Sưng chân răng là bệnh lý răng miệng liên quan đến tổ chức của răng, diễn biến của bệnh sẽ tương đối phức tạp nếu như không được điều trị kịp thời, dễ có nguy cơ dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Vậy nguyên nhân bị sưng chân răng là gì, cách điều trị như thế nào, cùng tìm hiểu nhé!
Menu xem nhanh:
1. Thế nào là bị sưng chân răng, dấu hiệu nhận biết
Sưng chân răng hay viêm chân răng là bệnh lý về tổ chức quanh răng bị sưng tấy, viêm nhiễm. Về lâu dài, sưng chân răng có thể dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng, khiến cho răng bị lung lay, thậm chí là nguy cơ gãy răng hàng loạt. Sưng chân răng có thể diễn ra ở mọi độ tuổi, thậm chí với những bé khoảng 1,2 tuổi cũng có khả năng bị.
Thông thường, viêm chân răng không có biểu hiện quá rõ ràng, đến khi bệnh trở nặng thì lúc này mới xuất hiện những thay đổi nhỏ. Bạn hãy cảnh giác với những triệu chứng như sau:
– Nướu răng bị sưng đỏ, chạm vào là thấy đau
– Phần nướu bị tách khỏi răng, có thể chảy mủ
– Răng bị lung lay nhẹ
– Hơi thở có mùi hôi
2. Nguyên nhân bị sưng chân răng là gì?
Sưng chân răng hay còn gọi sưng nướu răng là trạng thái các mô mềm ở quanh răng bị tổn thương, nướu lợi sưng tấy đau nhức dai dẳng. Dưới đây là một số nguyên nhân bị sưng chân răng bao gồm:
2.1. Sưng chân răng do viêm
Viêm nướu làm kích ứng vùng nướu khiến cho nướu bị sưng tấy, ban đầu, các triệu chứng của bệnh thường bị xem nhẹ nên không được chữa trị sớm.
Chỉ khi tình trạng viêm nướu trở nên nghiêm trọng hơn, kéo theo các triệu chứng đau nhức, sưng có mủ thì nhiều người mới tìm đến các phương pháp điều trị. Tuy nhiên, lúc này việc điều trị sẽ tương đối khó khăn, trường hợp nặng hơn có thể gây ra tình trạng viêm nha chu hoặc là rụng răng.
Viêm nhiễm vùng nướu thường xảy ra do vi khuẩn hoặc mảng bám tích tụ thức ăn ở vị trí chân răng. Lâu dần, mảng bám cứng hình thành cao vôi răng và sẽ rất khó làm sạch bằng việc vệ sinh răng miệng thông thường.
2.2. Sưng chân răng do đang mang thai
Trong thời kỳ mang thai, các hormone ở cơ thể sẽ thay đổi khá nhiều, điều này có thể làm tăng lượng máu tới nướu khiến cho chúng dễ có nguy cơ bị kích ứng hơn trước. Ngoài ra, sự thay đổi của hormone cũng sẽ làm giả khả năng chống lại vi khuẩn gây nhiễm trùng nướu nên nguy cơ viêm chân răng sẽ cao hơn bình thường rất nhiều.
2.3. Thiếu dinh dưỡng làm cho sưng chân răng
Các loại vitamin, đặc biệt là vitamin B và C đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng. Khi cơ thể bị thiếu hụt nhiều Vitamin C, bạn sẽ dễ mắc phải các bệnh lý như là Scorbut và từ đó khiến cho chân răng bị sưng tấy. Cùng với đó, bạn có thể gặp một vài triệu chứng điển hình như cơ thể dễ bị bầm tím, đau khớp, đau chân nặng, xuất hiện đốm đỏ trên da.
2.4. Sưng nướu răng do bị nhiễm trùng
Tình trạng sưng chân răng có thể xuất hiện ở những bệnh lý nhiễm trùng răng hoặc nướu do vi khuẩn và nấm gây ra. Bệnh lý phổ biến dễ gặp phải ở cả người lớn lẫn trẻ em là tình trạng sâu răng, viêm tủy. Nếu như không được điều trị sớm có thể tiến triển thành áp xe răng, sưng nướu răng.
2.5. Bệnh lý sưng chân răng ở trẻ em
Sưng chân răng ở trẻ em có thể xuất phát từ 2 nguyên nhân, bao gồm:
– Viêm lợi trong quá trình mọc răng: Đây là tình trạng xảy ra khi trẻ mọc răng, tuy nhiên chỉ có tính chất tạm thời. Quá trình mọc răng khiến cho thức ăn bị tích tụ, từ đó hình thành mảng bám vi khuẩn. Ở một số trường hợp khác, bệnh thường gặp ở trẻ từ 6 đến 7 tuổi.
– Viêm lợi miệng Herpes nguyên phát hay còn gọi là viêm lợi miệng phồng rộp, đây là bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus Herpes tuýp 1 gây ra. Virus lây qua đường hô hấp dưới dạng bọt khí và ủ bệnh trong khoảng 1 tuần. Bệnh hay gặp ở trẻ có độ tuổi từ 2 đến 5 tuy nhiên cũng có thể gặp ở trẻ lớn hơn.
3. Các phương pháp điều trị sưng chân răng là gì?
Tùy vào mức độ cũng như tình trạng cụ thể mà sẽ có những phương án điều trị khác nhau, bao gồm:
3.1 Điều trị sưng chân răng tại nhà
Với những trường hợp chỉ bị sưng chân răng nhẹ thì bạn có thể điều trị ngay tại nhà. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng bao gồm:
– Đánh răng đều đặn 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm, không chải quá mạnh bởi rất dễ làm tổn thương nướu
– Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các mảng bám ở kẽ răng, lưu ý nên thực hiện nhẹ nhàng để không bị tác động đến nướu lợi
– Súc miệng với nước muối loãng để làm sạch vi khuẩn đồng thời giúp kháng viêm hiệu quả
– Uống nhiều nước, tăng tiết nước bọt và là cho vi khuẩn bị suy yếu
– Không ăn thức ăn quá nóng, quá lạnh hoặc sử dụng nước súc miệng quá mạnh, đồ uống có cồn hay thuốc lá vì có khả năng gây kích thích răng nướu
– Chườm lạnh ở má bên ngoài vị trí bị sưng, sau đó, bạn cũng có thể chườm nóng để có thể giảm đau hiệu quả
3.2. Đến nha khoa để xử lý tình trạng sưng chân răng
Ở trường hợp chân răng bị sưng nặng, nếu như không được chăm sóc đúng cách tại nhà thì bạn nên đến nha khoa để bác sĩ có phương án điều trị thích hợp. Dựa trên tình trạng thực tế của từng người, tần suất xuất hiện triệu chứng cũng như nguyên nhân gây ra bệnh lý thì bác sĩ sẽ có phương án điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, bạn có thể được chỉ định chụp X-quang răng hoặc xét nghiệm máu để có thể kiểm tra chính xác hơn.
Trên đây là nguyên nhân bị sưng chân răng cũng như cách điều trị. Đừng quên thăm khám với bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu sưng chân răng để tránh nguy cơ mất răng vĩnh viễn bạn nhé.