Tuyến giáp và tuyến cận giáp là hai cơ quan quan trọng thuộc hệ thống tuyến giáp, đóng vai trò cân bằng nội tiết của cơ thể. Hai tuyến nội tiết này còn đảm bảo sự phát triển, duy trì hoạt động bình thường của nhiều cơ quan khác nhau. Hãy cùng khám phá chi tiết về tuyến giáp và tuyến cận giáp nhé.
Menu xem nhanh:
1. Sơ lược về tuyến giáp và tuyến cận giáp
1.1. Tuyến giáp là gì?
Tuyến giáp là một trong những tuyến nội tiết quan trọng nhất trong cơ thể, chịu trách nhiệm sản xuất và tiết ra các hormone giáp chủ yếu là Thyroxine (T4), triiodothyronine (T3). Cả hai hormone này đều chứa iod, duy trì nhiều chức năng cơ bản:
– Thyroxine (T4): T4 có 4 nguyên tử iod trong phân tử, hormone này được sản xuất chủ yếu bởi tuyến giáp. T4 không phải là hormone hoạt động trực tiếp mà thường được chuyển đổi thành T3, dạng hormone hoạt động nhiều hơn trong cơ thể. T4 giúp kiểm soát năng lượng cùng với tăng trưởng.
– Triiodothyronine (T3): T3 có 3 nguyên tử iod trong phân tử, T3 là dạng hormone hoạt động chính của hormone giáp. T3 ảnh hưởng đến năng lượng, sự phát triển và chức năng hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể.
Hai hormone này đều có vai trò duy trì cân bằng năng lượng và chức năng của cơ thể. Sự sai lệch trong sản xuất hormone giáp có thể dẫn đến rối loạn hormone tuyến giáp, gây ra một số bệnh lý nghiêm trọng.
1.2. Tuyến cận giáp là gì?
Tuyến cận giáp là phần quan trọng của hệ thống nội tiết, giúp duy trì cân bằng canxi của cơ thể. Mặc dù tuyến cận giáp có kích thước nhỏ hơn so với tuyến giáp nhưng đóng một vai trò lớn. Nằm ẩn sau tuyến giáp và phân bố dọc theo cổ, tuyến cận giáp liên tục theo dõi, điều chỉnh nồng độ canxi trong máu.
Chức năng chính của tuyến cận giáp là sản xuất hormone parathyroid (PTH). PTH đóng vai trò chủ đạo trong việc duy trì cân bằng canxi, một khoáng chất giúp phát triển chức năng cơ bản của xương cũng như kiểm soát nhiều hệ thống cơ quan. Cụ thể, PTH ảnh hưởng đến các cơ quan chủ chốt như sau:
– Hấp thu canxi từ chế độ ăn: PTH tăng khả năng hấp thụ canxi từ thức ăn qua đường tiêu hóa, đảm bảo nguồn cung canxi đủ cho cơ thể.
– Đào thải canxi qua thận: Giảm lượng canxi được đào thải qua thận, ngăn chặn mất mát quá mức của khoáng chất quan trọng này.
– Lưu trữ canxi trong xương: PTH kích thích sự hình thành vitamin D hoạt động, giúp tăng sự hấp thụ canxi, phosphorus từ ruột, đồng thời tăng sự lưu trữ canxi trong xương.
Bất kỳ sai lệch nào trong hoạt động của tuyến cận giáp có thể dẫn đến các vấn đề về cân bằng canxi, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe xương cùng với các chức năng khác của cơ thể.
2. Vai trò của tuyến giáp
2.1. Vai trò của hormone tuyến giáp
– Tăng tốc độ trao đổi chất cơ bản, ảnh hưởng đến hấp thụ chất, nhu động ruột, phân huỷ glucose. Hormone tuyến giáp kích thích phân huỷ chất béo, giảm nồng độ cholesterol trong máu.
– Tăng tốc độ nhịp tim, thở, lượng tiêu thụ oxy, hoạt động của các ty thể dẫn đến tăng lưu lượng máu và nhiệt độ cơ thể.
– Tham gia vào sự phát triển của não trong thai kỳ, những năm đầu đời sau sinh cũng như tăng trưởng của não.
– Đóng vai trò trong duy trì chức năng tình dục và giấc ngủ.
2.2. Giúp sản xuất hormone
Các hormone tuyến giáp được tạo ra từ thyroglobulin, một protein trong chất keo trong lòng nang trứng. Thyroglobulin chứa tyrosine và iod. Khi tế bào nang tuyến giáp được kích thích, chúng sẽ tái hấp thu thyroglobulin từ lòng nang trứng. Tyrosine trong thyroglobulin phản ứng với iod để tạo ra các hormone tuyến giáp như T3, T4, DIT, MIT.
2.3. Điều tiết
– Sản xuất thyroxine được điều chỉnh bởi hormone TSH.
– Giải phóng TSH được kích thích bởi TRH (hormone giải phóng thyrotropin) và ức chế bởi phản hồi từ hormone tuyến giáp.
– Hormone tuyến giáp cung cấp phản hồi tiêu cực cho TSH cũng như TRH.
– Khi nồng độ hormone tuyến giáp tăng, sản xuất TSH bị ức chế và ngược lại.
2.4. Calcitonin
Tuyến giáp sản xuất hormone calcitonin để giúp điều chỉnh nồng độ canxi trong máu. Calcitonin giảm sự giải phóng canxi từ xương đồng thời tăng sự di chuyển của canxi vào xương.
Calcitonin có tác dụng ngược lại với hormone tuyến cận giáp (PTH) được sản xuất trong tuyến cận giáp.
3. Vai trò của tuyến cận giáp
3.1. Mang đến năng lượng cho hệ thống thần kinh
Canxi đóng vai trò quan trọng trong cung cấp năng lượng cho hệ thống thần kinh. Canxi là yếu tố chủ chốt trong quá trình truyền dẫn xung điện dọc theo dây thần kinh, giúp duy trì hoạt động chính xác của hệ thống này.
Mất cân bằng canxi có thể dẫn đến nhiều triệu chứng thần kinh như trầm cảm, yếu đuối, mệt mỏi,…
3.2. Mang đến năng lượng cho hệ thống cơ bắp
Canxi cũng quan trọng trong quá trình co cơ của cơ bắp. Mức độ canxi thay đổi trong tế bào cơ bắp để cung cấp năng lượng cho quá trình co cơ. Sự mất cân bằng này có thể dẫn đến tình trạng cơ thể bị yếu hoặc chuột rút cơ bắp.
3.3. Tăng cường thể lực cho hệ thống xương
Canxi giúp cho xương chắc khỏe. Tuyến cận giáp giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì mức canxi chính xác trong máu bằng cách điều chỉnh quá trình lấy canxi từ xương và đưa vào máu, đảm bảo sự cân bằng giữa việc lấy, cung cấp canxi.
3.4. Điều tiết năng lượng canxi
Tuyến cận giáp là giúp điều tiết chặt chẽ mức độ canxi trong cơ thể. Khi mức độ canxi giảm, tuyến cận giáp tạo ra hormone tuyến cận giáp (PTH) để kích thích việc lấy canxi từ xương và đưa vào máu. Ngược lại, khi mức độ canxi đủ cao, tuyến cận giáp ngừng sản xuất PTH, giữ cho mức canxi ổn định.
4. Bệnh liên quan đến tuyến giáp và tuyến cận giáp
4.1. Cường tuyến giáp và tuyến cận giáp
– Cường tuyến giáp: Đây là tình trạng tăng hoạt động của tuyến giáp dẫn đến sản xuất quá mức các hormone tuyến giáp, tăng sản xuất T3 và T4, các hormone có tác động lên nhiều cơ quan và mô trong cơ thể.
– Cường tuyến cận giáp: Đây là bệnh phổ biến nhất của tuyến cận giáp. PTH dư thừa ngay cả khi mức canxi máu bình thường. Điều này dẫn đến nồng độ canxi máu cao, gây đau cơ, mệt mỏi, tăng rủi ro loãng xương.
4.2. Suy tuyến giáp và tuyến cận giáp
– Suy tuyến giáp: Bệnh xảy ra khi tuyến giáp không sản xuất đủ lượng T4 và T3, hai hormone chủ yếu điều chỉnh quá trình trao đổi chất. Điều này dẫn đến sự chậm chạp trong quá trình trao đổi chất đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể như: táo bón, nhịp tim chậm, mệt mỏi, dễ căng thằng.
– Suy tuyến cận giáp: Bệnh xảy ra khi tuyến cận giáp không sản xuất đủ PTH, cơ thể không thể duy trì cân bằng canxi và phosphorus trong máu. Điều này có thể gây ra hạ canxi máu. Nguyên nhân gây bệnh thường do tổn thương hoặc loại bỏ tuyến cận giáp trong quá trình phẫu thuật tuyến giáp hoặc tuyến cận giáp.
Trên đây là những thông tin về tuyến giáp và tuyến cận giáp. Hy vọng những kiến thức trên giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của bản thân và phòng ngừa những bệnh lý liên quan đến tuyến giáp.