Tìm hiểu: Lấy cao răng nhiều có tốt không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Quyết

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Không chỉ gây mất thẩm mỹ, cao răng còn là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển gây ra các bệnh lý răng miệng. Do vậy, các bác sĩ luôn khuyến cáo mọi người cần phải lấy cao răng thường xuyên để ngăn chặn các tác nhân có hại tấn công. Vậy lấy cao răng nhiều có tốt không, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết sau đây!

1. Vì sao nên lấy cao răng?

Cao răng là mảng bám, vụn thức ăn thừa còn sót lại bị vôi hóa bởi vi khuẩn, muối canxi cacbonat, calcium phosphate trong nước bọt. Cao răng thường lắng đọng và bám chắc vào thân răng, dưới vạt nướu với màu trắng đục, vàng nâu hoặc thậm chí là màu đỏ thẫm.

Cao răng bám lâu ngày trên thân răng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe răng miệng, gây ra tình trạng:

Hôi miệng

– Sâu răng

– Viêm nha chu

– Chảy máu chân răng

– Ê buốt răng

– Tụt nướu

– Lung lay răng

– Răng ngả màu…

Sức khỏe răng miệng bị ảnh hưởng lớn nếu cao răng không được loại bỏ thường xuyên. Thậm chí, các bệnh lý răng miệng hình thành từ cao răng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe toàn thân, gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, hệ hô hấp, tim mạch… Bởi vậy, các bác sĩ nha khoa luôn khuyến cáo mọi người cần lấy cao răng thường xuyên hoặc ngay khi phát hiện cao răng bám dày trên thân răng để bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Cao răng là tác nhân gây ra một số bệnh lý nha khoa nên cần được loại bỏ thường xuyên

Cao răng là tác nhân gây ra một số bệnh lý nha khoa nên cần được loại bỏ thường xuyên

2. Lấy cao răng nhiều có tốt không?

Lấy cao răng là phương pháp loại bỏ mảng bám, cao răng trên bề mặt răng và dưới mép lợi. Tuy nhiên, lạm dụng lấy cao răng có thể làm răng dễ bị suy yếu, làm tổn thương răng. Đối với những người có men răng láng bóng, sức khỏe răng miệng đảm bảo và cao răng hình thành không quá nhiều thì có thể lấy cao răng khoảng 6 tháng/lần. Đối với những người có men răng sần sùi, răng mắc bệnh lý hoặc những người thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn, hút thuốc lá thì thời gian cần lấy cao răng định kỳ là từ 3-4 tháng/lần.

Đối với cao răng ở thân răng, bác sĩ tiến hành lâu cao chỉ từ 10-20 phút, không ê buốt, không chảy máu chân răng. Đối với cao răng ở dưới mép lợi, việc lấy cao răng đòi hỏi bác sĩ phải thao tác nhẹ nhàng, cẩn thận hơn để tránh làm chảy máu chân răng. Về cơ bản, lấy cao răng không gây đau đớn hay khó chịu cho mọi người.

Nếu như trước đây bác sĩ nha khoa thường dùng dụng cụ lấy cao răng cầm tay hoặc máy thổi cát để làm sạch cao răng thì hiện nay, máy lấy cao răng bằng sóng siêu âm được ưa chuộng sử dụng hơn.

Máy có cấu tạo 2 đầu, một đầu là tay cầm, một đầu là đầu tăm, chuyển động linh hoạt để loại bỏ cao răng. Lấy cao răng bằng máy siêu âm có thể rút ngắn thời gian thực hiện, không gây ê buốt, không gây chảy máu hay làm tổn thương răng.

Do đó, bạn nên lựa chọn các cơ sở nha khoa uy tín khi có nhu cầu lấy cao răng, làm sạch răng miệng. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, xác định tình trạng sức khỏe răng miệng để tư vấn phù hợp với từng người.

Lấy cao răng nhiều có tốt không tùy thuộc vào tình trạng răng miệng của từng người nhưng không quá 4 lần/năm

Lấy cao răng nhiều có tốt không tùy thuộc vào tình trạng răng miệng của từng người nhưng không quá 4 lần/năm

3. Lưu ý sau khi lấy cao răng

Sau khi lấy cao răng, mô nướu và men răng rất nhạy cảm nên cần được chăm sóc với một chế độ đặc biệt để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập gây bệnh. Theo các bác sĩ nha khoa, mỗi người cần lưu ý trong việc vệ sinh và chăm sóc răng miệng thông qua:

– Đánh răng mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm, mảnh và sử dụng kem đánh răng chứa lượng flour vừa phải.

– Tần suất đánh răng từ 2-3 lần mỗi ngày vào lúc trước khi đi ngủ, sau khi ăn 30 phút, sau khi thức dậy…

– Chải răng nhẹ nhàng, hạn chế chải mạnh vào vùng nướu trong 1-2 ngày đầu lấy cao răng.

– Súc miệng kỹ bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch súc miệng có thể hỗ trợ làm sạch khoang miệng sau khi đánh răng

– Đối với những vị trí khó chải răng như kẽ răng, bạn có thể sử dụng tăm nước hoặc chỉ nha khoa.

– Không nên ăn các thực phẩm quá cay, nóng, lạnh… vì có thể gây tổn hại men răng, khiến răng bị ê buốt.

– Không sử dụng nhiều các loại thức ăn nhanh, chứa nhiều dầu mỡ, nhiều đường hoặc đồ uống có gas.

– Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, cân bằng các chất dinh dưỡng, tăng cường rau xanh, trái cây tươi.

– Uống đủ nước, có thể uống nước trái cây, sinh tố để cân bằng môi trường vi sinh vật trong khoang miệng.

– Thăm khám sức khỏe ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường như chảy máu chân răng, đau nhức răng, xuất hiện dịch mủ, răng lung lay… để được bác sĩ nha khoa xử trí kịp thời.

Chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng sau khi lấy cao răng và tới ngay các cơ sở y tế nếu phát hiện dấu hiệu bất thường

Chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng sau khi lấy cao răng và tới ngay các cơ sở y tế nếu phát hiện dấu hiệu bất thường

Hy vọng bài viết đã giải đáp cho bạn về thắc mắc lấy cao răng nhiều có ảnh hưởng tới răng hay không. Bạn có nhu cầu tìm hiểu hoặc chăm sóc sức khỏe răng miệng hãy liên hệ tới các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và tư vấn kịp thời với bác sĩ có chuyên môn cao.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital