Khoai lang là một loại củ khá giàu giàu chất dinh dưỡng, carbohydrate cũng như chất xơ, bên cạnh đó, đây cũng là loại thực phẩm giúp mẹ bầu chống lại cơn đói rất nhanh. Tuy nhiên do vị ngọt tự nhiên nên không ít mẹ bầu nghĩ rằng khoai lang không tốt cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ. Vậy tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không, mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Khoai lang có giá trị dinh dưỡng như nào?
Khoai lang là thực phẩm phổ biến ở nước ta với nhiều loại đa dạng như khoai lang trắng, khoai lang tím, khoai lang mỡ, khoai mật,… Thành phần dinh dưỡng ở từng loại khoai lang tuy có sự khác biệt nhưng nhìn chung theo tính toán trung bình thì trong 100g khoai lang sống sẽ cung cấp khoảng 64 kcal năng lượng và có những thành phần dinh dưỡng cơ bản gồm:
- 0,91g Protein
- 16,36g Carbohydrate
- 2,7g Chất xơ
- 3,64g Đường
- 24mg Canxi
- 0,5mg Sắt
- 64mg Natri
- 86 Calo
Đặc biệt trong khoai lang gần như không chứa chất béo
Ngoài ra, khoai lang còn là thực phẩm cung cấp nhiều loại vitamin và các chất quan trọng như: tiền Vitamin A hay còn gọi là beta caroten (là hoạt chất giúp chuyển đổi thành vitamin A khi cần thiết), vitamin C, vitamin B6, B5,B9 vitamin E và các khoáng chất khác như kali, manga.
Bên cạnh đó, khoai lang rất giàu chất chống oxy hóa, đặc biệt là các loại khoai lang đậm màu như khoai lang tím, khoai lang vàng.
2. Lợi ích của khoai lang với bà bầu
Khoai lang chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng với bà bầu, trong đó điển hình là:
- Cung cấp beta carotene giúp chuyển hóa vitamin A trong cơ thể, vitamin A là chất giúp duy trì mô và sự phát triển của thai nhi, đồng thời hỗ trợ trao đổi chất ở mẹ bầu được tốt hơn.
- Cung cấp vitamin nhóm B trong đó có B9 (axit Folic) vô cùng quan trọng trong hình thành tế bào ống thần kinh của trẻ. Trung bình mỗi ngày mẹ bầu cần 400- 600mcg axit folic, trong khi đó 100g khoai lang đã giúp cung cấp cho mẹ từ 50 – 90 mcg chất này. Chính vì thế, khoai lang không thể thiếu trong thực đơn giúp mẹ bổ sung vitamin B9.
- Cung cấp lượng lớn Kali giúp mẹ cân bằng chất lỏng bên trong và giúp điều hòa huyết áp.
- Cung cấp lượng đường bột cần thiết cho cơ thể mẹ. Song, nhiều mẹ bầu cho rằng khoai lang chứa nhiều chất đường bột nên thường bỏ qua loại thực phẩm này trong khẩu phần ăn. Tuy nhiên trên thực tế khi được nấu chín, chỉ số đường huyết GI của khoai lang là tương đối thấp. 100g khoai lang luộc chín trung bình chỉ chứa 4,2 g đường, lượng này chỉ bằng 1 nửa so với lượng đường bột từ 100g cơm. Chính vì thế, ngược lại với suy nghĩ của mẹ bầu, khoai lang được sử dụng đúng cách còn giúp cho việc kiểm soát và ngăn ngừa đường huyết đạt hiệu quả.
- Bên cạnh đó, khoai lang không chứa chất béo và cholesterol sẽ giúp máu được lọc sạch và kiểm soát nhịp tim. Lượng sắt, canxi có trong khoai lang cũng giúp xương cốt được cải thiện và giúp tăng cường thị lực,…
Chính vì thế mẹ bầu hãy lựa chọn và sử dụng khoai lang đúng cách để được cung cấp hợp lý nguồn dinh dưỡng quý giá từ loại củ này.
3. Ảnh hưởng của khoai lang đến người tiểu đường thai kỳ
Do vị ngọt tự nhiên nên không ít mẹ bầu nghĩ rằng khoai lang không tốt cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên khoai lang hoàn toàn an toàn đối với bệnh nhân tiểu đường do tổng lượng calo và lượng đường bột rất thấp, giúp hàm lượng insulin trong cơ thể mẹ bầu được cân bằng và giảm lượng đường huyết trong máu.
Mặt khác với mẹ bầu tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang còn giúp cải thiện rất tốt hệ tiêu hóa do rất giàu chất xơ, giúp loại bỏ các chất tích tụ trong dạ dày. Bên cạnh đó khoai lang còn giúp kích thích dạ dày sản xuất dịch vị, cải thiện chức năng tiêu hóa.
Ngoài ra, khoai lang còn giúp mẹ bầu kiểm soát cân nặng tốt hơn thông qua cải thiện khả năng chuyển hóa của cơ thể nhờ tác dụng của các loại protein đặc biệt, vitamin và khoáng chất cũng như các carbohydrates có trong loại củ này.
4. Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ nên sử dụng khoai lang như thế nào?
Đối với mẹ bầu tiểu đường thai kỳ, khi sử dụng khoai lang cần lưu ý:
- Cách chế biến tốt nhất là nên dùng khoai lang nướng, luộc hoặc hấp, mẹ bầu không nên khoai chiên thành miếng.
- Mẹ bầu không ăn khoai lang chung với các rau củ muối như dưa muối, củ cải muối, su hào muối, vì các loại protein có trong khoai và các đồ muối chua sẽ tạo thành axit không tốt cho dạ dày.
- Tuyệt đối không ăn khoai lang sống và khoai lang mọc mầm khi mang thai do lớp màng tinh bột ở khoai sống và các chất sinh ra khi khoai mọc mầm đều không tốt cho mẹ bầu.
- Mẹ bầu chỉ nên ăn 1 củ khoai lang không quá 250g do ăn nhiều sẽ dẫn đến thừa vitamin A không tốt cho thai nhi
- Khi ăn khoai lang, mẹ bầu nên kết hợp với các loại thực phẩm khác để cung cấp thêm omega 3, sắt, DHA,….
Một số loại khoai lang tốt cho tiểu đường thai kỳ
Ngoài những dinh dưỡng tuyệt vời mà khoai lang cung cấp thì với 3 loại dưới đây còn có lượng đường huyết cực thấp, một số chất đặc biệt rất tốt cho mẹ bầu khi bị tiểu đường thai kỳ.
4.1. Khoai lang vàng (vỏ nâu tím)
Loại khoai lang này còn được gọi là khoai lang Nhật có vỏ tím bên ngoài và bên trong ruột vàng. Trong khoai này chứa chất caiapo có tác dụng làm giảm đáng kể lượng đường huyết trong hai giờ và đồng thời làm giảm cholesterol.
4.2. Khoai lang ruột cam
Đây là loại khoai lang có vỏ nâu đỏ bên ngoài và màu cam bên trong. Loại khoai này chứa rất nhiều chất xơ và có lượng đường bột rất thấp. Và đặc biệt khoai lang cam khi luộc sẽ có giá trị đường huyết GI thấp hơn rất nhiều so với các cách chế biến khác như nướng, rán nguyên vỏ.
4.3. Khoai lang tím
Khoai lang tím khá phổ biến ở Việt Nam, là loại khoai màu tím cả vỏ và ruột trong, hàm lượng GI của khoai lang tím cũng thấp hơn khoai lang ruột cam. Bên cạnh đó, trong khoai lang tím còn chứa một hợp chất rất quan trọng là Anthocyanin giúp đảo ngược, ngăn ngừa béo phì và đặc biệt là ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thông qua việc cải thiện tình trạng kháng insulin.
Trên đây là một số những thông tin hữu ích về khoai lang giúp mẹ bầu giải đáp câu hỏi “Tiểu đường thai kỳ có ăn khoai lang không?”. Với mẹ bầu và đặc biệt với mẹ bầu tiểu đường thì khoai lang là một trong những thực phẩm phù hợp nên được sử dụng để thay đổi trong thực đơn hằng ngày.Tuy nhiên, khi tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu cần được theo dõi sức khỏe thường xuyên, đi thăm khám định kỳ đúng lịch và thực hiện nghiêm túc những lời khuyên của bác sĩ để có một thai kỳ khỏe mạnh và tránh những biến chứng xấu có thể xảy ra như tiền sản giật, tăng huyết áp, … thậm chí sảy thai, sinh non.