Tiêm vacxin BCG đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống lại bệnh lao và các hình thái lao nguy hiểm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thế nhưng bạn đã biết vacxin BCG tiêm khi nào để đảm bảo hiệu quả tối ưu chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về thời điểm tiêm phòng BCG thích hợp trong bài viết này, nếu tiêm muộn thì sao, đồng thời tìm hiểu về những lưu ý cần biết khi tiêm Vacxin BCG.
Menu xem nhanh:
1. Giới thiệu về Vacxin BCG và công dụng của vacxin
Vacxin BCG (Bacillus Calmette-Guérin) là một trong những loại vacxin quan trọng và phổ biến trên thế giới. Vacxin này có công dụng chính là phòng ngừa bệnh lao, một căn bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm gây ra bởi vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis.
Vacxin BCG được phát triển lần đầu vào năm 1921 bởi hai nhà nghiên cứu người Pháp, Albert Calmette và Camille Guérin. Loại vacxin này được sản xuất từ chủng vi khuẩn lao, đã được làm yếu để không gây bệnh, nhưng vẫn đủ mạnh để kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Vacxin BCG có công dụng chủ yếu là để phòng ngừa bệnh lao. Nó giúp kích thích hệ thống miễn dịch, phát triển sức đề kháng chống lại vi khuẩn lao một cách hiệu quả. Loại vacxin này đặc biệt hiệu quả trong việc ngăn ngừa các hình thái lao nguy hiểm, như lao viêm màng não với độ bảo vệ lên đến 70%.
Vacxin BCG cần phải tuân thủ theo hướng dẫn của cơ quan y tế về lịch tiêm chủng và được thực hiện bởi những người có đủ hiểu biết về tiêm phòng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
2. Vacxin BCG tiêm khi nào? Tiêm trễ phải làm sao?
2.1. Vacxin BCG tiêm khi nào?
Tại nhiều quốc gia, vacxin BCG thường được tiêm cho trẻ sơ sinh càng sớm càng tốt trong vòng 30 ngày đầu sau khi chào đời. Thời điểm này được coi là lý tưởng để trẻ được bảo vệ khỏi nguy cơ nhiễm lao.
Việc tiêm vacxin phòng lao muộn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao hơn đối với trẻ em. Lý do chính là lúc này hệ thống miễn dịch của trẻ còn yếu và chưa hoàn thiện, không có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân xâm nhập như vi khuẩn lao. Nếu tiêm vacxin phòng lao muộn, có nguy cơ trẻ đã tiếp xúc với vi khuẩn lao và mắc bệnh trong thời gian đó.
Do đó, tuân thủ lịch tiêm phòng đúng thời gian và chỉ định của bác sĩ là rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả của vacxin và bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ mắc bệnh lao và các biến chứng nguy hiểm của lao.
2.2. Tiêm vacxin BCG trễ phải làm sao?
Một số trường hợp trẻ không thể tiêm vacxin phòng lao ngay trong vòng 1 tháng sau khi sinh, ví dụ như trẻ đẻ non, trẻ có bệnh lý cấp tính, trẻ đang ốm trong thời điểm tiêm chủng, cơ sở tiêm chủng mở rộng không có lịch tiêm hoặc hết thuốc, trẻ sử dụng kháng thể như IVIG, Pentaglobin… Trong trường hợp này, việc tiêm vacxin phòng lao muộn vẫn là một lựa chọn tốt hơn là không tiêm chủng.
CDC Hoa Kỳ đã ban hành một lịch trình tiêm chủng bổ sung cho những trẻ không cẩn thận bỏ lỡ một số mũi vacxin trước đó. Nếu trẻ đã bỏ lỡ một trong những mũi tiêm theo lịch trình tiêu chuẩn, phụ huynh hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về lịch tiêm chủng bổ sung cho con.
Về việc tiêm vacxin BCG phòng lao muộn cho trẻ. Để đảm bảo an toàn cho trẻ, trước khi tiêm phòng Vacxin lao, trẻ có thể sẽ cần xét nghiệm Mantoux hoặc kiểm tra kháng thể kháng lao. Điều này giúp loại trừ trường hợp trẻ đã tiếp xúc với vi khuẩn lao từ môi trường trước khi quyết định tiêm vacxin BCG. Nếu trẻ đã nhiễm lao thì không tiêm Vacxin lao nữa.
Trẻ sau khi tiêm Vacxin lao có thể sẽ có phản ứng viêm hạch. Trẻ tiêm phòng lao muộn có nguy cơ gặp phản ứng viêm hạch cao hơn. Bản chất của việc nổi hách sau tiêm là một phản ứng của tiêm chủng, không phải nhiễm lao và không cần dùng các loại thuốc kháng lao để điều trị.
Những phản ứng phụ thường gặp khác sau tiêm có thể bao gồm đỏ, sưng và đau nhẹ tại chỗ tiêm, một vết loét nhỏ có thể hình thành sẹo sau khi lành. Trong trường hợp người tiêm có chức năng miễn dịch yếu, tác dụng phụ có thể nặng hơn. Khi thấy trẻ sau tiêm lao có những phản ứng bất thường và kéo dài, bố mẹ cần thông báo ngay với bác sĩ để được hỗ trợ.
4. Lưu ý cần biết khi con tiêm BCG
– Vacxin BCG được ưu tiên cho tất cả trẻ sơ sinh, miễn là trẻ không bị nhiễm bệnh lao, có sức khỏe tốt và không có bất kỳ bệnh lý suy giảm miễn dịch nào.
– Các trường hợp chống chỉ định tiêm Vacxin lao bao gồm trẻ được sinh ra từ mẹ nhiễm HIV mà mẹ không được điều trị dự phòng tốt, các trường hợp theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
– Các trường hợp nên hoãn tiêm vacxin lao bao gồm trẻ đang mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính, trẻ đang sốt, trẻ đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid hoặc globulin miễn dịch, trẻ có cân nặng dưới 2000g, trẻ có tuổi thai dưới 34 tuần tạm hoãn tiêm đến tim khi trẻ đủ 34 tuần tuổi (tính cả tuổi thai).
– Trước khi đưa trẻ đi tiêm vacxin phòng lao, phụ huynh nên lưu ý không để con bị đói. Đảm bảo rằng trẻ đã ăn đủ trước khi tiêm chủng để tránh cảm giác đói và không thoải mái sau tiêm.
– Nếu trẻ đang trong tình trạng ốm, sốt, hoặc có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào như tiền sử về dị ứng hoặc phản ứng mạnh với lần tiêm chủng trước đó, hãy thông báo chi tiết với cán bộ y tế trước khi tiêm chủng. Điều này giúp họ kiểm tra tình trạng sức khỏe của trẻ và đảm bảo lựa chọn tiêm chủng phù hợp.
– Sau khi tiêm chủng, đảm bảo cho trẻ ăn uống bình thường. Hãy theo dõi tình trạng của trẻ trong ít nhất 30 phút tại điểm tiêm và ít nhất 24 giờ tại nhà sau khi tiêm.
– Nếu trẻ có sốt sau tiêm, bạn có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt, nhưng hãy tuân thủ chỉ định và hướng dẫn của cán bộ y tế.
– Nếu bạn không yên tâm về tình trạng sức khỏe của con sau khi tiêm, hãy liên hệ với cán bộ y tế để được tư vấn về cách chăm sóc và theo dõi trẻ.
Trên đây là những thông tin về vacxin BCG tiêm khi nào, tiêm trễ phải làm sao, lưu ý khi đưa con đi tiêm lao. Hy vọng rằng bố mẹ đã nắm được vacxin BCG tiêm khi nào đạt hiệu quả tối đa và đưa con đi tiêm đúng lịch. Để được tư vấn tiêm chủng phù hợp với tình trạng của trẻ, bố mẹ có thể liên hệ Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để được hỗ trợ.