Nấm móng tay tuy không nguy hiểm nhưng gây nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Bài viết dưới đây cung cấp những thông tin giúp bạn đọc tìm hiểu về bệnh nấm móng tay.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh nấm móng tay là gì?
Nấm móng tay là bệnh nhiễm trùng ở móng do nấm. Bệnh thường thấy ở những người bán cá, rau quả, nước giải khát, đầu bếp, thợ uốn tóc gội đầu, rửa xe, nông dân, chăn nuôi… do bàn tay thường xuyên ẩm ướt.
2. Nguyên nhân gây nấm móng tay
Bệnh nấm móng tay chủ yếu do các loại vi nấm gây nên, trong đó nấm sợi tơ (Dermatophytes) và nấm hạt men (Candida) là hai nguyên nhân chính. Các loại nấm mốc như Seopulariopsis, Hendersonula cũng là nguyên nhân gây nấm móng tay thường gặp.
Theo các chuyên gia da liễu, bệnh nấm móng tay sẽ lan rộng nhanh chóng khi gặp điều kiện thuận lợi (môi trường ẩm ướt). Bệnh có thể lây từ ngón này sang ngón khác trên cùng một bàn tay hoặc có thể lây sang bàn tay còn lại. Bệnh tiến triển kéo dài nhiều tháng đến nhiều năm, rất khó chữa trị dứt điểm.
3. Triệu chứng nấm móng tay
Bệnh nấm móng tay dễ dàng nhận diện với các triệu chứng, như: Bề mặt móng tay xù xì, phủ một lớp vảy mịn như cám, có lằn sọc dọc hay ngang; chỗ bị tổn thương có màu hơi vàng, hay nâu đen; bên dưới móng cũng có thể bị tổn thương và móng bị tróc; bệnh xuất hiện ở từng móng, tổn thương tấn công từ bờ vào và không bị viêm quanh móng (nếu do Dermatophytes) hoặc từ gốc móng đi ra và có viêm quanh móng (nếu do nấm Candida); đau, sưng đỏ và có mủ tại móng tay…
Lời khuyên của các bác sĩ là ngay khi có những triệu chứng nêu trên, cần đi khám chuyên khoa da liễu càng sớm càng tốt để tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời.
4. Điều trị và phòng ngừa nấm móng tay
-Điều trị: Điều trị bệnh nấm móng tay cần căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh. Theo đó, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân dùng các loại thuốc bôi tại chỗ như kem hoặc pommade Ketoconazol (Nizoral), Canesten, Trosyd, Exoderil, Naftin… Sau khi rửa và cạo sạch chỗ tổn thương móng, người bệnh bôi thuốc lên bề mặt móng và quanh móng, mỗi ngày 2-3 lần, ít nhất trong 3 tháng.
Ngoài thuốc bôi tại chỗ còn có thuốc uống. Griséofulvine (chỉ có tác dụng trên nấm sợi tơ), Nizoral, Lamisil (có tác dụng trên cả hai loại nấm). Lưu ý việc sử dụng thuốc cần có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
-Phòng ngừa bệnh nấm móng tay: Nếu có thể nên thay đổi việc làm hoặc mang bao tay khi làm việc để tránh móng bị ướt. Giữ vệ sinh bàn tay, đảm bảo vùng móng luôn khô và sạch sẽ.
…
Chuyên khoa Da liễu Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đang khám và điều trị nhiều bệnh ngoài da khác nhau, trong đó có bệnh nấm móng tay. Đội ngũ y bác sĩ giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm sẽ mang lại kết quả khám và điều trị tốt cho mọi người bệnh.