Thực hiện đẻ mổ, sản phụ ở cữ sau khi sinh mổ thế nào?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI 

Nguyễn Thị Thơm

Bác sĩ Sản phụ khoa

Thời gian ở cữ sau khi sinh mổ là khoảng thời gian lý tưởng để sản phụ có thể nghỉ ngơi, phục hồi thể trạng sau 9 tháng 10 ngày mang nặng, đẻ đau. Thế nhưng, việc kiêng cữ sau sinh luôn là vấn đề khiến nhiều sản phụ mệt mỏi. Vậy quá trình ở cữ diễn ra như thế nào? Làm sao để phục hồi thể trạng, tâm sinh lý tốt nhất sau sinh?

Menu xem nhanh:

1. Hiểu hơn về việc ở cữ sau khi sinh mổ

Sau sinh, cơ thể của sản phụ trở nên yếu ớt, suy nhược rất nhiều. Vì vậy, thời gian ở cữ là khoảng thời gian để mẹ được nghỉ ngơi, phục hồi và ổn định cả về thể chất lẫn tinh thần sau hành trình dài mang nặng, đẻ đau.

Đặc biệt, với các mẹ đẻ mổ, việc ở cữ là rất cần thiết. Các mẹ đẻ mổ có thời gian ở cữ lâu hơn đẻ thường. Vì khi đẻ mổ, cơ thể của mẹ chịu tổn thương do phẫu thuật.

Quá trình sinh con, thai phụ phải chịu đựng tới 57 đơn vị đau. Những cơn đau này được ví như việc bị gãy 20 cái xương sườn cùng một thời điểm. Sau sinh, sản phụ lại phải đối mặt với nhiều vấn đề hậu sản như băng huyết, nhiễm trùng, tắc sữa, áp xe vú, trầm cảm sau sinh, bí tiểu, nhiễm trùng đường tiết niệu, táo bón, nhan sắc tụt dốc,… Vì vậy, việc ở cữ là rất cần thiết và cần được thực hiện một cách đúng đắn, phù hợp với tình trạng sức khỏe của từng sản phụ.
Nhiều mẹ bầu chưa có kinh nghiệm, trước khi sinh nở có thắc mắc ở cữ là gì? Sau hành trình sinh nở đầy thử thách, gian nan, mẹ bầu cần có thời gian nghỉ ngơi, phục hồi sức lực và thư giãn. Đó chính là thời gian ở cữ.

Sau hành trình sinh nở gian nan, mẹ bầu cần có thời gian ở cữ sau khi sinh mổ nghỉ ngơi, phục hồi sức lực và thư giãn

Sau hành trình sinh nở gian nan, mẹ bầu cần có thời gian ở cữ sau khi sinh mổ nghỉ ngơi, phục hồi sức lực và thư giãn

Mẹ bỉm sữa dù sinh nở theo phương pháp nào cũng cần được tạo điều kiện để có thời gian ở cữ. Thời gian ở cữ đủ dài, sản phụ được chăm sóc đúng cách, có thể nhanh chóng quay trở lại với nhịp sống thường ngày. Ở cữ cũng giúp mẹ hạn chế những vấn đề về sức khỏe có thể xuất hiện do những biến đổi bất thường sau sinh như tử cung chít hẹp, sẹo tử cung, đau lưng, nhiễm trùng đường tiết niệu,…

Không chỉ sản phụ, người thân xung quanh cũng cần chú trọng nhiều đến thời gian ở cữ của mẹ bỉm. Việc cần lưu ý nhất chính là gạt bỏ những quan niệm sai lầm về việc kiêng cữ sau đẻ ở các thế hệ trước.

2. Sản phụ ở cữ sau sinh có cần kiêng cữ không? Thời gian bao lâu?

Như đã chia sẻ, quá trình ở cữ sau đẻ mổ có bao hàm việc chăm sóc sản phụ, giúp kiêng cữ cẩn thận hơn để tránh những vấn đề liên quan đến sức khỏe hay tính thẩm mỹ.

2.1. Ở cữ sau khi sinh mổ liệu có cần kiêng cữ?

Dù đẻ thường hay đẻ mổ, chị em vẫn cần kiêng cữ cẩn thận để tránh những vấn đề về sức khỏe tấn công, nhất là khi cơ thể còn đang quá yếu ớt và suy nhược.

Sau sinh mổ, mẹ kiêng cữ càng cẩn thận thì tỷ lệ gặp phải các biến chứng hậu sản, ảnh hưởng đến lần mang thai, sinh nở tiếp theo càng thấp.

Một số điều mà mẹ bầu nên kiêng trong thời gian ở cữ sau sinh mổ:

– Kiêng nằm ngửa, tránh để tử cung co thắt mạnh, tạo áp lực lên tử cung.

– Tránh nằm một chỗ trong thời gian dài, kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa, hạn chế tình trạng tắc nghẽn tĩnh mạch, rối loạn đông máu, dính ruột,…

– Tránh ăn quá no, hạn chế táo bón, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, khiến dạ dày bị phình to.

Các mẹ cần chú ý đến vấn đề dinh dưỡng, chế độ ăn phù hợp sau đẻ mổ

Các mẹ cần chú ý đến vấn đề dinh dưỡng, chế độ ăn phù hợp sau đẻ mổ

– Kiêng sử dụng nước lạnh để vệ sinh cơ thể, tắm gội.

– Kiêng các thực phẩm nhiều dầu mỡ, tanh, các loại gia vị mạnh, thực phẩm kích thích các mô sẹo, gây dị ứng, mẩn ngứa, thực phẩm, đồ uống chứa chất kích thích.

– Kiêng vận động mạnh quá sớm, làm việc quá sức.

– Kiêng quan hệ tình dục trong khoảng 2 đến 3 tháng sau sinh, tùy tình trạng vết mổ.

– Kiêng đeo nịt bụng trong quá trình ở cữ sau khi sinh mổ.

2.2. Thời gian ở cữ sau khi sinh mổ bao lâu?

Theo một số quan niệm dân gian, phụ nữ sau sinh thường phải ở cữ, kiêng khem cẩn thận trong vòng 100 ngày. Trong những ngày này, việc ăn uống, mặc ở, đi lại của sản phụ đều cần kiểm soát nghiêm ngặt. Điều này khiến cho các mẹ cảm thấy bức bối, khó chịu, ảnh hưởng đến tâm trạng, khả năng tiết sữa và quá trình phục hồi sức khỏe sau sinh.

Hiện nay, tư duy của các mẹ về việc sinh mổ dịch vụ đã “thoáng” hơn rất nhiều. Thông thường, một sản phụ được yêu cầu ở cữ từ 30 đến 45 ngày để cơ thể phục hồi hoàn toàn về trạng thái ban đầu. Càng kiêng cữ được nhiều, thời gian ở cữ càng mau, mẹ cũng hạn chế được những vấn đề hậu sản kéo dài, có khả năng dẫn đến bệnh cấp, mãn tính.

3. Một số dấu hiệu cần chú ý khi sản phụ đang ở cữ sau đẻ mổ

Sau quá trình sinh mổ, cơ thể của người mẹ bắt đầu thay đổi. Mẹ có thể gặp một vài dấu hiệu như ra sản dịch, khí hư ra nhiều, đau bụng dưới, đau nhức tại vị trí vết mổ đẻ, vết mổ chưa khô,…

Tuy nhiên, đây cũng là khoảng thời gian mẹ bỉm dễ gặp các vấn đề biến chứng hậu sản. Những vấn đề này thể hiện rõ ràng qua một số dấu hiệu mà các mẹ cần lưu ý:

– Sốt cao: Các mẹ sau sinh mổ thường rất dễ bị nhiễm trùng hậu sản, đặc biệt là nhiễm trùng vết mổ, nhiễm trùng đường tiết niệu. Việc chú ý quan sát tình trạng sức khỏe bản thân, kịp thời đi khám, xử lý vấn đề phát sinh

– Sản dịch: Sản dịch sau sinh là hiện tượng bình thường, cho thấy tử cung của sản phụ đang trong quá trình co hồi, ổn định khá tốt. Sản dịch gồm có một số mô bong tróc từ nội mạc tử cung, những gì còn sót lại của nhau thai, máu và dịch nhầy cổ tử cung, âm đạo. Phụ nữ sinh mổ thường ra sản dịch lâu hơn phụ nữ sinh thường. Vài ngày đầu, sản dịch có màu đỏ đậm như máu. Tuy nhiên, sau 1 đến 2 tuần, màu sắc sẽ nhạt dần và chuyển thành trạng thái dịch không màu.

Trong quá trình ở cữ, các mẹ cần chú ý đến một số vấn đề như sản dịch, tình trạng vết mổ để sớm phát hiện những bất thường

Trong quá trình ở cữ, các mẹ cần chú ý đến một số vấn đề như sản dịch, tình trạng vết mổ để sớm phát hiện những bất thường

Vì vậy, những trường hợp ra sản dịch đậm màu, có mùi hôi là những trường hợp cần hết sức lưu ý. Đó có thể là biểu hiện của nhiễm trùng hậu sản, viêm nhiễm, tổn thương trong tử cung và cần được chẩn đoán để có hướng xử lý phù hợp.

– Đau, sưng vết mổ, vết mổ có dịch: Vết mổ sau sinh cần được chăm sóc và giữ gìn hết sức cẩn thận. Đây là vùng tổn thương lâu lành nhất trên cơ thể mẹ khi đẻ mổ. Đồng thời, đây cũng là vùng dễ bị nhiễm trùng nhất.

Nếu phát hiện vết mổ đau nhức, có mủ, dịch vàng, tấy đỏ và sưng đau, các mẹ nên nhanh chóng tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa để được khắc phục và xử lý.

4. Chia sẻ chế độ ở cữ hợp lý, mẹ cần biết

Bên cạnh việc kiêng cữ sau đẻ mổ, các mẹ cũng nên chú ý một số vấn đề để cơ thể phục hồi tốt nhất. Từ đó, các mẹ cũng yên tâm hơn về tình trạng sức khỏe của bản thân sau này. – Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi: Sau sinh, các mẹ nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi. Vết mổ chưa phục hồi, cộng thêm quá trình co hồi của tử cung có thể khiến mẹ cảm thấy đau đớn, khó chịu.

Việc nghỉ ngơi nhiều sẽ giúp mẹ có thể ổn định thể trạng lẫn tâm lý sau sinh. Đồng thời, hạn chế đứng, ngồi quá lâu cũng có lợi cho hoạt động co bóp của tử cung.

– Ngủ đúng giờ, đủ giấc: Để tuyến sữa có thể hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời giúp cơ thể thả lỏng, thư giãn, các mẹ cần đi ngủ đúng giờ và đủ giấc. Nếu mẹ cảm thấy khó ngủ, mệt mỏi, hãy nhờ người thân trong gia đình trông bé, nghe nhạc để đầu óc thư giãn, dễ chìm vào giấc ngủ hơn.

– Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử: Không chỉ ảnh hưởng đến thị lực của các mẹ sau sinh mà việc dùng các thiết bị điện tử thường xuyên còn khiến làm cho hệ thần kinh, tinh thần của sản phụ trở nên mệt mỏi.

– Ngừa thai cẩn thận, đúng cách: Sau khi sản dịch biến mất, sản phụ có thể quan hệ tình dục trở lại. Tuy nhiên, để đảm bảo không gặp tình trạng mang thai ngoài ý muốn sau sinh, các mẹ nên lưu ý sử dụng các biện pháp tránh thai phù hợp với cơ địa hiện tại như bao cao su, vòng tránh thai, que tránh thai,… Không nên sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp để tránh làm ảnh hưởng đến quá trình cân bằng lại hệ nội tiết.

– Chăm sóc, giữ gìn vết mổ: Vết mổ cần được vệ sinh thường xuyên, giữ khô ráo để tránh nhiễm trùng, viêm. Việc chăm sóc vết mổ cẩn thận sau sinh rất quan trọng và có thể ảnh hưởng đến quá trình mang thai, sinh nở sau này của các mẹ.

Chăm sóc vết mổ đúng cách để vết thương mau lành

Chăm sóc vết mổ đúng cách để vết thương mau lành

– Chú ý cẩn thận khi ngồi, nằm sau đẻ mổ: Quá trình hồi phục tử cung của sản phụ có thể bị ảnh hưởng nếu các mẹ nằm, ngồi ở tư thế không phù hợp. Trong thời gian ở cữ, các mẹ không nên nằm ngửa, bắt chéo chân hay ngồi xổm, làm sản dịch khó ra ngoài, thậm chí bị sa tử cung.

– Không tự ý sử dụng thuốc: Trong thời gian ở cữ sau khi phẫu thuật đẻ mổ, các mẹ có thể gặp một số vấn đề về sức khỏe. Lúc này, mẹ không được tự ý mua, sử dụng thuốc, nhất là các loại thuốc uống. Khi muốn khắc phục, cải thiện, điều trị bất cứ vấn đề gì, các mẹ vẫn nên thăm khám cẩn thận và nhận chỉ định chi tiết từ bác sĩ chuyên khoa.

– Hạn chế để đầu óc căng thẳng, mệt mỏi: Sau sinh, áp lực chăm sóc con, những cơn đau,… khiến sản phụ không thể tránh khỏi cảm giác mệt mỏi, căng thẳng. Sản phụ nên chú ý tiết chế cảm xúc, cân bằng và loại bỏ dần những cảm xúc tiêu cực. Đồng thời, mẹ cũng nên nhờ tới sự hỗ trợ từ gia đình, người thân để việc chăm sóc con, chăm sóc bản thân dễ dàng hơn.

Hormone tiết ra từ những cảm xúc tiêu cực của mẹ còn có thể ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa, chất lượng sữa cho con bú. Vậy nên, mẹ cần được thư giãn thoải mái để cân bằng tinh thần cũng như sớm phục hồi thể chất, chăm sóc con yêu được tốt hơn.

– Ăn uống đủ bữa, đủ chất: Sản phụ không nên vì tự ti vóc dáng sau sinh mà kiêng khem quá mức. Chị em vẫn cần ăn đủ bữa, đủ chất, ăn khi đói và nên nạp vào cơ thể những thực phẩm dễ tiêu hóa, tránh tạo áp lực lên hệ tiêu hóa, gây đầy bụng, khó tiêu, táo bón. Ngoài ra, các mẹ cũng nên chú ý uống nhiều nước để kích thích tuần hoàn máu, có lợi cho việc tạo sữa và hạn chế tình trạng bí tiểu sau sinh.

Với những thông tin trên, chắc hẳn các mẹ bầu thông thái đã hiểu hơn về quá trình ở cữ sau khi sinh mổ. Việc sinh nở ảnh hưởng rất nhiều đến cơ thể, sức khỏe và tâm sinh lý, nhất là với phụ nữ sau sinh. Vậy nên, hãy chú trọng thời gian ở cữ và cân nhắc kỹ những việc nên làm, không nên làm để thể trạng sớm phục hồi, an tâm quay lại với nhịp sống hàng ngày.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital