Bệnh tiểu đường tuýp 2 có chữa khỏi không là vấn đề nhiều người bệnh băn khoăn bởi đây là bệnh lý khá phổ biến đồng thời dễ gây biến chứng nguy hiểm đe dọa sức khỏe người bệnh.
Menu xem nhanh:
Tiểu đường tuýp 2 nguy hiểm như thế nào?
Tiểu đường type 2 được xem là một bệnh lý nguy hiểm, bởi nếu không được chữa trị kịp thời, kiểm soát tốt bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh, dẫn tới tàn phế hoặc tử vong. Nguyên nhân là do quá trình tăng đường máu kéo dài làm tổn hại đến các mạch máu và cơ quan quan trọng trong cơ thể. Những tổn thương thường gặp gồm có:
- Bệnh tiểu đường tuýp 2 cần được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả
– Biến chứng cấp tính: Tăng đường huyết quá cao có thể đưa bệnh nhân vào hôn mê nhiễm ceton hay hôn mê tăng áp lực thẩm thấu. Tử vong do hôn mê tăng đường huyết là rất cao.
– Biến chứng tim và mạch máu: Đái tháo đường làm tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch, bao gồm bệnh mạch vành với cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não , xơ vữa động mạch và tăng huyết áp .
– Biến chứng thần kinh (neuropathy): Đường huyết tăng cao có thể gây tổn thương thành mạch máu nhỏ (mao mạch) nuôi dưỡng những sợi thần kinh, đặc biệt ở chân. Tổn thương này gây ra các triệu chứng : châm chích như kiến bò, tê chân, nóng rát hay đau thường bắt đầu từ các ngón chân, ngón tay và lan dần lên. Nếu đường huyết không được kiểm soát tốt có thể gây mất toàn bộ cảm giác ở chi
– Tổn thương hệ thần kinh: Tổn thương những sợi thần kinh tự động kiểm soát việc tiêu hóa có thể gây buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy hay táo bón . Đối với đàn ông, có thể bị rối loạn cương dương.
- Tiểu đường tuýp 2 nếu không được điều trị hiệu quả có thể gây nên biến chứng nguy hiểm
– Biến chứng thận (Nephropathy): Thận chứa hàng triệu búi mạch máu nhỏ có chức năng lọc chất thải ra khỏi cơ thể. Đái tháo đường có thể gây tổn thương những hệ thống lọc này. Cuối cùng có thể dẫn tới suy thận hay bệnh thận giai đoạn cuối không thể phục hồi được, khi đó cần phải chạy thận nhân tạo hay ghép thận .
– Biến chứng mắt: Đái tháo đường có thể gây tổn thương mạch máu ở võng mạc (bệnh võng mạc do Đái tháo đường ), có thể dẫn tới giảm thị lực hay mù hoàn toàn. Đái tháo đường cũng làm tăng nguy cơ bị các bệnh lý mắt khác như đục thủy tinh thể và glaucoma.
– Biến chứng chân: Tổn thương thần kinh ở chân và giảm tưới máu chân làm tăng nguy cơ của nhiều biến chứng trên bàn chân. Nếu không được điều trị, các vết thương hay nốt phồng sẽ bị nhiễm trùng. Nếu tổn thương trầm trọng có thể phải cắt bỏ ngón chân, bàn chân hay cả chân để cứu tính mạng bệnh nhân.
Tiểu đường tuýp 2 có chữa khỏi không?
Người bệnh tiểu đường tuýp 2 hoàn toàn có thể quản lý được sự tiến triển của bệnh bằng chế độ ăn uống, vận động hợp lý cùng thuốc điều trị. Nếu người bệnh tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ thì việc điều trị bệnh không quá khó khăn, người bệnh có thể sống chung và kéo dài được tuổi thọ của mình. Theo đó, người bệnh tiểu đường tuýp 2 cần lưu ý một số vấn đề như:
Theo dõi và kiểm soát lượng đường trong máu thường xuyên
Tùy thuộc vào kế hoạch điều trị, có thể kiểm tra và ghi lại lượng đường trong máu một lần một ngày hoặc vài lần một tuần. Hãy hỏi bác sĩ bao lâu lại kiểm tra lượng đường trong máu. Theo dõi cẩn thận là cách duy nhất để đảm bảo lượng đường trong máu vẫn nằm trong phạm vi mục tiêu.
- Thăm khám để được chẩn đoán điều trị tiểu đường tuýp 2 hiệu quả
Ăn uống lành mạnh
Người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 nên ăn nhiều loại trái cây và rau quả. Rau xanh có công dụng cực kỳ hữu hiệu, cung cấp cho cơ thể lượng Vitamin C, Vitamin D,…Đặc biệt người bị tiểu đường tuýp 2 nên ăn nhiều chất xơ vì nó có tác dụng ngăn ngừa tăng hàm lượng cholesterol, glucoza,triglycerid sau bữa ăn. Rau quả và chất xơ giúp làm chậm lại quá trình hấp thu đường vào máu, luôn đảm bảo lượng đường trong máu không bị tăng đột ngột ngay sau bữa ăn. Và đối với người tiểu đường nên cung cấp 70% hàm lượng chất xơ mà chủ yếu là rau xanh cho cơ thể.
Với người bị tiểu đường tuýp 2 sẽ phải hạn chế ăn các loại chất béo, tỉ lệ trong mỗi bữa ăn là 25%.
Hoạt động thể chất
Tăng cường các bài tập thể dục thể thao thường xuyên là cần thiết và quan trọng trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2. Theo đó, người bệnh cần thường xuyên luyện tập từ 30-40 phút mỗi ngày.