Tiêm chủng trong quá trình mang thai là việc làm quan trọng nhằm giúp thai phụ có hành trình mang thai thuận lợi hơn, em bé sau khi sinh ra có sẵn kháng nguyên phòng bệnh từ người mẹ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng tiêm uốn ván dễ sinh non. Thực hư vấn đề này như thế nào, bạn hãy cùng Thu Cúc TCI tìm câu trả lời ngay sau đây.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh uốn ván và những hệ lụy sức khỏe
Bệnh uốn ván vốn là 1 bệnh lây nhiễm cấp tính. Vi khuẩn uốn ván tồn tại xung quanh chúng ta, chủ yếu tại các môi trường không được vệ sinh sạch sẽ như: chuồng phân bón, phân động vật, công trường, sắt thép bị gỉ sét,.. Vi khuẩn uốn ván có khả năng chịu nhiệt tốt nên việc diệt trừ chúng là không dễ dàng.
Bệnh uốn ván có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào trong năm và không mang tính chất mùa rõ rệt. Vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể qua tổn thương trên da hoặc vết thương hở, sau đó phát triển thành dạng hoạt động và giải phóng độc tố vào máu.
Độc tố này ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương và cơ, gây ra các vấn đề về đường hô hấp, co thắt cơ và trạng thái co cứng. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh. Đặc biệt, trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai không được tiêm vắc xin uốn ván trong thai kỳ có nguy cơ bị nhiễm bệnh cao trong quá trình chuyển dạ sinh nở, trẻ em có nguy cơ uốn ván rốn sơ sinh.
Bệnh uốn ván ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh vẫn là một vấn đề sức khỏe cộng đồng toàn cầu, đặc biệt là ở những vùng có tỷ lệ tiêm chủng thấp và điều kiện chăm sóc y tế còn nhiều hạn chế.
Theo nghiên cứu, trong số trẻ sơ sinh bị uốn ván có tỷ lệ tử vong lên đến 80-100%. Năm 2019, ước tính có hơn 73.000 trường hợp uốn ván, trong đó có hơn 27.000 trường hợp là trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh sống sót sau khi mắc bệnh uốn ván có thể gặp các biến chứng nghiêm trọng và lâu dài về hành vi, thần kinh và trí tuệ. Đây có thể là 1 gánh nặng cho gia đình và xã hội.
2. Tầm quan trọng của vắc xin uốn ván trong thai kì
Vi khuẩn uốn ván dễ thâm nhập vào cơ thể qua vết thương hở và trong trường hợp phụ nữ mang thai, vi khuẩn có thể lây truyền cho thai nhi trong quá trình sinh nở.
Như đã đề cập bên trên, bệnh uốn ván để lại rất nhiều hậu quả sức khỏe, thậm chí là ảnh hưởng tính mạng đến thai phụ và trẻ sơ sinh. Chính vì thế, mũi tiêm uốn ván luôn được các chuyên gia y tế khuyến khích các mẹ bầu nên thực hiện đúng, đủ phác đồ trong hành trình mang thai của mình.
Việc tiêm vắc xin uốn ván trong thai kì giúp người phụ nữ tự bảo vệ được sức khỏe của bản thân và còn truyền kháng nguyên phòng bệnh cho con thông qua nhau thai. Từ đó, trẻ sơ sinh được phòng ngừa uốn ván rốn và những tháng đầu đời khi chưa đủ tuổi để thực hiện mũi tiêm uốn ván cho riêng mình.
Vậy tiêm uốn ván dễ sinh non có đúng không? Nếu mẹ bầu nào còn thắc mắc về vấn đề này hãy cùng tìm câu trả lời ngay trong phần tiếp theo của bài viết.
3. Vắc xin uốn ván có an toàn cho thai phụ và thai nhi không?
Trong thời kỳ mang thai, việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng đầy đủ và sinh hoạt khoa học là quan trọng. Ngoài ra, việc tiêm các loại vắc xin phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Trong số các vắc xin này, vắc xin phòng bệnh uốn ván đặc biệt được coi là quan trọng.
Các nghiên cứu đã được tiến hành và đã đưa ra kết luận rằng vắc xin phòng bệnh uốn ván không gây hại cho thai nhi. Chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học hoặc báo cáo y khoa nào cho thấy vắc xin phòng uốn ván có liên quan đến giảm trí nhớ ở phụ nữ mang thai hay dẫn đến tình trạng sinh non, sinh sớm.
Vì thế, tiêm uốn ván dễ sinh non là không có cơ sở để khẳng định, chỉ là suy đoán và tin đồn không có căn cứ, chứng minh khoa học. Các mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm tiêm chủng đầy đủ vắc xin uốn ván trong thời kì mang thai để có hành trình sinh nở thuận lợi hơn sau này.
Nếu bạn chưa nắm rõ được lịch tiêm uốn ván cho phụ nữ mang thai, hãy tiếp tục đọc phần tiếp theo của bài viết.
4. Thời điểm nên tiêm uốn ván khi mang thai
Mỗi đối tượng lại có lịch tiêm chủng khác nhau sao cho phù hợp với sức khỏe và lịch sử tiêm chủng của bạn. Đối với người mang thai, mũi tiêm uốn ván có thể được thực hiện từ 1 – 2 lần trong suốt thai kì, tùy theo từng trường hợp cụ thể:
– Nếu là lần đầu mang thai, bạn chưa tiêm vắc xin uốn ván trước đó hoặc chưa tiêm nhắc lại, cần tiêm vắc xin theo lịch trình cơ bản và lặp lại mũi tiêm thứ 2 sau 4 tuần, với mũi thứ 2 được tiêm ít nhất 1 tháng trước khi sinh.
– Nếu đã tiêm đủ các mũi vắc xin cơ bản và đã được tiêm mũi nhắc lại vắc xin phòng uốn ván trước khi mang thai, cần tiêm 1 mũi vắc xin ít nhất 1 tháng trước khi sinh.
– Mỗi khi có thai sau đó, cần tiêm 1 mũi vắc xin nhắc lại và không cần quan tâm khoảng cách giữa các lần mang thai.
Đây là lịch tiêm chủng khá dễ nhớ, vì thế các mẹ bầu hãy ghi vào sổ tay cẩn thận để chủ động tiêm phòng đúng lịch.
Đồng thời, để đảm bảo sức khỏe, các chuyên gia y tế cũng khuyên mẹ bầu nên thực hiện tiêm vắc xin uốn ván từ tuần thứ 20 trở đi (bỏ qua các tháng đầu mới mang thai, khi đó tình trạng ốm nghén xảy ra có thể khiến mẹ bầu thấy mệt mỏi hơn nếu kết hợp tiêm chủng trong giai đoạn này).
Tuy nhiên, bạn vẫn cần đến các cơ sở y tế, phòng tiêm chủng để được thăm khám và chỉ định phác đồ tiêm phù hợp với sức khỏe hiện tại. Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI hiện đã và đang triển khai tiêm vắc xin uốn ván cho tất cả khách hàng có nhu cầu, trong đó có mẹ bầu.
Tại đây, sau khi đáp ứng đủ điều kiện sức khỏe tiêm chủng, bạn sẽ được tư vấn chi tiết các mũi tiêm cần thiết khác (nếu có) để có hành trình thai kì thuận lợi. Đồng thời, lịch tiêm chủng cũng được gửi tin nhắn tự động để mẹ bầu không bị bỏ sót mũi tiêm nào.
Nếu bạn còn câu hỏi hoặc muốn đặt lịch tiêm chủng tại Thu Cúc TCI, hãy để lại thông tin để chúng tôi hỗ trợ kịp thời, chu đáo.