Tai biến luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người, nhất là người có tiền sử huyết áp cao và mắc các bệnh lý, bệnh nền. Tai biến mạch máu não cách điều trị, phòng ngừa sẽ được giải đáp ở bài viết sau đây.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu khái quát về tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ não là tổn thương thần kinh với các triệu chứng khu trú, gây hôn mê và nặng nhất đe dọa tới tính mạng. Bệnh xảy ra một cách đột ngột, do mạch máu não bị vỡ, tắc mà không do tác động của chấn thương.
Tai biến được chia thành 2 loại chính như sau:
– Nhồi máu não (còn được gọi là thiếu máu cục bộ não)
– Xuất huyết não (chảy máu não)
Nguyên nhân gây tai biến mạch máu não chủ yếu do các yếu tố sau đây:
– Tắc mạch
Khi cục máu đông hoặc mảng xơ vữa gây tắc nghẽn trong lòng mạch, lưu lượng máu đến não sẽ bị suy giảm nghiêm trọng.
– Vỡ mạch máu
Các dị dạng mạch máu não bị vỡ do thành mạch yếu hoặc tăng huyết áp kịch phát khiến ổ xuất huyết chèn ép não. Tình trạng này gây mất chức năng, tụt não và đe dọa tính mạng.
Trước khi bệnh xảy ra, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng lâm sàng như:
– Mức độ nhẹ: đau đầu, chóng mặt, méo miệng, nói ngọng, nuốt khó, …
– Nặng hơn: yếu liệt nửa người, liệt nửa mặt, sụp mi, mất nhận thức, …
2. Giải đáp tai biến mạch máu não cách điều trị như thế nào?
Điều trị tai biến có mục đích giảm tỷ lệ tử vong, hạn chế tối đa di chứng cho bệnh gây nên. Để đạt được điều này, cần tuân thủ được các nguyên tắc sau:
– Lượng máu cung cấp cho não phải được đảm bảo
– Tối ưu hóa tình trạng thần kinh
– Hạn chế các tổn thương não lan rộng
– Ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm do bệnh tai biến gây nên
– Phục hồi chức năng
– Ngăn ngừa tối đa nguy cơ bệnh tái phát trong tương lai
2.1. Tai biến mạch máu não cách điều trị bằng thuốc
Tai biến mạch máu não cách điều trị bằng thuốc được áp dụng trong trường hợp người bệnh bị nhồi máu não. Khi đó, các bác sĩ sử dụng điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch. Thời gian sử dụng thuốc trong khoảng 4-5 giờ sau khi mạch máu bị tắc nghẽn. Sử dụng thuốc càng sớm đồng nghĩa khả năng sống và phục hồi càng tăng lên. Lưu ý việc dùng thuốc tiêu sợi đường huyết tĩnh mạch cần được giám sát chặt chẽ bởi bác sĩ chuyên khoa. Nếu dùng sai hàm lượng và kỹ thuật có thể khiến người bệnh xuất huyết não.
Trong trường hợp cấp cứu muộn, cục máu đông quá lớn và thuốc không có tác dụng, bác sĩ sẽ lựa chọn can thiệp chuyên sâu.
2.2. Tai biến mạch máu não cách điều trị bằng can thiệp nội mạch
Với cách điều trị can thiệp nội mạch, bác sĩ sẽ tiến hành theo 3 cách sau đây:
– Trực tiếp lấy huyết khối ra
– Tiến hành làm tiêu sợi huyết ngay tại chỗ
– Tiến hành đặt stent vào động mạch não
Với phương pháp điều trị bằng can thiệp nội mạch với nhóm xuất huyết to túi phình mạch máu bị vỡ, bao gồm:
– Dùng vòng xoắn kim loại để bít túi phình lại.
– Thực hiện xạ phẫu đích hoặc còn gọi là xạ trị định vị lập thể.
2.3. Cách điều trị bệnh tai biến bằng phương pháp phẫu thuật
Trong trường hợp người bệnh bị tai biến do xuất huyết, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Mục đích của phương pháp này bao gồm:
– Loại bỏ khối máu tụ
– Giải áp mô não tổn thương
– Phục hồi khối mô não
– Việc phẫu thuật sẽ tác động tới nguyên nhân gây nên tai biến, cụ thể:
– Kẹp phần mạch máu đang chảy: được tiến hành nếu túi phình mạch não xuất hiện.
– Loại bỏ dị dạng động mạch tĩnh: áp dụng với trường hợp điều trị dị dạng mạch máu não.
– Phẫu thuật bóc tách mạch cảnh: thực hiện khi người bệnh bị hẹp lòng mạch và có mảng xơ vữa, tắc nghẽn mạch máu.
3. Các lưu ý khi phục hồi chức năng sau tai biến
3.1. Thời gian vàng để phục hồi
Phục hồi chức năng sau tai biến cần đảm bảo:
– Can thiệp sớm
– Đúng cách
– Liên tục và kiên trì
Không ít trường hợp người bệnh kiêng đi lại và nằm trên giường trong thời gian dài vì lo sợ bệnh tái phát. Chính điều này khiến họ bỏ lỡ thời gian vàng để phục hồi. Các chuyên gia khuyến cáo thời gian tốt nhất để phục hồi chức năng sau tai biến là ngay sau khi cơ thể ổn định hoặc sau 3-4 ngày.
Nếu tập luyện sớm và đúng cách, phần lớn người bệnh có thể chủ động đi lại với sự hỗ trợ từ người khác hoặc dụng cụ hỗ trợ. Thông thường, kết quả phục hồi chức năng thể hiện rõ ở 3 tháng đầu và chậm dần trong 3 tháng tiếp theo. Từ tháng thứ 6 đến 12 tháng, khả năng hồi phục ổn định dần. Tuy nhiên, một số trường hợp tiếp tục cải thiện. Một số người không may mắn phải sống chung với di chứng suốt đời.
3.2. Nguyên tắc
Một số nguyên tắc phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não như sau:
– Chú ý các bài tập vận động thực hiện đều cả hai bên, tránh tình trạng bù trừ hoặc thay thế bên bị liệt.
– Đảm bảo trương lực cơ của người bệnh trở lại bình thường hoặc gần như bình thường trước khi tập luyện phục hồi.
– Hướng dẫn người bệnh các kỹ thuật vận động theo cách mà trước khi bị bệnh họ đã làm. Có thể áp dụng các bài tập, dụng cụ hỗ trợ có liên quan đến sinh hoạt, vận động thường ngày của người bệnh.
– Chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng, đủ chất, đa dạng món, …
– Vệ sinh thường xuyên, sạch sẽ để chống loét, chống nhiễm trùng, …
Mục đích hàng đầu của phục hồi chức năng sau tai biến bao gồm:
– Bệnh nhân phục hồi và tự chủ trong các sinh hoạt cá nhân
– Cải thiện khả năng đi lại
– Nâng cao sức khỏe thể chất, cải thiện tinh thần
– Sớm hòa nhập trở lại, có thể đi làm lại hoặc thích nghi với nghề mới
4. Phòng ngừa tai biến mạch máu não sớm, liên tục và hiệu quả
Mặc dù đây là bệnh lý nguy hiểm với nhiều di chứng nặng nề nhưng chúng ta có thể phòng ngừa khả năng bệnh xảy ra.
Mỗi người nên chú ý chế độ dinh dưỡng bằng cách ăn đủ các nhóm chất, đa dạng nguồn thực phẩm nạp vào và ưu tiên những món tốt cho sức khỏe.
Bên cạnh đó, chúng ta cần tăng cường vận động, tập luyện thể dục thể thao đều đặn để nâng cao sức khỏe.
Điều quan trọng là cần kiểm tra sức khỏe định kỳ và tầm soát nguy cơ gây tai biến. Việc tầm soát giúp phát hiện các yếu tố bất thường, bệnh lý tiềm ẩn, từ đó có biện pháp điều trị sớm, phù hợp.