tiếp thăm khám và điều trị
– Thiết bị phòng nha được nhập khẩu 200% từ nước ngoài, là “trợ thủ” đắc lực cho bác sĩ khi thăm khám và điều trị
– Áp dụng các chính sách BHYT, BHBL theo quy định
Nếu còn thắc mắc cần được giải đáp, hãy liên hệ cho chúng tôi qua tổng đài để được hỗ trợ nhanh chóng!