Trẻ viêm tai giữa nên trị bệnh theo cách nào thì hiệu quả hiện là thắc mắc của không ít phụ huynh. Do đó, bài viết dưới đây sẽ giải đáp tới quy độc giả các cách trị viêm tai giữa cho trẻ phổ biến, mang tới hiệu quả cao hiện nay nhé.
Menu xem nhanh:
1. Những điều cơ bản nên biết về bệnh lý viêm tai giữa ở trẻ
1.1. Viêm tai giữa là bệnh dễ chữa nếu được điều trị kịp thời
Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng xảy ra tại bộ phận tai giữa của bé. Đây là bệnh lý rất phổ biến, có thể gặp ở mọi trẻ, nhất là các bé khoảng từ 6 – 36 tháng tuổi. Ngoài ra, trẻ còn có thể tăng nguy cơ mắc viêm tai giữa khi có các yếu tố sau: bé đang đi nhà trẻ, sống trong môi trường có độ ô nhiễm cao, bé đang bị cảm lạnh, cảm cúm, bé bị dị tật bẩm sinh ở vùng mũi họng…
Nguyên nhân chính của viêm tai giữa thường là do vi khuẩn hoặc virus từ đường hô hấp xâm nhập vào tai qua ống âm nhĩ. Các tác nhân này có thể gây kích thích và viêm nhiễm của niêm mạc tai giữa, dẫn đến tăng sản xuất dịch, sưng và triệu chứng đau.
Thực tế, viêm tai giữa là bệnh khá thường gặp ở đối tượng trẻ nhỏ. Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ mắc viêm tai giữa có thể khỏi bệnh sau 5-7 ngày hoặc nhiều hơn là sau khoảng 10 ngày. Đồng thời, đây cũng là cách có thể ngăn ngừa tối đa sự phát triển của bệnh và các biến chứng khôn lường có thể xảy ra.
1.2. Các dấu hiệu cho thấy trẻ có thể đã mắc viêm tai giữa
Dấu hiệu của viêm tai giữa có thể thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ và mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến mà cha mẹ và người chăm sóc có thể lưu ý để phát hiện viêm tai giữa ở trẻ:
– Đau tai: Trẻ có thể tỏ ra khó chịu, rụt rè, và thậm chí có thể bày tỏ sự đau đớn ở khu vực tai.
– Nghe kém: Trẻ có thể có vấn đề về thính lực, chậm phản ứng với âm thanh khi nghe hay nói chuyện.
– Sưng và đỏ tai: Tai bé có thể trở nên đỏ và sưng, đặc biệt ở khu vực xung quanh lỗ tai.
– Chảy dịch tai: Bé có thể bị chảy dịch từ trong tai ra. Màu sắc và tính chất của dịch có thể thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
– Khó chịu và kích thích: Bé có thể trở nên kích thích, khó chịu và khó ngủ.
– Sổ mũi, nghẹt mũi: bệnh viêm tai giữa nếu xuất phát từ bệnh cảm lạnh hoặc nhiễm trùng hô hấp, trẻ có thể có các triệu chứng liên quan như sổ mũi hoặc nghẹt mũi.
– Nôn mửa hoặc tiêu chảy: Đôi khi, viêm tai giữa cũng có thể gây ra các vấn đề dạ dày, như nôn mửa hoặc tiêu chảy ở trẻ mắc bệnh.
Trường hợp quan sát thấy trẻ xuất hiện một số triệu chứng kể trên, nghi ngờ trẻ có thể mắc viêm tai giữa, phụ huynh nên đưa con đi khám bác sĩ để kiểm tra và điều trị phù hợp.
1.3. Các biến chứng có thể xảy ra với trẻ viêm tai giữa
Trẻ em mắc bệnh viêm tai giữa nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời có thể gây biến chứng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt các bé sơ sinh và trẻ nhỏ. Dưới đây là một số biến chứng có thể xuất hiện với bé bị viêm tai giữa:
– Mất thính lực tạm thời hoặc hoàn toàn: Bệnh viêm tai giữa có thể gây nên sưng và chảy dịch trong tai, làm giảm khả năng nghe của trẻ. Một số trường hợp trẻ mất thính lực tạm thời có thể bị mất thính lực hoàn toàn nếu vẫn không được hỗ trợ điều trị dứt điểm, đúng cách.
– Nhiễm trùng tai ngoại kính: Dịch tai có thể là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, dẫn đến nhiễm trùng tai ngoại kính. Điều này có thể làm tăng đau và sưng ở khu vực xung quanh tai.
– Biến chứng viêm xoang, viêm phổi: Bệnh viêm tai giữa ở trẻ có thể tiềm ẩn nguy cơ kéo theo nhiễm trùng đường hô hấp trên gây biến chứng viêm xoang hoặc viêm phổi. Nguy cơ xảy ra biến chứng này càng tăng cao hơn nếu bệnh viêm tai giữa của bé do xuất phát từ một cơn cảm lạnh hay nhiễm trùng hô hấp.
Ngoài những biến chứng kể trên, bệnh viêm tai giữa còn có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng học tập và chất lượng cuộc sống của trẻ. Bởi nếu bị ảnh hưởng thính lực, việc học tập của trẻ sau này sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, tạo rào cản trong học ngôn ngữ. Đồng thời, thính lực kém hay mất hoàn toàn cũng khiến trẻ bị hạn chế về các hoạt động vui chơi và khả năng giao tiếp với mọi người xung quanh.
2. Các cách trị viêm tai giữa cho trẻ phổ biến, hiệu quả cao
2.1. Cách trị viêm tai giữa cho bé bằng thuốc
Theo nguyên tắc, cách trị viêm tai giữa cho trẻ mắc bệnh ở mức độ bình thường chỉ cần dùng thuốc rửa viêm tai giữa hàng ngày, chăm sóc đúng cách và theo dõi đến khi màng nhĩ liền lại và hết bệnh. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng của trẻ, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số thuốc như:
– Kháng sinh: Nếu bệnh viêm tai giữa ở trẻ được xác định nguyên nhân do vi khuẩn, bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh thêm vào phác đồ điều trị cho bé.
– Thuốc giảm đau, giảm sưng: Trẻ viêm tai giữa có thể được chỉ định thêm các thuốc giảm đau, giảm sưng (như Paracetamol hay Ibuprofen) trong trường hợp cần thiết.
Lưu ý rằng, phụ huynh cần cho trẻ uống thuốc đúng và đủ liều để đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất.
2.2. Cách trị viêm tai giữa bằng cho bé phẫu thuật
Trường hợp trẻ mắc viêm tai giữa ở mức độ nặng hoặc điều trị với thuốc nhưng không mang lại tác dụng thì bé có thể điều trị bệnh bằng các tiến hành phẫu thuật. Một số phương phẫu phẫu thuật thường được áp dụng cho trẻ mắc viêm tai giữa gồm:
– Phẫu thuật đặt ống thông khí màng nhĩ: Phương pháp thường dùng điều trị cho bé viêm tai giữa cấp tính tái lại nhiều lần, viêm tai giữa đã ứ dịch, thuốc không thể cho hiệu quả điều trị tốt. Với cách này, bác sĩ sẽ tiến hành chèn các ống nhỏ vào tai trẻ để có thể dẫn không khí và dịch ứ trong tai giữa ra bên ngoài.
– Phẫu thuật vá màng nhĩ cho bé viêm tai giữa: Áp dụng với trường hợp trẻ bị viêm tai giữa mạn tính kèm theo triệu chứng thủng màng nhĩ, nhưng không có bệnh tích về xương.
Thực tế, cách trị viêm tai giữa tốt nhất cho trẻ cần được tư vấn và chỉ định từ bác sĩ chuyên môn để đảm bảo hiệu quả và an toàn. Nếu nghi ngờ trẻ có dấu hiệu viêm tai giữa, phụ huynh cho cho con đến ngay Thu Cúc TCI để được bác sĩ hỗ trợ kịp thời nhé.