Tìm hiểu nguy cơ người béo phì dễ đột quỵ

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Văn Doanh

Trưởng khoa Khám bệnh

Không phải tự nhiên mà bác sĩ luôn khuyên mọi người nên giữ cân nặng ở mức hợp lý, tránh thừa cân. Khi béo phì, nguy cơ cao mắc nhiều bệnh trong đó có đột quỵ. Bài viết sau đây sẽ giải thích vì sao người béo phì dễ đột quỵ và cách phòng ngừa bệnh.

1. Giải đáp vì sao người béo phì dễ đột quỵ?

Đột quỵ được xem là “cái chết bất thình lình” do xảy ra đột ngột, dấu hiệu cảnh báo dễ nhầm lẫn. Béo phì có mối liên hệ chặt chẽ với nguy cơ đột quỵ não. Nguyên nhân là do người béo phì thường mắc các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ như:

– Cao huyết áp

– Tiểu đường

– Tăng mỡ trong máu

Các nghiên cứu cho thấy, người béo phì có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn nhiều lần so với người có cân nặng vừa phải. Một số khảo sát chỉ ra béo phì làm tăng nguy cơ mắc đột quỵ lên đến 64%, đặc biệt với những người trẻ.

Giải thích chi tiết vì sao người béo phì dễ đột quỵ, cơ chế chính là do sự tích tụ mỡ trong cơ thể, đặc biệt là mỡ tích tụ vùng bụng và gây ra một số tình trạng như sau:

1.1. Áp lực trong động mạch

Mỡ bụng có thể tăng áp lực lên các động mạch, từ đó tăng khả năng bị động mạch vành và đột quỵ.

1.2. Tăng insulin trong máu

Mỡ tích tụ vùng bụng cũng làm tăng sự đáp ứng insulin của cơ thể nên tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch – hai yếu tố nguy cơ hàng đầu gây đột quỵ.

1.3. Gây viêm

Mỡ bụng có thể là nguyên nhân gây viêm nhiễm trong cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch cũng như đột quỵ.

Người béo phì dễ đột quỵ và đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe khác

Người béo phì đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm, trong đó đột quỵ não là tình trạng cần đặc biệt lưu ý

2. Ngoài đột quỵ, người béo phì còn dễ mắc nhiều bệnh lý khác

Ngoài ra, tình trạng béo phì cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác, cụ thể như sau:

2.1. Bệnh tiểu đường type 2

Béo phì là yếu tố nguy cơ chính với bệnh tiểu đường type 2. Những người béo phì có lượng đường trong máu cao gấp 6 lần so với người có cân nặng bình thường. Để điều trị bệnh, bạn nên giảm cân và kết hợp dùng thuốc để kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả hơn.

Người béo phì dễ đột quỵ và nguy cơ tiểu đường cũng ở mức cao

Người béo phì có nguy cơ cao bị tiểu đường và khó điều trị do lượng mỡ tích tụ quá nhiều

2.2. Bệnh ung thư

Các loại ung thư sau đều có sự liên quan đến bệnh béo phì:

Ung thư vú

– Ung thư tử cung

– Ung thư thận, thực quản

– Ung thư ruột kết

Một số nghiên cứu chỉ ra sự liên hệ giữa béo phì và ung thư túi mật, buồng trứng và tuyến tụy. Tại Mỹ, hơn 6 trăm nghìn ca ung thư mỗi năm đều liên quan đến béo phì. Khi chỉ số cơ thể BMI tăng lên, nguy cơ ung thư cũng tăng theo.

2.3. Bệnh túi mật

Bệnh túi mật và sỏi mật cũng là bệnh phổ biến ở người thừa cân, béo phì. Lưu ý rằng, những người có nguy cơ mắc bệnh túi mật cần thực hiện lộ trình giảm cân khoa học, an toàn. Tránh ép cân, giảm cân nhanh vì giảm lượng lớn cân nặng lại làm tăng nguy cơ bị sỏi mật hơn.

2.4. Bệnh viêm khớp

Viêm xương khớp cũng là bệnh phổ biến với những người béo phì. Cân nặng lớn tạo áp lực lên đầu gối, hông và lưng, làm mòn sụn – bộ phận có nhiệm vụ bảo vệ các khớp khỏe mạnh.

Người béo phì mắc bệnh xương khớp cần giảm cân để hạn chế áp lực lên đầu gối, hông và lưng dưới từ đó cải thiện triệu chứng do bệnh viêm xương khớp gây ra.

2.5. Bệnh gout

Bệnh gout là bệnh viêm khớp xảy ra khi lượng axit uric trong máu vượt ngưỡng cho phép. Axit uric dư thừa hình thành nên các tinh thể lắng đọng trong khớp và gây sưng đau. Bệnh gout phổ biến hơn ở những người béo, thừa cân. Điều này liên quan đến tình trạng kháng insulin.

2.6. Chứng ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, hẹp đường thở trong lúc ngủ, là tình trạng hô hấp liên quan đến béo phì. Chỉ số BMI cao cũng là một trong những yếu tố nguy cơ gây ngưng thở khi ngủ.

Ngưng thở khi ngủ khiến bạn khó thở khi ngủ say, gây ra triệu chứng ngáy tỏ, ngừng thở trong một khoảng thời gian ngắn. Ngưng thở khi ngủ có thể kéo theo một số biến chứng như sau:

– Suy giảm chất lượng giấc ngủ, dễ mất ngủ, khó ngủ

– Gây buồn ngủ vào ban ngày

– Tăng khả năng mắc bệnh tim

– Tăng nguy cơ đột quỵ

3. Cách ngăn ngừa đột quỵ ở người béo phì

Giảm cân đối với người béo phì, thừa cân là phương pháp hiệu quả giúp người bệnh phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm cũng như gián tiếp gián tiếp giảm nguy cơ bị đột quỵ:

3.1. Ngăn chặn nguy cơ người béo phì dễ đột quỵ nhờ chế độ ăn uống

– Tăng cường bổ sung các món giàu protein như thịt bò, thịt gà, dưa chuột, đậu, …

– Tăng cường ăn thực phẩm nhiều chất xơ: rau xanh, yến mạch, hoa quả tươi, các loại hạt, …

– Uống nhiều nước gồm nước lọc, nước ép hoa quả nguyên chất, …

– Hạn chế các loại thực phẩm gồm: mỡ động vật, bơ, phô mai, nội tạng động vật, đồ ăn nhanh, nước ngọt, …

Ăn uống lành mạnh, sinh hoạt điều độ để giảm nguy cơ người béo phì dễ đột quỵ

Ăn uống lành mạnh, cân bằng các nhóm chất là cách giảm cân hiệu quả, an toàn

3.2. Về chế độ tập luyện, vận động

Bên cạnh lối sống, sinh hoạt lành mạnh, người thừa cân cũng nên tăng cường, tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày. Theo đó:

– Nên dành 30-45 phút mỗi ngày để tập luyện, tần suất 4-5 buổi/tuần

– Lựa chọn môn tập vừa sức như đi bộ, đạp xe, bơi, yoga, aerobics, …

– Không nên tập quá sức, hãy nghỉ ngơi khi thấy tim đập nhanh

Việc tập luyện đều đặn sẽ giúp hỗ trợ giảm cân, nâng cao sức khỏe và lưu thông khí huyết.

3.3. Kiểm soát tốt bệnh lý nền để ngăn ngừa nguy cơ người béo phì dễ đột quỵ

Nếu người béo phì đang mắc các bệnh lý nền như cao huyết áp, tiểu đường, nhồi máu cơ tim, rối loạn lipid máu, … thì cần cảnh giác với cơn đột quỵ và cơn thiếu máu não thoáng qua.

Người bệnh cũng cần chú ý ăn uống, sinh hoạt điều độ đồng thời sử dụng thuốc điều trị theo đơn của bác sĩ để kiểm soát bệnh lý hiệu quả. Đồng thời, người thừa cân, béo phì cũng nên thực hiện tầm soát nguy cơ đột quỵ định kỳ.

Trên đây là những thông tin về mối liên hệ giữa người béo phì và đột quỵ. Hi vọng thông qua bài viết, bạn có thể hiểu hơn về mối đe dọa khi bị thừa cân, béo phì và có những giải pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp với bản thân.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital