Tràn dịch khớp gối có chữa được không?

Tràn dịch khớp gối có chữa được không là mối quan tâm hàng đầu của người bệnh. Bởi vì tình trạng này không chỉ gây khó khăn trong việc đi lại mà về lâu dài có thể dẫn tới biến chứng giảm chức năng vận động khớp, nếu bị nhiễm khuẩn có thể gây phá hủy khớp, ảnh hưởng nghiêm trọng tới toàn thân người bệnh.

Tràn dịch khớp gối có chữa được không là mối quan tâm hàng đầu của người bệnh.

Tràn dịch khớp gối có chữa được không là mối quan tâm hàng đầu của người bệnh.

Tràn dịch khớp gối là tình trạng lượng dịch trong khớp gối tăng lên nhiều, có thể phát hiện dễ dàng trên lâm sàng. Với câu hỏi “tràn dịch khớp gối có chữa được không”, theo các bác sĩ, căn bệnh này có thể chữa nếu xác định được chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này để điều trị triệt để. Bên cạnh đó cần có các biện pháp chăm sóc hợp lý để cải thiện triệu chứng và tránh làm nặng thêm tình trạng bệnh.
Do đó khi nghi ngờ bị bệnh, tốt nhất nên tới bệnh viện để được kiểm tra xác định nguyên nhân, từ đó có kế hoạch điều trị hiệu quả.

1. Nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối

Tràn dịch khớp gối có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như chấn thương, bệnh lý hoặc nhiễm khuẩn.
– Chấn thương: một số tình trạng chấn thương như gãy xương, rách sụn chêm khớp gối, đứt dây chằng các khớp gối, tổn thương sụn khớp… có thể gây đau và gây tràn dịch khớp gối.

Chấn thương như gãy xương, đứt dây chằng các khớp gối... có thể là nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối

Chấn thương như gãy xương, đứt dây chằng các khớp gối… có thể là nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối.

– Các bệnh lý có thể dẫn đến tràn dịch khớp gối thường gặp là:
+Thoái hóa khớp
+ Viêm khớp dạng thấp,
+ Nhiễm trùng khớp
+ Bệnh gút
+ Bệnh giả gút
+ Viêm bao hoạt dịch khớp
+ Các dạng nang bao hoạt dịch khớp do nhiều nguyên nhân như: viêm màng hoạt dịch khớp gối mạn tính hay sau chấn thương.
+ Bệnh lý gây rối loạn đông máu
+ Khối u

2. Điều trị và chăm sóc cho người bệnh tràn dịch khớp gối

Người bị tràn dịch khớp gối có thể được điều trị bằng các loại thuốc như thuốc giảm đau, kháng sinh, thuốc kháng viêm corticosteroid. Nếu dịch khớp quá nhiều, tình trạng bệnh nặng, cần chọc dịch khớp kết hợp điều trị tiêm corticoid. Nội soi khớp giúp xác định nguyên nhân gây bệnh kết hợp với sửa chữa các thương tổn sụn, dây chằng hay tổn thương thoái hóa khớp. Trong trường hợp tổn thương thoái hóa gối nặng, người bệnh có thể sẽ phải phẫu thuật thay khớp gối.
Trong quá trình điều trị, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, hạn chế đi lại. Có thể chườm đá và kê cao chân giúp cho việc tuần hoàn tốt hơn, tránh được tình trạng phù nề.

Trong quá trình điều trị, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, hạn chế đi lại.

Trong quá trình điều trị, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, hạn chế đi lại.

Tràn dịch khớp gối thường là kết quả của chấn thương hoặc bệnh lý mạn tính. Để  duy trì sức khỏe tổng thể và ngăn ngừa các tổn thương, chúng ta nên:
– Luyện tập khối cơ đùi vì cơ đùi khỏe là yếu tố quan trọng hỗ trợ cho vận động khớp gối, nếu cơ đùi yếu thì khớp gối nhanh mỏi và dễ bị chấn thương.
– Lựa chọn các hình thức luyện tập thể dục, thể thao không gây áp lực liên tục lên khớp đầu gối, chẳng hạn như bơi lội.
– Duy trì cân nặng cơ thể ở mức hợp lý bởi vì trọng lượng cơ thể quá lớn sẽ dồn xuống khớp gối, gây quá tải khớp gối, gây vi chấn thương cho các thành phần của khớp gối.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital