Mang thai là hành trình đầy thiêng liêng nhưng cũng nhiều khó khăn và thách thức. Vì vậy, mỗi chị em trước khi mang thai cần có sự chuẩn bị kỹ càng về sức khỏe, giúp thai kỳ suôn sẻ và đón bé trọn vẹn. Trong giai đoạn chuẩn bị ấy, việc tiêm vacxin viêm gan B trước mang thai là điều không thể thiếu.
Menu xem nhanh:
1. Vì sao cần tiêm phòng vacxin viêm gan B tiền mang thai?
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm có nguồn gốc do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Nếu không được phòng tránh cũng như điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những tổn thương nặng nề cho lá gan và dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe như: suy gan cấp, xơ gan, ung thư gan và thậm chí gây tử vong cho người bệnh với tỷ lệ tử vong lên đến 90%.
Người mắc virus viêm gan B không có biểu hiện rõ ràng, nhưng vẫn có khả năng lây bệnh cho những người xung quanh và dần dần hình thành biến chứng nguy hiểm. Do đó, viêm gan B được xem là “sát thủ thầm lặng”, cần đề phòng cho mọi lứa tuổi. Đặc biệt, phụ nữ trong giai đoạn tiền mang thai là đối tượng cần chú ý phòng ngừa bệnh.
Nguyên nhân là do hệ miễn dịch của phụ nữ mang thai thường hoạt động kém hơn so với bình thường, làm tăng nguy cơ mẹ bầu nhiễm bệnh viêm gan B. Bên cạnh đó, đáng chú ý hơn cả là virus viêm gan B có khả năng lây truyền từ mẹ sang con. Do đó, việc tiêm phòng viêm gan B trong giai đoạn tiền mang thai là rất quan trọng với chị em phụ nữ.
Việc tiêm phòng không chỉ bảo vệ sức khỏe của mẹ trong thai kỳ mà còn giảm nguy cơ lây nhiễm cho thai nhi, giúp bảo vệ tương lai của em bé khỏi những ảnh hưởng nặng nề của viêm gan B.
2. Khả năng viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con
Theo các chuyên gia Y tế, có 3 con đường chính mà HBV có thể lây truyền từ người mẹ nhiễm bệnh sang thai nhi:
– Thứ nhất là virus viêm gan B có thể lây truyền qua gen. Nếu tế bào trứng hoặc tinh trùng trước khi hình thành nên phôi thai đã bị nhiễm virus, thì khả năng truyền virus viêm gan B từ trứng hoặc tinh trùng sang phôi thai là rất cao. Như vậy, thai nhi có thể mắc bệnh từ khi chúng còn trong tử cung.
– Thứ hai, virus viêm gan B có thể lây qua đường tế bào bằng cách đi qua hệ thống tuần hoàn máu của mẹ, sau đó đi vào em bé thông qua bánh rau.
– Con đường thứ ba để virus viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con là thông qua máu và dịch từ người mẹ tiết ra khi rau bị tổn thương trong quá trình chuyển dạ. Lúc này, máu và dịch tiết chứa virus viêm gan B từ mẹ dễ dàng tiếp xúc và lây bệnh cho trẻ.
Việc tiêm vacxin ngừa viêm gan B trước khi mang thai nhằm ngăn chặn sự lây truyền của virus, bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
3. Hệ lụy của viêm gan B nếu mẹ bầu mắc phải bệnh trong thai kỳ
Hậu quả của viêm gan B khi mẹ bầu mắc phải bệnh trong thai kỳ là một vấn đề đáng lo ngại.
– Mẹ bầu nếu nhiễm viêm gan B ở giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ có nguy cơ cao phải đối mặt với việc sinh non hoặc biến chứng bong non. Đồng thời, việc mắc bệnh ở giai đoạn này còn làm tăng khả năng thai nhi sinh ra mắc bệnh viêm gan B tới 60-70%. Trong khi đó, mẹ bầu nếu nhiễm bệnh trong 3 tháng đầu thì tỷ lệ lây truyền bệnh chỉ khoảng 1% và tăng lên 10% ở 3 tháng giữa thai kỳ.
– Thêm vào đó, theo thông tin từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Việt Nam (CDC Việt Nam), nếu trẻ sơ sinh mắc phải virus viêm gan B từ mẹ, tỷ lệ phát triển thành viêm gan mãn tính lên đến 90%, với khoảng 25% trong số này đối diện với rủi ro cao của ung thư gan và xơ gan.
Đây là hậu quả nặng nề, đặc biệt là trong giai đoạn phát triển quan trọng của sự hình thành và phát triển của trẻ nhỏ. Việc lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ có thể gây ra những vấn đề sức khỏe lâu dài và đòi hỏi sự chăm sóc y tế để giảm thiểu các tác động tiêu cực này. Do đó, việc phòng ngừa, đặc biệt là thông qua việc tiêm vacxin ngừa viêm gan B trước khi mang thai, trở nên cực kỳ quan trọng để bảo vệ cả sức khỏe của mẹ và con mới sinh khỏi những rủi ro có thể xảy ra này.
4. Các loại vacxin ngừa viêm gan B và thời điểm tiêm phòng tiền mang thai
4.1. Các loại vacxin tiêm chủng viêm gan B
Tiêm phòng vacxin viêm gan B trước thai kỳ đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn nguy cơ mẹ bị lây nhiễm virus và từ đó ngăn chặn sự lây truyền của virus từ mẹ sang thai nhi.
Hiện nay, trên thị trường cũng như tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI đang cung cấp nhiều loại vacxin ngừa viêm gan B. Dưới đây là danh sách các loại vacxin ngừa viêm gan B hiệu quả, có thể được sử dụng chủng ngừa tiền mang thai cho chị em phụ nữ:
– Vacxin Engerix B của Bỉ
– Vacxin Heberbiovac HB của Cuba
– Vacxin Gene – HBvax của Việt Nam
4.2. Thời điểm tiêm vacxin viêm gan B trước mang thai
Về thời điểm tiêm phòng tiền mang thai, các chuyên gia Y tế khuyến cáo, việc tiêm vacxin viêm gan B nên được thực hiện càng sớm càng tốt, đặc biệt là trước khi phụ nữ chuẩn bị kết hôn và lên kế hoạch có em bé. Việc này giúp đảm bảo một khoảng thời gian an toàn đủ để phòng tránh virus và bảo vệ sức khỏe hiệu quả cho cả mẹ và thai nhi, đồng thời, giúp vacxin không gây ra các tác động tiêu cực lên việc thụ thai và sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.
Cụ thể, các vacxin ngừa viêm gan B được khuyến cáo tiêm phòng cho chị em phụ nữ vào thời điểm khoảng 3 tháng trước khi có dự định mang thai, hoặc tiêm cách thời điểm có thai ít nhất khoảng 1 tháng sau lần tiêm chủng cuối cùng.
Như vậy, bài viết vừa thông tin đến bạn đọc về vấn đề tiêm vacxin viêm gan B tiền mang thai. Từ đó, giúp chị em phụ nữ có sự chuẩn bị tốt về sức khỏe trước khi bước vào thai kỳ, sẵn sàng cho hành trình “đón bé” an toàn và khỏe mạnh. Để đăng ký chủng ngừa tiền mang thai nói chung hoặc chủng ngừa viêm gan B nói riêng, liên hệ ngay Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI, bạn nhé!