Viêm nấm âm đạo là căn bệnh không còn quá xa lạ với chị em phụ nữ. Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng tới các hoạt động thường ngày, tới sức khỏe chung của chị em mà còn có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Vậy mức độ ảnh hưởng của bệnh ra sao? Liệu có nghiêm trọng không?
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu kỹ hơn về viêm nấm âm đạo
Tình trạng viêm nhiễm nấm âm đạo xảy ra khi tế bào nấm men phát triển quá đà, dẫn đến những tổn thương tại âm đạo, âm hộ, vùng kín. Thực tế, ngay từ đầu, môi trường âm đạo đã tồn tại một lượng tế bào nấm nhất định, chiếm khoảng 35% số lượng vi sinh vật tồn tại trong đó. Tuy nhiên, với mức độ này, tế bào nấm, hay còn gọi là nấm Candida không gây ảnh hưởng quá nhiều tới bộ phận sinh dục của chị em.
Dưới một số tác động từ yếu tố khách quan hoặc chủ quan, tế bào nấm có cơ hội tăng sinh, phát triển nhiều hơn mức ổn định. Từ đây, hệ vi sinh vật trong âm đạo cũng bị ảnh hưởng. pH âm đạo thay đổi, dẫn đến dịch tiết, axit trong âm đạo cũng thay đổi. Những thay đổi này khiến cho niêm mạc âm đạo bị tổn thương. Dần dần, những tổn thương này trở thành viêm và khiến cho sức khỏe sinh dục của chị em gặp nhiều vấn đề.
2. Những triệu chứng nhận biết viêm nấm âm đạo. Tình trạng viêm nặng, triệu chứng diễn biến ra sao?
2.1. Một số triệu chứng có thể cho biết bạn đang bị viêm nấm âm đạo
Nhiễm nấm âm đao, triệu chứng điển hình nhất là ngứa ngáy và sưng tấy vùng kín. Lâu dần, các triệu chứng có thể diễn biến nghiêm trọng hơn, cũng xuất hiện nhiều triệu chứng hơn.
– Âm hộ, vùng kín ngứa và tấy đỏ, đặc biệt tình trạng ngứa ngày càng rõ hơn.
– Cảm giác đau rát, buốt nhói tại vùng kín rõ ràng hơn khi đi tiểu tiện.
– Cảm giác buốt nhói có thể xuất hiện khi quan hệ tình dục.
– Dịch âm đạo có màu trắng, có mùi và đặc dính. Dịch ra nhiều.
2.2. Tình trạng viêm nấm nặng, triệu chứng diễn biến ra sao?
Tình trạng viêm nấm nặng, các triệu chứng sẽ diễn biến nghiêm trọng hơn, khiến cho chị em cảm thấy vô cùng khổ sở:
– Cảm giác đau buốt tại vùng kín có thể diễn ra liên tục và khiến chị em khó chịu suốt cả ngày.
– Âm đạo có thể ngứa dữ dội dẫn đến chảy máu, loét và tổn thương nặng hơn.
– Dịch tiết ra nhiều hơn, thậm chí có thể cần sử dụng tới băng vệ sinh.
Những triệu chứng này nếu liên tục tiếp diễn có thể khiến viêm nấm tái phát nhiều lần và trở thành bệnh mãn tính.
3. Tình trạng viêm nấm tái phát nhiều lần có thường xảy ra không?
Viêm nấm thường dễ tái phát do tính chất của tế bào nấm có khả năng tăng nhanh về số lượng. Tế bào nấm có sức sống mãnh liệt. Vậy nên, nếu không xác định rõ nguyên nhân và hướng điều trị phù hợp với nguyên nhân đó, viêm nấm hoàn toàn có thể tái đi tái lại nhiều lần và ngày càng khó kiểm soát hơn.
Viêm nấm âm đạo tái phát nhiều lần có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, bao gồm:
– Sử dụng kháng sinh hoặc thuốc trị tiểu đường trong thời gian dài.
– Sử dụng các sản phẩm vệ sinh có hóa chất gây kích ứng cho âm đạo.
– Hệ miễn dịch yếu.
– Sử dụng đồ lót, quần áo chật và ẩm ướt.
– Quan hệ tình dục để lây nhiễm nấm do không sử dụng bao cao su.
– Không tiến hành điều trị nấm dứt điểm trên các đối tượng có phát sinh quan hệ.
Để giảm nguy cơ tái phát, chị em có thể áp dụng các biện pháp sau:
– Sử dụng sản phẩm vệ sinh phù hợp, không có hóa chất gây kích ứng cho âm đạo.
– Thay quần áo thường xuyên, tránh sử dụng quần áo chật và ẩm ướt.
– Tăng cường hệ miễn dịch bằng cách ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và tập thể dục thường xuyên.
– Giảm stress và áp lực trong cuộc sống bằng cách thực hiện các hoạt động giải trí, yoga,…
– Nếu bạn đang sử dụng kháng sinh hoặc thuốc trị tiểu đường, hãy thảo luận với bác sĩ về cách giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc.
4. Làm thế nào để điều trị, xử lý hiệu quả viêm nấm âm đạo?
Để điều trị viêm âm đạo, viêm phụ khoa do nấm, chị em cần nắm rõ nguyên nhân bệnh cũng như mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Bên cạnh đó, việc thực hiện điều trị theo tư vấn, chỉ định của bác sĩ cũng sẽ hỗ trợ tốt hơn cho chị em, tránh bệnh tái phát.
– Những trường hợp viêm nhẹ, viêm không gây tổn thương quá nhiều hoặc tái viêm không thường xuyên, bác sĩ có thể chỉ định chị em điều trị với thuốc kháng nấm, thuốc kháng sinh dạng mỡ bôi hoặc thuốc đặt (thành phần chính gồm miconazole hoặc clotrimazole).
Những loại thuốc này có hiệu quả khi điều trị liên tục trong 7 ngày. Trường hợp phức tạp hơn, nấm tái phát nhiều hơn, thuốc uống đơn liều với thành phần fluconazole kháng nấm có thể được bổ sung vào quá trình điều trị để tăng cường hiệu quả khắc phục triệu chứng. Nếu bạn có thai, thuốc dạng kem và dạng đặt sẽ được ưu tiên sử dụng, nhưng tránh điều trị với fluconazole đường uống.
Trong trường hợp bệnh tái phát nhiều lần, bạn cần tiến hành tái khám và thực hiện điều trị theo đúng chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể tiến hành điều trị như sau:
– Điều trị nhiều ngày: Những trường hợp này sẽ được sử dụng thuốc chống nấm liên tục hàng ngày trong suốt 2 tuần. Thời gian điều trị có thể kéo dài hoặc kết thúc sớm dựa trên những dấu hiệu, triệu chứng của người bệnh.
– Thuốc đa liều: Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thêm hai hoặc ba liều thuốc uống chống nấm để nâng cao khả năng kháng nấm của cơ thể. Tuy nhiên, chỉ định này không dành cho phụ nữ có thai.
– Liệu pháp Azole: Đây là dạng thuốc viên nang được đưa vào âm đạo để loại bỏ sự tăng sinh của nấm.
Bên cạnh việc điều trị, bạn có thể thực hiện các bước sau để chăm sóc khi bị viêm nấm âm đạo:
– Vệ sinh vùng kín với nước ấm và các loại dung dịch vệ sinh tính chất dịu nhẹ.
– Không sử dụng các sản phẩm tẩy rửa có hương liệu hoặc chứa cồn.
– Thay quần lót thường xuyên, tránh sử dụng quần lót bằng chất liệu tổng hợp.
– Tránh sử dụng nước nóng để ngâm vùng kín hoặc dùng bồn tắm trong thời gian này.
Nếu triệu chứng không giảm sau một thời gian hoặc tái phát quá nhiều, bạn nên đến bác sĩ để được khám và điều trị phù hợp. Viêm nấm ban đầu có thể không ảnh hưởng quá nhiều tới đời sống. Tuy nhiên, nếu để bệnh kéo dài, các bệnh lý nghiêm trọng hơn có thể xuất hiện, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và đặc biệt là khả năng sinh sản.