Niềng răng mắc cài mặt trong là một trong những phương pháp được ưa chuộng nhất hiện nay bởi không chỉ mang lại hiệu quả chỉnh nha cao mà còn đảm bảo được tính thẩm mỹ cho khách hàng sử dụng. Cùng tìm hiểu thêm về phương pháp này qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Menu xem nhanh:
1. Giới thiệu khái quát về phương pháp niềng răng mắc cài mặt trong
Niềng răng mắc cài mặt trong hay còn được biết đến với tên gọi niềng răng mắc cài mặt lưỡi có cấu tạo tương tự với niềng răng mắc cài kim loại truyền thống, tức là cũng sử dụng bộ khí cụ bao gồm mắc cài làm bằng chất liệu kim loại và dây cung để dịch chuyển răng về đúng vị trí. Tuy vậy, điểm khác biệt nằm ở chỗ mắc cài mặt trong gắn ở bên trong răng, đối diện với lưỡi, do đó, người ngoài khi nhìn vào sẽ khó có thể nhận biết là bạn đang niềng răng.
Không chỉ mang lại thẩm mỹ cao nhất cho người niềng răng, phương pháp này còn giữ được tính hiệu quả tuyệt đối của niềng răng mắc cài kim loại truyền thống. Do đó mà chi phí của niềng răng mắc cài mặt lưỡi thường cao hơn rất nhiều so với các phương pháp thông thường. Ngoài ra, phương pháp này cũng có nhược điểm là khá bất tiện và vướng víu, đặc biệt là thời gian đầu mới đeo mắc cài, tuy nhiên tình trạng này sẽ nhanh chóng được cải thiện trong thời gian từ 1 đến 4 tuần.
2. Niềng răng mắc cài mặt lưỡi phù hợp với những trường hợp nào?
Niềng răng là phương pháp hiệu chỉnh nha khoa để cải thiện những khiếm khuyết về răng miệng. Một số trường hợp dưới đây nên niềng răng để tăng tính thẩm mỹ cho hàm răng cũng như cải thiện chức năng ăn nhai:
– Răng mọc chen chúc, lộn xộn, hoặc số lượng răng nhiều hơn mức trung bình gây mất thẩm mỹ, lúc này việc niềng răng sẽ giúp răng mọc thẳng hàng, đều đặn và đẹp hơn
– Khoảng cách giữa các răng quá xa nhau gây mất thẩm mỹ. Hàm răng không khít sẽ gây cản trở quá trình ăn nhai, ngoài ra, thức ăn dễ dính vào kẽ răng khiến cho việc vệ sinh răng trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
– Một số sai lệch khớp cắn thường gặp như: Khớp cắn ngược không thấy được răng hàm trên, khớp cắn ngập không thấy được răng hàm dưới, khớp cắn chéo… Sai lệch khớp cắn không chỉ gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, mà còn khiến răng có nguy cơ bị mài mòn nhanh hơn, rất dễ dẫn đến sâu răng hay các nguy cơ mắc các bệnh lý như: Viêm tủy, viêm nha chu…
– Răng hô: Răng hô hay còn gọi răng vẩu là tình trạng răng hàm trên nhô ra so với hàm dưới, ở một vài trường hợp hô nặng còn khiến cho người bị hô không thể khép miệng được. Lúc này, việc niềng răng không chỉ đơn giản là dàn đều răng để chữa hô mà còn cải thiện đáng kể góc chính diện và góc nghiêng trên gương mặt.
– Răng móm: Răng móm hay còn được gọi khớp cắn sâu là tình trạng hàm dưới phủ ra ngoài hàm trên, làm cho khuôn mặt mất cân đối, không được thẩm mỹ và chức năng ăn nhai cũng khó khăn. Do đó, việc niềng răng sẽ giúp cho khuôn mặt trở nên cân đối, thẩm mỹ hơn cũng như cải thiện đáng kể chức năng ăn nhai.
3. Quy trình niềng răng mắc cài mặt lưỡi bao gồm các bước thế nào?
Niềng răng là một quá trình dài với nhiều giai đoạn khác nhau, thông thường, trung bình một ca niềng răng có thể mất khoảng từ 14 đến 24 tháng hoặc hơn, tùy vào nhiều yếu tố như: Mức độ sai lệch của răng, chế độ chăm sóc răng miệng, trình độ của bác sĩ…
Đối với niềng răng mắc cài mặt lưỡi, bước tiền hành cụ thể như sau:
3.1. Khám và tư vấn
Ở giai đoạn tiền chỉnh nha, bác sĩ sẽ khám trực tiếp để xem xét trực quan tình trạng răng miệng cũng như tiến hành chụp phim kiểm tra tương quan khớp cắn cũng như vị trí cụ thể của răng. Sau đó, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn về tình trạng răng miệng cũng như phương pháp niềng răng phù hợp
3.2. Lấy dấu hàm để chế tạo mắc cài mặt lưỡi
Sau khi đạt được sự thống nhất giữa bác sĩ và khách hàng, lúc này khách hàng sẽ được tiến hành lấy dấu hàm để chế tạo mắc cài vừa vặn và phù hợp với cấu trúc hàm răng. Mỗi chiếc mắc cài được tạo ra là duy nhất và riêng biệt cũng như đảm bảo khớp chính xác với từng chiếc răng trên cung hàm giúp cho quá trình niềng răng đạt hiệu quả cao nhất.
3.3. Gắn khí cụ hỗ trợ chỉnh nha
Trước khi gắn mắc cài vào bề mặt trong của răng, bác sĩ cần gắn các loại khí cụ hỗ trợ cho quá trình niềng răng như: Đặt thun tách kẽ, gắn khâu, lấy dấu có khâu…
3.4. Gắc mắc cài vào mặt trong của răng
Trước tiên, bác sĩ tiến hành đánh bóng nhẹ bề mặt sau của răng. Tiếp theo, dùng dụng cụ banh miệng để kéo má ra hai bên, sau đó làm khô và bôi keo lên bề mặt răng để giữ mắc cài. Nhờ ánh sáng quang hợp, mắc cài được đặt trên bên mặt trong của răng, trên rãnh mắc cài là dây cung được cố định bằng thun chuyên dụng.
3.5. Siết răng theo định kỳ
Với phương pháp niềng răng mắc cài mặt lưỡi, khoảng từ 3 đến 6 tuần/lần thì bác sĩ sẽ hẹn bạn tái khám để kiểm tra cũng như thay dây cung và thun, tăng lực siết để kéo răng. Bên cạnh đó, bác sĩ đồng thời tiến hành vệ sinh răng miệng và cạo vôi định kỳ để đảm bảo sức khỏe cho răng miệng của bạn.
3.6. Kết thúc quá trình niềng răng
Sau khi răng đã dịch chuyển về vị trí như mong muốn cũng như cải thiện được hết các khiếm khuyết, lúc này bác sĩ sẽ tiến hành tháo niềng và đeo hàm duy trì cho khách hàng.
Hi vọng rằng với những thông tin mà bài viết cung cấp đã giúp bạn hiểu thêm về phương pháp niềng răng mắc cài mặt trong.
Nếu như bạn đang muốn tìm kiếm một địa chỉ niềng răng an toàn, hiệu quả thì Khoa Răng Hàm Mặt – Hệ thống Y tế Thu Cúc sẽ là sự lựa chọn vô cùng phù hợp với bạn. Mỗi năm, Thu Cúc TCI thu hút đông đảo khách hàng đến thăm khám và điều trị bởi:
– Quy tụ đội ngũ Bác sĩ Răng Hàm Mặt đầu ngành, có trình độ và chuyên môn vô cùng cao
– Áp dụng đa dạng các phương pháp niềng răng, trong đó có cả niềng răng mắc cài mặt lưỡi
– Nắn chỉnh răng bằng công nghệ hiện đại, tân tiến
– Trang thiết bị được nhập khẩu trực tiếp từ các nước có công nghệ nha khoa lớn nhất trên thế giới
– Cơ sở vật chất bề thế, khang trang
– Thủ tục đơn giản, nhanh gọn