Bệnh tiền sản giật chỉ xảy ra trong thai kỳ của con người và rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các mẹ thông tin cơ bản về căn bệnh này.
Menu xem nhanh:
1. Tiền sản giật là gì?
Tiền sản giật là một biến chứng do nhiễm độc thai nghén, thường xảy ra ở tuần thứ 20 của thai kỳ với tỷ lệ mắc bệnh từ 5-8%.
Tiền sản giật không giống nhau ở các mẹ bầu, có trường hợp bị nặng, bị nhẹ hoặc chỉ xuất hiện sau sinh.
Bệnh có thể gây ra những biến chứng như khiến mẹ tổn thương gan, thận, chảy máu không cầm được hoặc co giật khi chuyển dạ, khiến thai nhi chậm phát triển, suy thai hoặc thai chết lưu.
2. Dấu hiệu của tiền sản giật khi mang thai
2.1. 7 triệu chứng của tiền sản giật
Chân phù: hiện tượng phù nề chân, tay, mặt khi mang thai là bình thường. Nhưng nếu sưng phù kèm theo đau đầu, hoa mắt, chóng mặt thì mẹ bầu cần đến bệnh viện ngay.
Đau đầu dai dẳng: những cơn đau đầu kéo dài khiến mẹ bầu tưởng như không chịu nổi, kể cả dùng thuốc giảm đau cũng không dứt. Kèm theo đó là thị lực giảm sút.
Việc tăng cân khi mang thai là rất bình thường, nhưng nếu mẹ tăng cân mất kiểm soát, khoảng 1-2 kg/tuần thì đó là dấu hiệu của bệnh tiền sản giật.
Buồn nôn: đây cũng là điều bình thường khi mang thai nên khiến nhiều mẹ bầu bỏ qua, nhưng đó cũng là 1 trong những dấu hiệu của tiền sản giật.
Đau lưng, đau vai: mẹ bầu thường đau lưng, đau vai do những thay đổi nội tiết khi mang thai và do thai nhi lớn dần. Tuy nhiên, tình trạng này có thể do tuần hoàn máu không tốt khi mẹ bị tiền sản giật.
Đau bụng: nếu mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng dữ dội kèm theo đau lưng, đau vai thì nguy cơ mắc tiền sản giật rất cao.
Mắt lờ đờ, nổi đom đóm: đây cũng là một dấu hiệu của tiền sản giật. Bệnh gây ra tuần hoàn máu kém dẫn đến thị lực giảm, nổ đom đóm mắt.
2.2. Những nguyên nhân gây ra tiền sản giật
Các mẹ bầu gặp vấn đề dưới đây có nguy cơ mắc tiền sản giật cao:
Cao huyết áp mãn tính
Mẹ bầu có tiền sử bị tiểu đường, bệnh thận, bệnh tự miễn như lupus hoặc gặp các chứng rối loạn như máu khó đông.
Mẹ bầu có người thân như bà, mẹ, cô, dì, chị em ruột bị tiền sản giật.
Mẹ bị béo phì, thừa cân trong thai kỳ
Các mẹ bầu mang song thai hoặc đa thai cũng có nguy cơ bị tiền sản giật
Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn cũng khiến mẹ bầu có nguy cơ bị tiền sản giật.
3. Tiền sản giật nguy hiểm như thế nào?
Tiền sản giật có ảnh hưởng tới thai nhi không, có nguy hiểm cho mẹ không? Ở những trường hợp mẹ bị tiền sản giật nhẹ thì không để lại hậu quả đáng kể, bệnh sẽ tự hết sau khi sinh bé. Tuy nhiên, trong trường hợp nặng, biến chứng sẽ rất nguy hiểm:
Thiếu lưu lượng máu đến nhau thai dẫn đến thai nhi không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng. Trong trường hợp này, thai sẽ chậm phát triển, bị suy dinh dưỡng, suy thai, sinh non, thai nhi khó thở.
Tiền sản giật làm tăng nguy cơ bong nhau thai, khiến nhau tách ra khỏi thành cử cung trước khi sinh. Nếu bị bong nặng, mẹ sẽ chảy máu nặng, mạng sống của cả mẹ và bé đều bị đe dọa.
Tiền sản giật gây Hội chứng tán huyết HELLP (men gan cao, số lượng tiểu cầu thấp), đe dọa tính mạng cả mẹ và con. HELLP có biểu hiện buồn nôn, nôn, đau đầu và đau bụng bên phải. Hội chứng này đặc biệt nguy hiểm bởi nó có thể xảy ra ngay cả trước khi tiền sản giật biểu hiện.
Sản giật: đây là biến chứng cấp tính của tiền sản giật. Biểu hiện lâm sàng là những cơn co giật liên tục và kết thúc là hôn mê. Sản phụ bị sản giật có thể co giật liên tiếp cho tới khi chết nếu không được điều trị kịp thời.
Tiền sản giật còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch cho mẹ bầu.
4. Điều trị tiền sản giật khi mang thai
4.1. Xét nghiệm tiền sản giật
Với những mẹ bầu có nguy cơ bị tiền sản giật, các bác sĩ sẽ tiến hành làm các xét nghiệm như sau:
Xét nghiệm máu để phát hiện hội chứng HELLP.
Xét nghiệm chỉ số độ thanh thải creatinine để kiểm tra chức năng thận.
Xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra đạm trong nước tiểu suốt 24 giờ của mẹ. Nếu đạm cao trên 300 mcg là dấu hiệu thận bị tổn thương do tiền sản giật.
Nếu mẹ bầu có một cơn động kinh, co giật sẽ được làm các xét nghiệm:
Chụp cắt lớp CT hoặc MRI để kiểm tra các cơ quan và cấu trúc bên trong cơ thể
Đo điện não đồ.
Mẹ bị tiền sản giật, thai nhi sẽ được theo dõi chặt chẽ:
Nhịp tim
Siêu âm nhau thai và lượng nước ối
Siêu âm màu Doppler để kiểm tra hoạt động của nhau thai
Xét nghiệm chọc ối để kiểm tra thai nhi
4.2. Xử trí tiền sản giật khi mang thai
Khi xuất hiện các dấu hiệu sớm như nhức đầu, hoa mắt, giảm thị lực, tăng cân quá đà, đau thượng vị, huyết áp cao, nước tiểu đậm màu thì mẹ bầu cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra ngay.
Sau khi làm các xét nghiệm cần thiết, nếu xác định bị tiền sản giật nhẹ thì mẹ có thể về nhà nghỉ ngơi và tái khám 1 tuần 1 lần. Mẹ cần đo huyết áp 2 lần (sáng và chiều), theo dõi cân nặng bản thân và nếu có gì khác lạ cần báo ngay cho bác sĩ.
Nếu huyết áp của mẹ quá cao thì bác sĩ có thể đưa ra giải pháp sinh mổ sớm. Nếu thai chưa đủ trưởng thành, mẹ bầu sẽ được chỉ định dùng steroid để thúc đẩy phôi thai phát triển.
Nếu mẹ bị tiền sản giật nặng nhưng sức khỏe tốt, huyết áp ổn định thì vẫn có thể chờ đủ tháng để chuyển dạ như bình thường.
Những mẹ bị tiền sản giật được khuyến khích mổ đẻ bởi các trường hợp này có xu hướng sinh non và quá trình chuyển dạ khó.
Để phát hiện và xử lý bệnh tiền sản giật kịp thời, mẹ bầu nên đến các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra sức khỏe trong suốt thai kỳ. Với dịch vụ thai sản và sinh đẻ trọn gói, bệnh viện ĐKQT Thu Cúc được nhiều mẹ bầu lựa chọn để đồng hành trong suốt thai kỳ. Nếu các mẹ có bất cứ thắc mắc hay nhu cầu gì hãy đến trực tiếp bệnh viện tại 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội hoặc gọi điện đến đường dây nóng 1900 55 88 92 để được tư vấn nhé.
Xem thêm
>> Thai ngoài tử cung siêu âm có thấy không?
> Mẹ bị HIV con có bị không?
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc