Nguy cơ tiền sản giật là gì? Ảnh hưởng thế nào đến mẹ và bé?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Tiền sản giật có lẽ là nỗi ám ảnh của tất cả các phụ nữ khi mang bầu và cả bác sĩ, bởi lẽ đây là một hội chứng rất nguy hiểm với cả mẹ và bé. Vậy, những nguy cơ tiền sản giật là gì, ảnh hưởng thế nào đến mẹ và bé? Mời các bạn cùng tìm hiểu những nội dung trên qua bài viết sau.

 1. Tiền sản giật có biểu hiện như thế nào?

Tiền sản giật là một biến chứng nghiêm trọng trong thai kỳ. Tiền sản giật được đặc trưng bởi các dấu hiệu như huyết áp tăng cao, đi kèm là dấu hiệu tổn thương các cơ quan khác, thường là thận và có protein niệu. Do đó, tất cả các bà bầu luôn phải cẩn trọng, bởi huyết áp dù tăng nhẹ cũng có thể báo hiệu nguy cơ tiền sản giật. Tiền sản giật không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm, đe dọa tính mạng cả mẹ và bé.

Tiền sản giật là một biến chứng nghiêm trọng, xuất hiện trong thai kỳ.

Tiền sản giật là một biến chứng nghiêm trọng trong thai kỳ

Các dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của tiền sản giật là:

– Huyết áp tăng cao đột ngột.

– Có những vấn đề về thận, protein niệu (protein trong nước tiểu).

– Đau đầu âm ỉ, kéo dài.

– Thị lực thay đổi, mắt mờ, nhạy cảm với ánh sáng.

– Cơ thể nhức mỏi, bụng đau dữ dội, buồn nôn, nôn.

– Cả gan và thận đều bị suy giảm chức năng.

– Tiểu ít.

– Lượng tiểu cầu trong máu bị giảm.

– Phổi có dịch, khó thở.

Bên cạnh những dấu hiệu phổ biến này, bà bầu bị tiền sản giật còn xuất hiện những dấu hiệu khác như:

– Tăng cân đột ngột

– Chân, tay bị phù nề.

Nếu trong tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ, mẹ bầu thấy cơ thể có bất cứ sự thay đổi nào thì đều không được chủ quan và không được tự ý dùng thuốc. Trong trường hợp bà bầu cảm thấy đau đầu nghiêm trọng, mắt mờ đi, đau bụng dữ dội, khó thở kéo dài… thì hãy đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể để được thăm khám và theo dõi, cũng như điều trị kịp thời.

Nếu nhận thấy cơ thể có bất cứ sự thay đổi nào thì đều không được chủ quan, phải đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Nếu nhận thấy cơ thể có bất cứ sự thay đổi nào thì đều không được chủ quan, phải đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt

2. Nguyên nhân và các yếu tố làm tăng nguy cơ tiền sản giật

2.1. Tiền sản giật do nguyên nhân nào gây ra?

Cho đến nay, vẫn chưa có ai xác định hay đưa ra nguyên nhân chính xác gây tiền sản giật là gì. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, phần lớn bà bầu mắc tiền sản giật là do lưu lượng máu đến nhau thai không đảm bảo. Với những thai phụ bình thường, ở giai đoạn đầu thai kỳ, các mạch máu bắt đầu hình thành và phát triển, chịu trách nhiệm đưa máu đến nhau thai. Tuy nhiên, những thai phụ gặp phải hội chứng tiền sản giật thường có mạch máu không phát triển hoặc không vận chuyển đủ lượng máu đến bánh nhau.

Nguyên nhân của sự bất thường này có thể là do:

– Không đủ lượng máu đến tử cung

– Mạch máu bị tổn thương

– Hệ thống miễn dịch bị suy giảm hoặc có vấn đề bất ổn.

– Một số bất thường về ADN.

2.2. Những yếu tố làm tăng nguy cơ tiền sản giật là gì?

Dưới đây không phải là những nguyên nhân mà chỉ là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Bao gồm:

– Phụ nữ có người thân trong gia đình mắc tiền sản giật như: Mẹ, chị gái hoặc em gái.

– Phụ nữ đã từng bị tiền sản giật: Khoảng 15% nguy cơ mắc nếu bị tiền sản giật vào giai đoạn cuối lần mang thai trước. Nguy cơ là khoảng 40% nếu ở lần mang thai trước bạn bị tiền sản giật trước tuần 29 của thai kỳ. Nếu bạn đã từng mang thai hai lần và trong cả hai lần đều gặp tiền sản giật thì nguy cơ trong lần mang thai tới sẽ là khoảng 40%.

– Phụ nữ mắc bệnh tăng huyết áp mãn tính.

– Phụ nữ lần đầu mang thai hoặc mang nhiều hơn một thai.

– Phụ nữ mang thai quá sớm (trước 21 tuổi) hoặc quá muộn (sau 35 tuổi).

– Phụ nữ béo phì, thừa cân.

– Phụ nữ mang thai liền nhau hoặc quá xa, khoảng cách giữa các lần dưới 2 năm hoặc trên 10 năm.

– Phụ mắc một số bệnh nền: tiểu đường, thận, đau nửa đầu, rối loạn đông máu…

Hiểu được những nguy cơ tiền sản giật là gì, các bà bầu sẽ biết cách phòng ngừa bệnh.

Hiểu được những nguy cơ tiền sản giật là gì, các bà bầu sẽ biết cách phòng ngừa hiệu quả

3. Tiền sản giật gây ảnh hưởng như thế nào tới mẹ và thai nhi?

Nếu không được phát hiện và có phương án điều trị kịp thời, tiền sản giật sẽ gây ra những biến chứng như:

– Thai nhi tăng trưởng chậm

– Sinh non

– Rau bong non

– Hội chứng tan máu HELLP

– Sản giật

– Tổn thương đến các cơ quan khác

Bệnh tim mạch về sau

4. Tiền sản giật ở bà bầu có điều trị được không?

Tùy vào thời điểm mắc tiền sản giật mà các bác sĩ sản khoa sẽ có phương án điều trị phù hợp. Để điều trị dứt điểm thì cách tốt nhất là sinh con càng sớm càng tốt. Dựa trên tuần thai, tình hình phát triển của thai nhi cũng như mức độ nặng nhẹ của bệnh, bác sẽ sẽ đưa ra thời điểm sinh phù hợp.

– Nếu thai nhi bình thường, đủ 37 tuần bác sĩ sẽ chỉ định mổ ngay để hạn chế diễn biến bệnh trở nên trầm trọng.

– Nếu thai nhi dưới 37 tuần, diễn biến bệnh trong tầm kiểm soát thì bác sĩ sẽ theo dõi và quản lý thai kỳ chặt chẽ, đến khi thai nhi đủ điều kiện chào đời an toàn.

Nếu tiền sản giật nhẹ, ít có nguy cơ gây ra biến chứng nghiêm trọng, bác sĩ sẽ tư vấn thai phụ điều trị bằng cách:

– Nghỉ ngơi nhiều hơn, bà bầu nên ưu tiên nằm nghiêng về bên trái.

– Thường xuyên siêu âm theo dõi nhịp tim thai nhi.

– Theo dõi huyết áp liên tục, dùng thuốc hạ huyết áp.

– Trường hợp nặng hơn, bác sĩ sẽ khuyên thai phụ ở lại bệnh viện để được theo dõi kĩ hơn.

Thường xuyên theo dõi huyết áp, lượng đường máu là một trong những biện pháp giúp phòng ngừa tiền sản giật.

Thường xuyên theo dõi huyết áp, lượng đường máu là một trong những biện pháp giúp phòng ngừa tiền sản giật

5. Phòng ngừa tiền sản giật trước và sau khi sinh

Nếu bạn đang mang thai, dù có nguy cơ mắc tiền sản giật hay không thì cũng nên tham khảo những lưu ý sau để phòng ngừa và hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm.

– Tập luyện thể thao, duy trì chỉ số BMI thấp hơn 25

– Hạn chế thuốc lá, chất kích thích

– Kiểm soát chặt chẽ huyết áp hoặc lượng đường trong máu;

Có thể nói, tiền sản giật là một biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ tuy nhiên mẹ bầu không nên quá lo lắng, chỉ cần nắm rõ nguy cơ tiền sản giật là gì và cách phòng tránh, đồng thời theo dõi thai kỳ chặt chẽ thì sẽ mẹ tròn con vuông.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital