Cũng giống như tiền sản giật, tiền sản giật sau sinh có thể để lại biến chứng nguy hiểm cho chị em phụ nữ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các mẹ thông tin chi tiết về căn bệnh này.
Menu xem nhanh:
1. Tiền sản giật sau sinh là gì?
Biến chứng của tiền sản giật sau sinh cũng như tiền sản giật, đó là huyết áp cao và có nhiều protein trong nước tiểu (trên 300 mg).
Sản giật thường sẽ xảy ra 48 giờ sau khi sinh hoặc 6 tuần sau đó (gọi là sản giật muộn). Nếu mẹ bị tiền sản giật sau sinh sẽ phải ở lại bệnh viện theo dõi lâu cho tới khi huyết áp ổn định. Nếu huyết áp của mẹ tiếp tục tăng, bác sĩ sẽ chỉ định uống thuốc để kiểm soát các nguy cơ tim mạch.
2. Triệu chứng của tiền sản giật sau sinh
Để phát hiện được tiền sản giật sau sinh rất khó bởi những triệu chứng không được rõ ràng, mẹ lại bận bịu chăm sóc em bé. Một số triệu chứng thường gặp sẽ là:
Huyết áp cao (trên 140/90)
Nồng độ protein trong nước tiểu trên 300 mg.
Thị lực bị mất tạm thời hoặc bị giảm, mắt nhạy cảm với ánh ánh.
Mẹ có cảm giác buồn nôn, đau đầu dữ dội hoặc đau bụng (dưới xương sườn phải)
Lượng nước tiểu giảm
Tăng cân đột ngột (khoảng 1kg/tuần)
Bị phù mặt và chân
3. Nguyên nhân của tiền sản giật sau sinh
Hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác của hiện tượng này. Có thể là mẹ bị tiền sản giật từ lúc mang thai nhưng đến lúc sinh xong mới bộc phát.
Nếu người thân của chị em (mẹ, dì, chị em) bị tiền sản giật thì mẹ cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, mẹ có nguy cơ mắc tiền sản giật sau sinh nếu:
Bị huyết áp cao sau 20 tuần mang thai
Mang thai trước 20 tuổi hoặc sau 40 tuổi
Bị béo phì hoặc tăng cân quá nhanh trong thai kỳ
Mang đa thai
4. Chẩn đoán và điều trị tiền sản giật sau sinh
3.1. Chẩn đoán bệnh
Để chẩn đoán tiền sản giật sau sinh, các mẹ cần làm những xét nghiệm sau:
Xét nghiệm máu: để kiểm tra chức năng gan và thận, giúp bác sĩ biết được lượng tiểu cầu có giảm không. Tiểu cầu là tế bào đóng vai trò ngăn ngừa tình trạng máu đông và chảy máu quá nhiều.
Xét nghiệm nước tiểu: để xác định nồng độ protein. Nếu mức protein quá cao thì mẹ có nguy cơ bị tiền sản giật sau sinh. Lúc này, dù đã xuất viện mẹ cũng cần thường xuyên kiểm tra huyết áp và tái khám.
3.2. Điều trị tiền sản giật sau sinh
Nếu bị tiền sản giật sau sinh, bà đẻ sẽ được kê thuốc chữa cao huyết áp. Trường hợp bị nhẹ, bác sĩ sẽ cho mẹ dùng magie sulfat trong vòng 24 giờ.
Nếu huyết áp của mẹ trên 150/150, bác sĩ sẽ cho dùng thuốc hạ huyết áp. Tác dụng phụ của các loại thuốc tăng hay hạ huyết áp là nhức đầu, mặt đỏ bừng, buồn nôn và nhịp tim nhanh.
Lượng thuốc được giảm dần cho tới khi huyết áp của mẹ trở về mức bình thường.
3.3. Biến chứng của tiền sản giật sau sinh
Mẹ mắc tiền sản giật sau sinh sẽ bị một vài biến chứng khác như:
Bị động kinh. Giống như tiền sản giật, tiền sản giật sau sinh có thể hủy hoại não, thận và gan, nếu không được điều trị kịp thời mẹ sẽ bị hôn mê, thậm chí tử vong.
Mẹ có thể bị thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch gây khó thở, đau ngực, ho, lo lắng và số. Nếu bị nặng có thể dẫn tới tử vong.
Bị đột quỵ do não không được cung cấp máu, các cơ quan khác bị rối loạn chức năng.
Phù phổi do chất lỏng tích lũy bên trong. Biến chứng này gây khó thở, ho ra máu, lo lắng và đổ nhiều mồ hôi.
Hội chứng HELLP (thiếu máu, tăng men gan, giảm tiểu cầu) gây viêm gan và xuất huyết.
Những người bị tiền sản giật sau sinh có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn 3,7 lần trong tương lai, nguy cơ bị thiếu máu cục bộ tim cao hơn 2,2 lần và nguy cơ bị đột quỵ cao hơn 1,8 lần so với người bình thường.
Với mức độ nghiêm trọng trên, các mẹ hãy hết sức cẩn thận với tiền sản giật sau sinh. Nếu cần biết thêm thông tin về căn bệnh này, chị em có thể đến trực tiếp bệnh viện DDKQT Thu Cúc tại 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội hoặc gọi điện tới đường dây nóng 1900 55 88 92 để được hỗ trợ nhé.
Xem thêm
>> Tiền sản giật nên ăn gì tốt nhất?
> Sinh mổ có bị sa tử cung không?
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc