Bệnh trào ngược dạ dày hiện nay đang rất phổ biến ở Việt Nam. Theo các chuyên gia cho biết, ước tính ở Việt Nam có tới 7 triệu người bị mắc bệnh trào ngược dạ dày. Vậy nguyên nhân từ đâu gây nên căn bệnh này? Các triệu chứng để nhận biết bệnh trào ngược dạ dày là gì? Và trào ngược dạ dày uống thuốc gì để điều trị?
Menu xem nhanh:
1. Trào ngược dạ dày là gì?
Trước khi tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa trị của bệnh trào ngược dạ thì chúng ta phải hiểu được trào ngược dạ dày là gì?
Trào ngược dạ dày hay còn được gọi với cái tên khác là trào ngược axit dạ dày. Đây là tình trạng dịch ở dạ dày trào ngược từng lúc hoặc thường xuyên lên vùng thực quản.
2. Triệu chứng nhận biết bệnh trào ngược dạ dày
2.1. Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng
Khi đói mà bạn bị ợ hơi thường xuyên thì đây là triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày. Còn ợ chua thì lại xảy ra thường xuyên và nhiều nhất vào buổi sáng khi đang vệ sinh răng miệng. Theo nhiều nguồn tin thì ợ chua và ợ nóng cũng hay thường xuyên đi cùng với nhau. Các triệu chứng ợ này sẽ hay xuất hiện khi các bạn ăn no, khi uống nước hoặc có thể là khi bạn bị đầy bụng khó tiêu. Cũng có thể khi bạn nằm nghỉ, ngủ vào ban đêm hoặc cúi gập người về phía trước các bạn cũng sẽ gặp phải trường hợp ợ tương tự như vậy.
2.2. Tiết nước bọt nhiều
Đây là chuyện bình thường của miệng khi gặp acid chua ở dạ dày trào lên khi ợ. Thì tuyến nước bọt sẽ tiết ra nhiều hơn bình thường để trung hòa axit trong miệng.
2.3. Trào ngược dạ dày uống thuốc gì để điều trị tức ngực
Người mắc bệnh trào ngược dạ dày thường có cảm giác bị đè ép, thắt ở ngực, xuyên ra lưng và cánh tay. Triệu chứng tức ngực này rất dễ bị mọi người nhầm lẫn với các bệnh về tim mạch. Cảm giác đau này là sẽ đau từ thực quản rồi chạy qua phần ngực. Axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản kích thích vào đầu các sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản và sau đó gây ra cảm giác đau giống như đau ở ngực.
2.4. Miệng bị đắng
Khi dịch vị từ dạ dày trào ngược lên sẽ kèm theo dịch mật và khiến người bệnh có cảm giác bị đắng miệng.
2.5. Khó nuốt thức ăn
Khi bệnh trào ngược dạ dày trở nặng khiến axit dạ dày tăng lên với tần suất lớn. Điều này sẽ khiến cho niêm mạc thực quản bị sưng tấy và phù nề. Từ đó khiến cho người bệnh có cảm giác vướng gì đó ở cổ và khó nuốt.
2.6. Khan tiếng, ho, đau họng
Người bị mắc trào ngược dạ dày có thể hay bị khàn giọng và ho. Triệu chứng này là do dây thanh quản khi gặp với axit ở dạ dày bị làm cho sưng tấy.
3. Nguyên nhân gây nên bệnh trào ngược dạ dày
Nhiều người không biết nguyên nhân từ đâu mình bị mắc bệnh trào ngược dạ dày. Đây chính là câu trả lời cho chính bạn:
– Do thói quen ăn uống không lành mạnh: Khi phải tiêu thụ một lượng thức ăn lớn, luôn vận động mạnh và đi ngủ luôn sau khi ăn no, ăn những thức ăn dầu mỡ, cay nóng, ăn hoa quả có nhiều axit khi đang đói,… đây là những thói quen xấu dẫn đến trào ngược dạ dày.
– Do cơ thể của bạn bị stress, mệt mỏi: Khi bạn căng thẳng sẽ làm tăng tiết cortisol – một yếu tố làm tăng axit trong dịch vị dạ dày. Stress, căng thẳng sẽ làm rối loạn nhu động thực quản. Khi việc co giãn cơ xảy ra thường xuyên và kéo dài lâu gây nên trào ngược dịch vị lên thực quản.
– Do bệnh lý, những yếu tố bẩm sinh: Một số căn bệnh như viêm loét dạ dày, phù nề, viêm hang vị dạ dày, thoát vị cơ hoành, bị chấn thương tai nạn…
– Do lạm dụng quá nhiều thuốc: Việc mọi người sử dụng thuốc kháng sinh quá nhiều không chỉ làm mòn lớp niêm mạc dạ dày mà còn gây ra tình trạng trào ngược dạ dày.
– Do cơ thể béo phì: Cân nặng của cơ thể có gây áp lực lên dạ dày và cơ thắt thực quản dưới. Vì vậy khiến trương lực bị yếu đi, vì thế dễ cho axit dạ dày và các chất trào ngược lên thực quản hơn.
4. Người bệnh trào ngược dạ dày uống thuốc gì để điều trị?
Câu hỏi “trào ngược dạ dày uống thuốc gì” vẫn làm cho nhiều người hoang mang, không biết nên chọn loại nào cho hợp lý. Hiện nay, trên thị trường xuất hiện rất nhiều các loại thuốc điều trị bệnh trào ngược dạ dày. Và sau đây là một số loại thuốc được đánh giá là hiệu quả cho việc điều trị bệnh. Tuy nhiên những thông tin dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc
4.1. Người bệnh trào ngược dạ dày uống thuốc gì – Thuốc Domperidon
Thuốc này cũng thuộc nhóm thuốc giúp tăng cường chuyển động cơ thắt dạ dày và thực quản. Thuốc Domperidon tác động lên các Dopamin có ở não, để gây kích thích nhu động ruột và tăng khả năng co bóp, và từ đó giúp làm giảm trào ngược dạ dày hiệu quả hơn nhiều.
Cách sử dụng thuốc:
– Sử dụng thuốc Domperidon để trị trào ngược dạ dày, uống 10 – 20mg mỗi ngày.
– Chia lượng thuốc ra làm 3 lần uống một ngày, sử dụng thuốc vào buổi tối trước khi ăn.
Chống chỉ định:
– Không sử dụng thuốc cho những người bị dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
– Những người bệnh mà bị mắc viêm dạ dày, loét niêm mạc, tắc ruột, tiền sử bệnh lý về gan,… thì cũng không được sử dụng thuốc Domperidon
Tác dụng phụ: Khi sử dụng thuốc này thì sẽ bị một số tác dụng phụ như: Khô miệng, đau đầu, nổi mẩn đỏ, bị tiêu chảy, mệt mỏi, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ,…
Giá bán: 35.000 đồng/ hộp 10 vỉ.
4.2. Bệnh nhân trào ngược dạ dày uống thuốc gì – Thuốc Axit Alginic
Thuốc Axit Alginic là loại thuốc cũng được sử dụng khá nhiều trong việc điều trị trào ngược dạ dày. Thuốc Axit Alginic giúp tạo màng ngăn giữa dạ dày và thực quản bằng một lớp gel mỏng. Thuốc giúp trung hòa lượng acid dư thừa ở dạ dày, bảo vệ niêm mạc khỏi sự làm mòn của acid dịch vị.
Cách sử dụng thuốc:
– Sử dụng thuốc từ 1 – 2 viên trong ngày, chia làm 4 lần một ngày.
– Nên uống thuốc Axit Alginic trước các bữa ăn và bổ sung nhiều nước lọc, nước trái cây để giảm tình trạng khô miệng.
Chống chỉ định:
– Thuốc này không dùng được cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
– Người bệnh bị dị ứng hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc Axit Alginic.
– Những bệnh nhân bị mắc tiêu chảy, viêm ruột thừa, Alzheimer, bệnh gan thận,…
Một số tác dụng phụ của thuốc có thể gồm: Đau đầu, ho, khó thở, buồn nôn, nổi mề đay, rối loạn tiêu hóa, mất kinh nguyệt,…
4.3. Thuốc ức chế bơm proton Omeprazol
Thuốc này là loại thuốc thuộc nhóm ức chế proton. Thuốc được dùng khá phổ biến trong điều trị bệnh dạ dày, trong đó đặc biệt là bệnh trào ngược dạ dày. Thuốc có tác dụng làm giảm acid ở dạ dày, từ đó làm giảm các tình trạng ợ nóng, ợ chua, khó nuốt và làm thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn nhanh hơn.
Cách sử dụng thuốc:
– Lúc mới sử dụng thì uống khoảng 20mg thuốc/ lần và uống 1 lần trong ngày.
– Người bệnh nên uống thuốc Omeprazol trước bữa ăn.
– Nếu bệnh nặng hơn, có thể tăng lên uống 40mg/ ngày hoặc dùng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Một số tác dụng phụ hay gặp khi sử dụng thuốc Omeprazol như: Buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, tiêu chảy, nổi mề đay mẩn đỏ, hạ magie trong máu, sốt cao, nghẹt mũi, đau họng.
Giá bán: từ 10.000 đến 15.000 đồng.
4.4. Bệnh lý trào ngược dạ dày uống thuốc gì – Thuốc Metoclopramide
Metoclopramide là loại thuốc được chuyên điều trị các bệnh lý về dạ dày trong đó bao gồm bệnh trào ngược dạ dày. Thuốc Metoclopramide được sử dụng trong điều trị bệnh ngắn hạn để cải thiện tốt các triệu chứng ợ nóng, ợ chua, khó tiêu. Thuốc Metoclopramide giúp tăng nhu động ruột, giảm độ giãn ở phần trên của dạ dày. Điều này giúp cho dạ dày tiêu hóa được thức ăn một cách nhanh chóng, cải thiện trào ngược acid trong dạ dày lên thực quản.
Cách sử dụng thuốc
- Dùng thuốc khoảng 10 – 15mg/ lần, 4 lần uống trong một ngày.
- Sử dụng thuốc trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ khoảng 30 phút.
- Không nên sử dụng thuốc quá 12 tuần vì có thể gây tác dụng phụ.
Chống chỉ định
- Bệnh nhân có tiền sử bị động kinh, thủng dạ dày hoặc xuất huyết dạ dày.
- Không nên sử dụng cho người bị mẫn cảm và dị ứng với thành phần của thuốc.
Khi sử dụng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Gây ảo giác, buồn nôn, khó chịu, bồn chồn, tim đập nhanh, khó thở, sưng phù đường thở.
Qua bài viết trên chắc hẳn các bạn đã nắm được những nguyên nhân gây ra bệnh để tránh mắc phải. Đồng thời bài viết cũng giải đáp thắc mắc rằng trào ngược dạ dày uống thuốc gì? Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ chỉ định và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc, tự ý sử dụng thuốc tránh những hậu quả nghiêm trọng.