Răng móm khiến nhiều người cảm thấy thiếu tự tin khi cười. Niềng răng chính là giải pháp hàng đầu giúp giải quyết hiện tượng móm, không đẹp ở hàm răng. Tuy nhiên, chi phí niềng răng móm là một vấn đề khiến nhiều người băn khoăn, lo sợ không đủ khả năng tài chính để chi trả. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn nắm được rõ hơn về giá niềng răng tại các cơ sở nha khoa hiện nay.
Menu xem nhanh:
1. Nguyên nhân gây nên hiện tượng móm răng
Răng móm là hiện tượng thường thấy ở mọi người, dù là già trẻ hay lớn bé. Trong lĩnh vực nha khoa, răng móm là một dạng sai lệch khớp cắn, gây mất cân bằng tương quan giữa hàm. Nếu như răng hô có hàm trên chìa ra ngoài, thì răng móm đặc trưng với kiểu hàm trên quặp vào trong, hay còn gọi là khớp cắn ngược.
Hiện tượng móm ở răng có thể hình thành do di truyền hoặc trong thói quen ăn uống, vệ sinh răng miệng hằng ngày:
– Do di truyền: Các thế hệ trước như ông bà, cha mẹ bị móm răng thì con cái sinh ra cũng có nguy cơ cao bị móm.
– Do thiếu răng: Răng cửa hàm trên mọc chậm hoặc không mọc sẽ làm giảm chiều dài cung răng, khiến cung hàm dưới trượt ra ngoài gây nên hiện tượng móm.
– Do mất răng sớm: Răng cối sữa hàm dưới bị mất cũng có thể là một nguyên nhân gây móm răng do hàm dưới trượt ra trước để thực hiện chức năng nhai.
– Do thay đổi nội tiết: Chức năng của tuyến yên bị rối loạn trong thời kỳ phát triển của trẻ có thể gây nên sự sai lệch trong quá trình phát triển của xương hàm răng.
– Do lưỡi hoạt động quá mức khiến hàm dưới bị đẩy ra trước, cơ môi, má và lưỡi mất cân bằng khiến tình trạng móm xảy ra.
– Khớp lỏng lẻo dây chằng thái dương hàm cũng có thể khiến hàm dưới dễ bị đẩy ra, làm cho tình trạng móm trở nên nghiêm trọng.
Móm răng có thể làm giảm hiệu quả nhai thức ăn của mọi người trong quá trình sinh hoạt hằng ngày. Bên cạnh đó, cơ mặt mất cân đối do hàm răng bị móm khiến nhiều người thấy thiếu tự tin khi giao tiếp. Hiện nay có rất nhiều phương pháp được sử dụng để chỉnh nha, cải thiện tình trạng móm. Tuy nhiên, niềng răng vẫn được xem là phương pháp thông dụng, mang lại hiệu quả vượt trội nhất.
2. Niềng răng móm có hiệu quả thế nào?
Có rất nhiều phương pháp niềng răng được áp dụng hiện nay nhằm khắc phục tình trạng móm răng ở nhiều người. Phương pháp truyền thống và phổ biến nhất phải kể đến chính là niềng bằng mắc cài. Ngoài ra, niềng răng không mắc cài (sử dụng khay niềng trong suốt, linh hoạt) cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người.
Các phương pháp niềng răng được nhiều người đánh giá cao trong việc mang lại:
– Hiệu quả thẩm mỹ cho hàm răng nhờ điều chỉnh khớp cắn, mang lại tính cân bằng cho cơ hàm và khuôn mặt tổng thể.
– Nâng cao khả năng nhai, cắn thức ăn do hàm răng sau khi niềng đã không còn bị lệch khớp cắn.
– Bảo tồn răng thật tối đa trước tình trạng viêm nhiễm hoặc mắc bệnh lý do hiện tượng móm gây ra.
– Giúp mọi người dễ dàng chăm sóc, vệ sinh răng miệng mỗi ngày đẻ bảo vệ sức khỏe hàm răng.
3. Chi phí niềng răng móm hiện nay tại các cơ sở nha khoa
Không có một mức giá cố định và giống nhau mọi cơ sở nha khoa hiện nay do chi phí niềng răng móm được quy định bởi rất nhiều yếu tố. Về cơ bản, các phương pháp niềng khác nhau sẽ có mức chi phí khác nhau, cụ thể như sau:
– Niềng răng móm bằng mắc cài kim loại có hiệu quả tối ưu, giá thành phù hợp với điều kiện tài chính của nhiều người, dao động từ 15-45 triệu đồng.
– Niềng răng móm bằng mắc cài sứ cũng mang lại hiệu quả vượt trội như mắc cài kim loại nhưng có giá cao hơn do đảm bảo về tính thẩm mỹ, dao động từ 30-60 triệu đồng.
– Niềng răng móm bằng mắc cài tự buộc thích hợp với người bận rộn bởi tính linh hoạt của khay trượt và mắc cài, có chi phí dao động từ 45-80 triệu đồng.
– Niềng răng móm bằng khay niềng trong suốt, ôm sát cung răng và có ưu điểm vượt trội về việc duy trì thẩm mỹ hàm răng trong quá trình niềng nên có giá thành khá cao dao động từ 40-150 triệu đồng.
4. Quy trình niềng răng móm được thực hiện ra sao?
Quy trình niềng răng móm trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau với thời gian được xác định dựa trên phương pháp niềng và đặc trưng khuôn hàm của từng người.
– Giai đoạn thăm khám: Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tổng quan, chi tiết về tình trạng răng miệng của bệnh nhân bằng các biện pháp chuyên môn để có thể đánh giá chính xác mức độ móm. Dựa trên tình trạng hàm răng, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp niềng, thời gian niềng hiệu quả nhất với từng người. Tùy thuộc vào mức độ nặng, nhẹ của tình trạng móm mà thời gian cần niềng của mỗi người có thể chênh lệch với nhau.
– Giai đoạn kéo hàm dưới: Kéo hàm là thủ thuật được thực hiện nhằm mục đích điều chỉnh cung hàm dưới về phía sau so với hàm trên, hoặc ít nhất là ngang bằng so với hàm trên. Không nhất thiết phải lắp khí cụ chỉnh nha ngay ở giai đoạn này. Có trường hợp, bác sĩ sẽ điều chỉnh vị trí của từng chiếc răng, sau đó mới lắp thêm lò xo để điều chỉnh lại hàm.
– Giai đoạn lắp khí cụ niềng: Được thực hiện sau khi kéo hàm dưới để căn chỉnh độ tương ứng của hai hàm. Khí cụ có thể là kim loại, sức hoặc khay niềng trong suốt tùy thuộc vào phương pháp bạn lựa chọn để chỉnh nha. Bạn sẽ phải đợi khoảng từ 12-36 tháng để có thể tháo khí cụ niềng khi răng đã được cải thiện hiệu quả tình trạng móm.
– Giai đoạn đeo hàm duy trì để ổn định vị trí của cung hàm và theo dõi thường xuyên để có thể kiểm soát một số vấn đề sau khi niềng răng.
Lưu ý: Niềng răng cần được thực hiện tại cơ sở nha khoa uy tín, bởi bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao với hệ thống trang thiết bị hiện đại để đảm bảo hiệu quả niềng cũng như sự an toàn cho sức khỏe mọi người.
Nhìn chung, chi phí niềng răng móm rất đa dạng các mức giá do có sự khác biệt trong phương pháp niềng, tình trạng móm, chất lượng dịch vụ của nha khoa… Hiện nay, nhiều cơ sở nha khoa đã cung cấp thêm nhiều chương trình ưu đãi, tri ân giảm giá để giúp khách hàng tối ưu chi phí niềng răng. Bạn nên liên hệ trực tiếp tới các địa chỉ uy tín để nắm cụ thể hơn về các chi phí niềng răng chỉnh nha.