Bà đẻ sau sinh thường sức khỏe khá yếu vì vậy mẹ cần có chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng và cân bằng để mang lại lợi ích cho quá trình phục hồi, đồng thời đảm bảo nguồn sữa nuôi con. Trong bài viết này Thu Cúc TCI sẽ gợi ý thực đơn cho bà đẻ sau sinh thường dễ dàng thực hiện ngay tại nhà. Cùng tìm hiểu nhé!
Menu xem nhanh:
1. Tổng quan về tình trạng sức khỏe sản phụ sau sinh thường
Giai đoạn sau sinh hay còn gọi là thời kỳ hậu sản là thời điểm chị em phụ nữ rất nhạy cảm về sức khỏe. Bởi lẽ cuộc vượt cạn vừa diễn ra đã khiến chị em mất nhiều sức lực, cơ thể mẹ bị mất khá nhiều máu, đồng thời ngay sau sinh cơ thể mẹ đã bắt đầu hoạt động tiết sữa nuôi dưỡng em bé.
Sau sinh thường, mẹ cần có chế độ chăm sóc chu đáo để nhanh phục hồi và đảm bảo nguồn sữa cho con.
- Thời kỳ hậu sản sức khỏe của mẹ khá yếu, cần có chế độ chăm sóc chu đáo để nhanh phục hồi
Các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe sau sinh tương đối hiếm gặp. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận mẹ rất có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm như:
– Chảy máu nhiều (hay thường gọi là băng huyết sau sinh)
– Nhiễm trùng tử cung
– Nhiễm trùng bàng quang
– Nhiễm trùng thận
– Nhiễm trùng vú
– Trầm cảm sau sinh
– Sức khỏe để lâu phục hồi
– Mất sữa
Một chế độ chăm sóc chu đáo, chế độ sinh hoạt phù hợp và đặc biệt là chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng hợp lý sẽ rất có lợi, giúp chị em đẩy lùi những biến chứng có thể xảy ra sau sinh.
2. Thực đơn cho bà đẻ sau sinh thường giúp mẹ nhanh hồi phục
Nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng của các bà mẹ sau sinh là rất cao, thậm chí là còn cao hơn so với thời kỳ thai nghén. Để có sức khỏe sau sinh tốt nhất, đối với những bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ, mỗi ngày mẹ cần nạp đủ từ 2300 đến 2500 calo. Đối với những bà mẹ sau sinh không cho con bú thì mỗi ngày cần nạp đủ 1800 đến 2000 calo.
Trong thực đơn của mẹ sau sinh thường cần đủ các nhóm chất cần thiết. Một số loại thực phẩm tốt mẹ nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của mình là.
– Thịt bò: thịt bò là thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp mẹ duy trì năng lượng cho cơ thể. Khi có đủ năng lượng cơ thể mẹ mới đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho con. Khi bổ sung thịt bò đúng và đủ mẹ sẽ được cung cấp nhiều sắt, protein, vitamin B12. Lưu ý khi chọn thịt bò mẹ chỉ nên lựa chọn thịt bò nhiều nạc để hạn chế nạp chất béo và cơ thể.
– Cá hồi: Cá hồi là thực phẩm có chứa rất nhiều DHA – một chất rất có lợi cho sự phát triển hệ thần kinh của trẻ. Do đó sau sinh mẹ nên bổ sung cá hồi để có lợi cho con. Đồng thời DHA có trong cá hồi cũng giúp cải thiện tâm trạng và ngăn ngừa trầm cảm sau sinh cho mẹ. Lưu ý mỗi tuần mẹ chỉ nên bổ sung khoảng 336 g cá hồi vì trong cá hồi có một hàm lượng thủy ngân nhất định, nếu ăn nhiều sẽ không tốt.
– Sản phẩm từ sữa ít béo: các sản phẩm từ sữa giúp cung cấp cho mẹ một lượng vitamin dồi dào từ đó giúp xương của cả mẹ và bé trở nên chắc khỏe hơn. Ngoài ra các thực phẩm từ sữa còn cung cấp cho mẹ nhiều protein, vitamin B và canxi rất tốt. Mỗi ngày mẹ nên uống ít nhất 705 ml sữa.
– Rau củ: mẹ nên bổ sung các loại rau xanh như súp lơ, cải bó xôi, cải cầu vồng,… dây là những loại rau chứa nhiều vitamin A rất tốt cho mẹ và bé. Không chỉ vậy rau củ còn có nguồn vitamin C, sách, canxi rất dồi dào.
– Trái cây: mỗi ngày mẹ nên bổ sung ít nhất ~150g trái cây hoặc nước ép trái cây. Tăng cường bổ sung trái cây có nhiều vitamin C như trái cây họ nhà cam quýt.
– Trứng: Trứng là thực phẩm tốt và không thể thiếu trong chế độ ăn uống sau sinh của mẹ. Mẹ nên lựa chọn kỹ để mua được trứng sạch.
– Ngũ cốc nguyên hạt: đây là những thực phẩm cung cấp cho mẹ nguồn năng lượng dồi dào. Nếu không thích ăn ngũ cốc hoặc muốn đổi món, mẹ có thể sử dụng bánh mì ngũ cốc. Đây cũng là một thực phẩm chế biến từ ngũ cốc nguyên hạt có chứa nhiều axit folic có lợi cho sự phát triển của bé.
3. Lưu ý khác cho bà đẻ sau sinh thường
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, chế độ chăm sóc và chế độ sinh hoạt cho bà đẻ sau sinh thường cũng cần được chú trọng. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng trong sinh hoạt giúp sức khỏe nhanh chóng phục hồi và tốt cho sức khỏe của bé.
– Chú ý vệ sinh vùng âm đạo từ 2 đến 3 lần mỗi ngày để giảm nguy cơ nhiễm trùng sau sinh.
– Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử như tivi máy tính, hạn chế nói to, hạn chế ở nơi ồn ào,…
– Không tắm bằng nước lạnh hoặc bơi lội trong thời gian kiêng cữ sau sinh.
– Trong 6 tuần đầu không nên hoạt động gắng sức hay khuân vác nặng để tránh làm ảnh hưởng đến vết thương do sinh thường ở tầng sinh môn.
– Ngay khi cảm thấy cơ thể đã sẵn sàng mẹ có thể bắt đầu các hoạt động hàng ngày, tập thể dục để lấy lại vóc dáng sau sinh. Nhưng tốt nhất là sau sinh thường từ 4 đến 6 tuần.
– Chỉ nên quan hệ tình dục khi các tổn thương trong quá trình sinh nở đã lành lại hoàn toàn.
– Không nên sử dụng thuốc bừa bãi khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ bởi đối với những bà mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ, việc uống những loại thuốc không phù hợp có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi thông qua việc thai nhi bú sữa mẹ.
– Sau sinh nếu cơ thể mẹ có những bất thường thì mẹ nên đến ngay bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa kiểm tra và tư vấn chăm sóc phù hợp.
Trên đây là những thông tin hữu ích về chế độ dinh dưỡng cho bà đẻ sau sinh thường. Hi vọng rằng bài viết đã giúp bạn vạch ra được thực đơn phù hợp cho mình. Nếu như có câu hỏi nào mong muốn được giải đáp hay muốn nhận tư vấn trực tiếp từ bác sĩ chuyên khoa về chế độ dinh dưỡng sau sinh, bạn có thể liên hệ với Thu Cúc TCI để được tư vấn.