Đột quỵ dễ xảy ra ở những người cao tuổi hơn. Tuy nhiên, căn bệnh này đang có xu hướng gia tăng ở những người trẻ. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây đột quỵ ở người trẻ và các phòng ngừa hiệu quả trong bài viết sau đây.
Menu xem nhanh:
1. Đột quỵ ở người trẻ là gì?
Đột quỵ là căn bệnh xảy ra khi não ngừng cung cấp máu đột ngột do tắc hoặc vỡ mạch máu nuôi não. Đột quỵ não có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho não nếu không được cấp cứu kịp thời.
Các nghiên cứu cho thấy nguy cơ đột quỵ não tăng dần theo độ tuổi, tăng rõ rệt sau 50 tuổi và tập trung nhiều nhất ở độ tuổi 50-70 tuổi. Những người lớn tuổi bị đột quỵ thường do quá trình lão hóa hoặc các loại bệnh tật tích tụ trong thời gian dài.
Tuy nhiên đột quỵ ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Theo thống kê của Tổ chức Đột Quỵ Mỹ cho biết có khoảng 15% người bị đột quỵ có độ tuổi dao động từ 18 – 45 tuổi. Thậm chí, nhiều người bị đột quỵ ngay từ độ tuổi 20 – 30.
2. Có các nguyên nhân gây đột quỵ khi còn trẻ nào?
Khác với người già, những người trẻ bị đột quỵ thường do những ảnh hưởng của lối sống thiếu lành mạnh.
2.1. Chế độ ăn uống thiếu khoa học là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ ở những người trẻ
Một trong những nguyên nhân chính khiến người trẻ bị đột quỵ đó là ăn uống không khoa học, lành mạnh. Các thói quen ăn uống dễ gây đột quỵ:
– Sử dụng đồ uống có cồn, ví dụ như bia, rượu
– Dùng nhiều các sản phẩm chứa chất kích thích khác như cà phê, nước tăng lực
– Hút thuốc lá
– Ăn nhiều thức ăn nhanh
Những sản phẩm không có lợi đối với sức khỏe, nếu dùng thường xuyên có thể gây tổn thương đối với thành mạch máu, hậu quả là dẫn tới tình trạng xơ cứng động mạch và đột quỵ. Thức ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ có thể khiến hàm lượng cholesterol vượt quá mức cho phép và gây tai biến.
Vì vậy, nếu có những sở thích ăn uống kể trên, bạn nên thay đổi và xây dựng thực đơn khoa học, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng.
2.2 Lười vận động
Thói quen lười vận động cũng được cho là một nguyên nhân quan trọng gây đột quỵ ở giới trẻ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người ít vận động có nguy cơ bị tai biến mạch máu não cao hơn so với người bình thường.
Tốt nhất bạn nên dành khoảng 15 – 30 phút/ngày để vận động. Việc luyện tập thể dục thể thao giúp tăng cường sức khỏe, giảm nguy cơ đột quỵ.
2.3 Làm việc quá sức – Nguyên nhân gây đột quỵ chủ yếu ở người trẻ
Làm việc hoặc học tập với cường độ cao trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của người trẻ. Bởi con người khi chịu nhiều căng thẳng, áp lực sẽ rất dễ gặp các vấn đề liên quan tới tim mạch như cao huyết áp, rối loạn nhịp tim, mất ngủ thường xuyên…
Các vấn đề sức khỏe kể trên về lâu về dài sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ, khiến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân bị đe dọa. Bởi vậy mọi người nên cố gắng cân bằng giữa cuộc sống và công việc, luôn tự tìm cách thư giãn để có tâm lý thoải mái, sức khỏe tốt và làm việc hiệu quả nhất.
Ngoài ra, sự trẻ hóa của một số căn bệnh mạn tính như tiểu đường, tăng huyết áp… cũng là nguyên nhân khiến khiến ngày càng nhiều người trẻ bị đột quỵ. Các bệnh lý này nếu không điều trị sớm có thể khiến bạn đối mặt với nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch, lâu dần dẫn đến tai biến mạch máu não.
Các nghiên cứu cho thấy những người có người thân bị đột quỵ thì nguy cơ họ mắc phải bệnh này cũng rất cao.
3. Những dấu hiệu cảnh báo bệnh đột quỵ ở người trẻ
Khi tế bào não bị tổn thương, thì các bộ phận do chúng điều khiển sẽ xuất hiện triệu chứng bất thường. Các dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ gồm:
– Tê yếu tay, chân, có trường hợp bị liệt một nửa người.
– Méo miệng, giọng nói đột nhiên biến đổi, nói ngọng, thậm chí không nói được.
– Giảm thị lực, nhìn mờ ở một hoặc hai bên mắt, thị lực mất dần
– Đau đầu, chóng mặt dữ dội.
– Cơ thể mất thăng bằng không thể di chuyển hoặc vận động theo ý muốn.
4. Đột quỵ ở người trẻ có nguy hiểm không?
Cũng giống như người già, đột quỵ ở người trẻ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng và tiềm ẩn nguy cơ gặp phải các biến chứng dù nguyên nhân gây đột quỵ có là gì. Các biến chứng thường gặp sau đột quỵ ở người trẻ gồm:
– Suy giảm hoặc rối loạn trí nhớ tạm thời
– Sưng và phù nề não, khó đi bộ hoặc di chuyển tay chân do liệt
– Mất hoặc giảm thị lực ở một hoặc cả hai mắt
– Viêm phổi do gặp khó khăn trong việc nhai nuốt, khiến thức ăn, đồ uống đi vào phổi
– Đau tim do xơ vữa động mạch.
– Trầm cảm, chủ yếu do tâm lý bị phụ thuộc vào người khác.
– Viêm loét, hoại tử, thường do nằm liệt giường trong thời gian dài
– Suy giảm nhận thức
– Suy giảm trí nhớ: Alzheimer, hay quên
– Động kinh, thường do não hoạt động bất thường, gây ra co giật.
– Co cứng chi, đau vai
– Nghẽn mạch máu do người bệnh mất hoặc hạn chế khả năng vận động, khiến cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch chân
– Nhiễm trùng đường tiết niệu
– Mất khả năng nói hoặc rối loạn chức năng ngôn ngữ
5. Các biên pháp phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ
Đột quỵ rất nguy hiểm và gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, sự nghiệp, hạnh phúc trong tương lai của người bệnh. Chính tâm lý chủ quan, ít quan tâm đến sức khỏe khiến tỷ lệ người trẻ bị đột quỵ ngày càng gia tăng. Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh bạn nên thực hiện lối sống, sinh hoạt, ăn uống lành mạnh gồm:
– Ăn uống đúng giờ, ngủ đủ giấc
– Nghỉ ngơi hợp lý, cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi, tình trạng stress, áp lực công việc
– Thường xuyên luyện tập các bộ môn và bài tập thể dục, thể thao phù hợp
– Uống nhiều nước, tăng cường rau xanh trong chế độ ăn, hạn chế ăn đồ dầu mỡ như nội tạng, đồ ăn nhanh,…
– Từ bỏ thuốc lá, thức uống có cồn hay chất kích thích
– Giữ tinh thần vui vẻ, để luôn cảm thấy thư giãn, giảm bớt áp lực và căng thẳng
Đặc biệt, nên thực hiện tầm soát nguy cơ đột quỵ sớm để phát hiện những vấn đề sức khỏe làm tăng nguy cơ đột quỵ như: Tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, béo phì… Theo đó, sẽ có các biện pháp kiểm soát các chỉ số huyết áp, nhịp tim, lượng đường và mỡ trong máu… về mức quy định, tránh diễn tiến nghiêm trọng.
Ngoài ra, khi thấy các dấu hiệu bất thường nghi ngờ đột quỵ, cần đi khám ngay để được xử trí kịp thời.