Tình trạng chậm mọc răng ở trẻ và cách khắc phục

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Bác sĩ Răng Hàm Mặt

Tình trạng chậm mọc răng ở trẻ là nỗi lo chung của nhiều bậc phụ huynh. Vấn đề này bắt nguồn từ nhiều những nguyên nhân khác nhau. Và tùy theo nguyên nhân, mỗi trường hợp sẽ có cách khắc phục, điều trị phù hợp riêng. 

1. Tổng quan về quá trình mọc răng ở trẻ nhỏ

Thông thường, những chiếc răng đầu tiên của trẻ sẽ nhú lên từ khoảng những tháng thứ 6. Về cơ bản, hàm răng sẽ được mọc đủ khi trẻ từ 2 tuổi đến 2 tuổi rưỡi. Tuy nhiên, trên thực tế không phải bất kì đứa trẻ nào cũng có lịch trình mọc răng như vậy. Có những trường hợp trẻ bắt đầu mọc răng từ rất sớm. Thế nhưng không ngoại trừ có những bé tới hơn 1 tuổi vẫn chứa có chút dấu hiệu nào của mọc răng.

Mỗi đứa trẻ sẽ có tiến trình mọc răng khác nhau. Điều này tùy thuộc vào nhiều yếu tố như bẩm sinh, thể trạng, dinh dưỡng, … Số răng mà trẻ mọc thông thường sẽ bằng số tháng tuổi và trừ đi 4. Trước tiên, trẻ sẽ bắt đầu mọc răng cửa hàm dưới, hàm trên. Tiếp đến là răng cối sữa, răng nanh, … Khi chiếc răng cối sữa thứ hai mọc lên cũng là lúc hàm răng của trẻ đã mọc đủ. Cụ thể, vào khoảng 3 tuổi, bé sẽ có 10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới. Nếu đến khoảng 13 tháng tuổi, bé vẫn chưa bắt đầu mọc bất kì cái răng nào, điều này chứng tỏ bé đã bị chậm mọc răng.

2. Mọc răng chậm có phải vấn đề nguy hiểm?

2.1 Tình trạng chậm mọc răng và gì?

Tình trạng chậm mọc răng

Ngoài 12 tháng tuổi, trẻ vẫn chưa bắt đầu mọc răng sữa thì đó chính là vấn đề chậm mọc răng

Chậm mọc răng là hiện tượng trẻ chậm mọc răng sữa. Cụ thể, nếu ngoài 12 tháng tuổi, trẻ vẫn chưa bắt đầu mọc răng sữa thì đó chính là vấn đề chậm mọc răng.

Có những trường hợp trẻ chậm mọc răng nhưng cơ thể vẫn phát triển bình thường. Vậy thì chứng tỏ vấn đề này nằm ở yếu tố sinh lý của trẻ.

Trong trường hợp trẻ chậm mọc răng kèm theo những biểu hiện như còi cọc, chậm phát triển chiều cao, cân nặng, khó ngủ, … Vậy thì khả năng cao trẻ bị chậm mọc răng là cho chế độ ăn uống chưa hợp lý. Cơ thể trẻ chưa được đảm bảo về dinh dưỡng.

2.2 Những nguy cơ từ việc trẻ chậm mọc răng

Nếu trẻ chậm mọc răng là do yếu tố bẩm sinh thì không phải vấn đề đáng ngại. Tuy nhiên, có những trường hợp không đơn giản như vậy. Nhiều bé mãi không mọc răng là do cơ thể đang phải chịu sự ảnh hưởng, tác động từ bên ngoài. Do đó, cha mẹ không nên chủ quan với việc trẻ chậm mọc răng. Ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường, cha mẹ nên đưa bé tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để được kiểm tra.

Nếu tình trạng chậm mọc răng của bé tiếp tục kéo dài và không được cải thiện sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực:

– Không đảm bảo được độ thẩm mỹ của răng vĩnh viễn.

– Khả năng bé sẽ có 2 hàm răng do răng vĩnh viễn mọc trước răng sữa..

– Trẻ dễ mắc phải nhiều bệnh lý. Ví dụ như viêm chân răng, răng sâu, … có thể gây lây lan.

3. Nguyên nhân tình trạng chậm mọc răng ở trẻ

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới việc trẻ bị chậm mọc răng. Những nguyên nhân này đến từ cả yếu tố chủ quan và khách quan.

3.1 Nguyên nhân khách quan:

– Yếu tố di truyền: yếu tố di truyền từ cha mẹ hoặc người thân cũng mắc tình trạng này khiến trẻ cũng bị ảnh hưởng.

– Thời điểm sinh: trẻ chậm mọc răng cũng có thể do vấn đề về thời gian sinh. Với những trẻ bị sinh sớm, sinh non cơ thể sẽ chưa được cung cấp đủ dưỡng chất. Điều này khiến bé chưa thể được phát triển một cách tốt nhất. Do đó, việc mọc răng của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng và thường có xu hướng muộn hơn những bé được sinh đủ tháng.

– Vấn đề về răng miệng: Nếu trẻ bị mắc các bệnh về răng miệng như viêm lợi, nhiễm khuẩn, … sẽ làm cho quá trình mọc răng bị chậm hơn bình thường.

3.2 Nguyên nhân chủ quan:

– Chế độ ăn uống của trẻ không được đảm bảo dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng. Khi đó, dưỡng chất trong cơ thể trẻ không được cân bằng, không đầy đủ sẽ khiến quá trình mọc răng bị chậm đi.

– Những trẻ bị thiếu canxi cũng là nguyên nhân răng không thể mọc nhanh, làm chậm quá trình mọc răng của trẻ.

– Bên cạnh canxi, vitami K2 cũng là một chất cần thiết cho quá trình mọc răng của trẻ. Loại vitamin này sẽ giúp đưa canxi từ máu tới răng. Do đó, khi cơ thể trẻ thiếu chất này cũng đồng nghĩa canxi không được cung cấp đầy đủ khiến tiến trình mọc răng diễn ra chậm hơn.

– Vấn đề chậm mọc răng cũng có thể xuất phát từ ảnh hưởng của một số bệnh lý. Ví dụ như bệnh suy tuyến giáp, hội chứng Down, … Đặc biệt, với suy tuyến giáp, trẻ không chỉ bị ảnh hưởng tới tình trạng mọc răng. Bên cạnh đó, những tình trạng như chậm nói, chậm di chuyển hay thừa cân cũng xuất hiện.

4. 5 mẹo khắc phục cho trẻ chậm mọc răng

4.1 Điều chỉnh chế độ sinh hoạt, thói quen hàng ngày

Để có cho con một thói quen sinh hoạt lành mạnh, cha mẹ có thể thực hiện những điều sau:

– Cho bé tắm nắng khoảng 10 – 15 phút vào sáng sớm ( trước 9h sáng) để cơ thể được hấp thụ thêm vitamin D.

– Đảm bảo chăm sóc, vệ sinh răng miệng cho bé. Điều này nhằm loại bỏ vi khuẩn gây hại và ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng.

– Cho bé sinh hoạt theo thời gian biểu khoa học, ăn uống, ngủ nghỉ theo giờ phù hợp.

4.2 Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

tiến trình mọc răng của trẻ

Chế độ ăn uống là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới tiến trình mọc răng của trẻ

Chế độ ăn uống là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới tiến trình mọc răng của trẻ. Do đó, nếu nhận thấy trẻ có biểu hiện chậm mọc răng, cha mẹ nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống của con sao cho đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng:

– Bổ sung cho trẻ các loại thực phẩm như rau xanh, trái cây, … có chứa những dưỡng chất cần thiết cho quá trình mọc răng như vitamin D, canxi, K2, …

– Hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm có hàm lượng photpho quá cao.

– Bổ sung cho bé sử dụng những chế phẩm từ sữa.

– Chế độ ăn uống của mẹ cũng nên được điều chỉnh sao cho phù hợp, đủ dưỡng chất. Bởi sữa mẹ cũng là một nguồn dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Khi chất lượng sữa mẹ được đảm bảo thì cơ thể bé mới có thể khỏe mạnh.

4.3 Thăm khám, kiểm tra với bác sĩ

Tình trạng chậm mọc răng

Bác sĩ sẽ kiểm tra và tìm ra nguyên nhân khiến bé chậm mọc răng, có cần bổ sung dinh dưỡng không.

Những phương pháp trên đều có thể hỗ trợ cải thiện vấn đề chậm mọc răng của trẻ. Tuy nhiên, để có thể khắc phục triệt để và phù hợp, đảm bảo an toàn, cha mẹ vẫn nên đưa con tới bệnh viện, cơ sở y tế để được kiểm tra và tìm ra nguyên nhân.

Trên đây là một số kiến thức về chậm mọc răng ở trẻ em. Cha mẹ hãy lưu lại ngay để áp dụng trong trường hợp cần thiết.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital