Trào ngược chữa mãi không khỏi: Đã chữa đúng nguyên nhân?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Phạm Thái Sơn

Trưởng khoa Thăm dò chức năng - Nội soi tiêu hóa

Nhiều bệnh nhân điều trị trào ngược dạ dày thực quản (GERD) hàng năm trời không khỏi mà không rõ lý do tại sao. Vậy lý do gì dẫn đến tình trạng này, có thể khắc phục bằng cách nào? Khám phá trong bài viết dưới đây cùng Thu Cúc TCI bạn nhé.

Menu xem nhanh:

1. Nỗi khổ tâm “trào ngược dạ dày – thực quản”

Trào ngược dạ dày – thực quản (Gastroesophageal reflux disease – viết tắt là GERD) là một bệnh lý tiêu hóa phổ biến, gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Biểu hiện phiền toái gây ra nhiều nỗi khổ tâm của người mắc:

– Tình trạng ợ nóng, ợ chua, ợ nóng, cảm giác đắng miệng do axit dạ dày trào lên thực quả. Dịch này đôi khi kèm theo cả dịch mật nên tạo cảm giác đắng khó chịu.

– Những vấn đề về nuốt rất khó chịu. Người bệnh bị khó nuốt, nghẹn, vướng nghẹn do thức ăn. Đôi khi là cảm giác dịch vị dạ dày ứ đọng ở thực quản.

– Nhiều bệnh nhân luôn cảm thấy buồn nôn, nôn, đặc biệt sau bữa ăn.

– Đau tức ngực, khó thở do trào axit kích thích cơ quan hô hấp.

– Ho khan, khàn giọng do axit dạ dày kích thích cổ họng kèm đau rát cổ họng, chảy nước dãi tăng tiết.

Trào ngược dạ dày - thực quản (Gastroesophageal reflux disease - viết tắt là GERD) là một bệnh lý tiêu hóa phổ biến, gây ra nhiều phiền toái

Trào ngược dạ dày – thực quản là một bệnh lý tiêu hóa phổ biến, gây ra nhiều phiền toái

2. Những ai dễ mắc trào ngược dạ dày – thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản nhiều khi nguyên nhân không phải lúc nào cũng được xác định một cách chính xác. Tuy vậy, có những nhóm người có nguy cơ cao hơn bị mắc bệnh này, gồm:

– Người bị thừa cân hoặc béo phì, do sức ép lên vùng bụng

– Phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong những tháng cuối thai kỳ khi tử cung mở rộng gây áp lực lên các cơ quan tiêu hóa, dẫn đến trào ngược

– Người dùng một số loại thuốc như thuốc trị hen suyễn, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc kháng histamin, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm và thuốc giảm đau nhóm NSAIDs

– Người hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc, gây kích ứng niêm mạc dạ dày qua đường thực quản

– Người mắc các bệnh như thoát vị hoành, liệt dạ dày, hoặc bệnh mô liên kết như xơ cứng bì

– Người có thói quen sống và ăn uống không lành mạnh như uống rượu bia, ăn nhiều thức ăn chua, dầu mỡ, lười vận động và nằm ngay sau khi ăn

Ngoài ra, căng thẳng và stress từ công việc và cuộc sống cũng là yếu tố phổ biến gây trào ngược dạ dày thực quản, đặc biệt ở người trẻ. Stress làm tăng tiết cortisol, làm tăng axit dạ dày và tăng trương lực co bóp của dạ dày, đẩy dịch dạ dày lên thực quản. Stress cũng làm rối loạn nhu động thực quản, khiến cơ thắt thực quản trở nên nhạy cảm và giãn mở thường xuyên, làm dịch vị trào lên thực quản.

3. Tại sao nhiều người chữa mãi không khỏi?

Có nhiều lý do khiến cho việc điều trị các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản (GERD) không hiệu quả, bao gồm:

3.1. Chẩn đoán trào ngược chưa chính xác

– Có thực sự bị trào ngược hay không: Người bệnh thường cho rằng bị trào ngược dạ dày ngay khi thấy các triệu chứng như ợ nóng, ợ hơi, nuốt nghẹn,.. Tuy nhiên điều này là lý do dẫn đến điều trị không khỏi. Trên thực tế, các biểu hiện này còn do nhiều nguyên nhân khác như rối loạn vận động thực quản, rối loạn chức năng thực quản,.. Điều này dẫn đến điều trị tưởng chừng như đúng mà lại sai bệnh.

– Nguyên nhân chính xác gây bệnh là là gì: thoát vị hiatal, yếu cơ thắt thực quản dưới, do thuốc, do thói quen sinh hoạt,… ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

– Tính chất, tần suất của cơn trào ngược ra sao: Trào ngược ban ngày hay ban đêm, số cơn trào ngược như thế nào, tính chất trào ngược là axit hay không,.. Điều này dẫn đến điều trị không có hiệu quả.

Chẩn đoán chưa chính xác có thể là nguyên nhân dẫn đến chữa mãi không khỏi

Chẩn đoán chưa chính xác có thể là nguyên nhân dẫn đến chữa mãi không khỏi

3.2. Bệnh nhân không tuân thủ điều trị

– Kể cả khi chẩn đoán đúng, bệnh nhân còn điều trị không hiệu quả do bỏ thuốc, uống thuốc không đúng liều lượng, thời gian do chủ quan, lơ là hoặc do tác dụng phụ của thuốc.

– Chỉ điều trị triệu chứng, không điều trị nguyên nhân dẫn đến tái phát.

3.3. Chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý

– Ăn uống thất thường, ăn nhiều đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, sử dụng chất kích thích như bia rượu, cà phê, thuốc lá…

– Thói quen sinh hoạt không khoa học: ngủ muộn, thức khuya, stress, ít vận động…

– Một số bệnh lý như béo phì, tiểu đường, loét dạ dày, táo bón… có thể làm tăng nguy cơ trào ngược và khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn.

3.5. Tác dụng phụ của thuốc

– Một số loại thuốc như thuốc giảm đau NSAIDs, thuốc an thần, thuốc hạ huyết áp… có thể gây kích ứng dạ dày, làm nặng thêm tình trạng trào ngược.

4. Giải pháp chẩn đoán trào ngược hiệu quả tại Thu Cúc TCI

4.1. Đo HRM chẩn đoán bệnh lý cùng biểu hiện với trào ngược

GERD thường gây ra các biểu hiện như nóng rát thượng vị, trào ngược axit, đau ngực và khó khăn khi nuốt. Tuy nhiên, những dấu hiệu này cũng có thể gặp ở nhiều bệnh lý khác như chứng co thắt thực quản dưới (achalasia), co thắt thực quản, và các vấn đề thần kinh liên quan đến thực quản,.. Vì vậy, việc xác định nguyên nhân chính xác của các triệu chứng này, liệu có phải do GERD hay các bệnh lý khác, là rất quan trọng để áp dụng biện pháp điều trị đúng đắn.

Đo áp lực nhu động thực quản (HRM) là một kỹ thuật chẩn đoán tiên tiến giúp đánh giá chi tiết chức năng thực quản, từ đó hỗ trợ chẩn đoán và loại trừ các bệnh lý có cùng biểu hiện với trào ngược dạ dày thực quản (GERD) một cách chính xác.

4.2. Đo pH thực quản 24h chẩn đoán chính xác GERD

Đo pH thực quản 24 giờ là phương pháp chẩn đoán tiên tiến giúp đánh giá mức độ trào ngược axit từ dạ dày lên thực quản trong suốt 24 giờ. Phương pháp này được áp dụng tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc với quy trình bài bản và đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, giúp mang lại kết quả chính xác và hỗ trợ điều trị hiệu quả cho bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản (GERD).

Bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch mũi và cổ họng, sau đó luồn một ống thông mềm, nhỏ có gắn cảm biến pH qua mũi, xuống họng và vào thực quản. Sau khi hoàn tất việc luồn ống thông, có thể sinh hoạt bình thường trong suốt 24 giờ tiếp theo. Bệnh nhân cần ghi chép lại thời gian ăn uống, sử dụng thuốc, ngủ nghỉ và các hoạt động khác để bác sĩ có thể đánh giá chính xác tình trạng của bạn.

Sau 24 giờ, tháo ống thông và dữ liệu thu thập được từ cảm biến pH sẽ được bác sĩ tải xuống và phân tích. Bác sĩ sẽ đánh giá tính chất, mức độ trào ngược axit và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho bạn. Kỹ thuật được coi là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán GERD.

Đo pH thực quản 24h tại TCI

Đo pH thực quản 24h tại TCI

Trên đây là những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về trào ngược dạ dày thực quản, lý do tại sao điều trị không khỏi. Ngoài ra, TCI gửi đến bạn thông tin về hai kỹ thuật hiện đại giúp chẩn đoán bệnh trào ngược chính, từ đó điều trị hiệu quả hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital