Khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên là hoạt động mang tính bắt buộc của Bộ Y tế. Vậy hoạt động này có ý nghĩa như thế nào đối với doanh nghiệp và người lao động, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Quy định khám sức khỏe định kỳ doanh nghiệp của Bộ Y tế
Khám sức khỏe định kỳ là hoạt động giúp phát hiện sớm mầm bệnh và những điểm bất thường xuất hìện bên trong cơ thể. Việc phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm giúp quá trình điều trị diễn ra dễ dàng cũng như giúp tiết kiệm thời gian và chi phí chữa bệnh.
Theo quy định của Bộ Y tế, các công ty hay doanh nghiệp cần có trách nhiệm thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, cụ thể như sau:
– Người sử dụng lao động hằng năm cần phải tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ cho nhân viên, kể cả người đang trong quá trình học việc hoặc thực tập, riêng lao động nữ cần có thêm các danh mục liên quan đến khoa phụ sản. Những người lao động làm việc tại môi trường độc hại, công việc nặng nhọc, người cao tuổi, người khuyết tật hay trẻ chưa thành niên cần phải được khám sức khỏe ít nhất 6 tháng 1 lần.
– Người lao động làm việc trong môi trường có nguy cơ mắc các bệnh nghề nghiệp cần phải được khám những bệnh lý nghề nghiệp. Nếu trong quá trình lao động, người lao động có bị tai nạn hay đã từng điều trị bệnh nghề nghiệp thì doanh nghiệp cần sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe hiện tại của người lao động.
Các quy định liên quan đến việc quản lý sức khỏe người lao động của doanh nghiệp luôn được Bộ Y tế đổi mới và bổ sung qua các năm. Việc quản lý, chăm sóc sức khỏe và phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động được thực hiện từ thời điểm nhân viên được tuyển dụng và trong suốt quá trình làm việc.
2. Quy trình thăm khám sức khỏe định kỳ doanh nghiệp
Theo thông tư 14 của Bộ Y tế, khám sức khỏe định kỳ cho người lao động sẽ bao gồm 4 bước:
2.1. Thăm khám lâm sàng
Đây là bước thăm khám bắt buộc của mọi gói khám sức khỏe. Khám lâm sàng bao gồm đo các chỉ số sinh tồn, khám tai mũi họng, khám răng hàm mặt, khám mắt,… Đối với những lao động nữ sẽ có thêm danh mục khám phụ khoa.
Thăm khám lâm sàng cho phép bác sĩ có những đánh giá tổng quan về tình trạng bên ngoài của người khám, từ đó sẽ đưa ra những chỉ định hợp lý tiếp theo.
2.2. Lấy mẫu xét nghiệm
Cũng giống với khám lâm sàng, xét nghiệm máu và nước tiểu là bước bắt buộc trong quy trình thăm khám sức khỏe người lao động. Từ việc phân tích các tế bào máu và nước tiểu, bác sĩ có thể nhận biết được nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm của người khám. Ngoài ra, xét nghiệm máu và nước tiểu còn là một trong những phương pháp tầm soát ung thư đang được sử dụng phổ biến hiện nay.
2.3. Chẩn đoán hình ảnh
Đối với khám sức khỏe người lao động, phương pháp chẩn đoán hình ảnh bắt buộc là chụp X-quang. Tuy nhiên, doanh nghiệp hoặc người lao động có thể đăng ký thêm một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác như siêu âm, chụp CT,…
2.4. Bác sĩ đọc kết quả
Bước cuối cùng trong quy trình khám sức khỏe người lao động chính là đọc kết quả. Người khám sẽ quay trở lại phòng khám ban đầu sau khi đã có kết quả của tất cả các danh mục thăm khám trước đó để bác sĩ thực hiện đọc kết quả.
Lưu ý tại bước thăm khám này là dù kết quả có tốt hay xấu, người khám cũng cần chú ý lắng nghe và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ.
3. Lợi ích của hoạt động khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên
3.1. Ý nghĩa của hoạt động khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên đối với doanh nghiệp
Tuy đây là hoạt động theo quy định của Bộ Y tế, các doanh nghiệp cũng thu được rất nhiều lợi ích từ việc làm này:
– Là nguồn động lực để nhân viên cống hiến và làm việc cho doanh nghiệp, giúp bảo vệ “nguồn vốn lao động” của doanh nghiệp.
– Đây là sợi dây giúp gắn kết doanh nghiệp với nhân viên.
– Khám sức khỏe định kỳ giúp nâng cao chất lượng nguồn lao động, giảm thiểu tai nạn trong quá trình làm việc và bệnh nghề nghiệp.
3.2. Ý nghĩa của hoạt động khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên đối với người lao động
– Giúp phát hiện và chẩn đoán các bệnh lý ở giai đoạn sớm.
– Nếu trong quá trình thăm khám phát hiện bệnh, người lao động sẽ có phác đồ điều trị hợp lý nhằm giúp nâng cao hiệu quả chữa bệnh.
– Người lao động có thể nắm rõ tình trạng sức khỏe bản thân để có những thay đổi hợp lý giúp cải thiện đời sống.
– Giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, an tâm sản xuất và lao động.
4. Cần chuẩn bị những gì khi thực hiện khám sức khỏe doanh nghiệp
4.1. Lưu ý khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên đối với doanh nghiệp
– Thông báo thời gian và địa điểm cụ thể để nhân viên nắm rõ tình hình buổi thăm khám.
– Chuẩn bị hồ sơ đăng ký cho toàn bộ nhân viên.
4.2. Đối với người lao động
– Không ăn gì trước khi thực hiện lấy mẫu xét nghiệm
– Mặc quần áo thoải mái để quá trình thăm khám diễn ra thuận lợi.
– Mang theo những kết quả chẩn đoán trước đó nếu có để bác sĩ dễ dàng đưa ra những chỉ định tiếp theo.
Nhằm đáp ứng nhu cầu khám sức khỏe của rất nhiều doanh nghiệp hiện nay, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đã và đang xây dựng gói khám sức khỏe định kỳ cho người lao động với đầy đủ các danh mục theo thông tư 14 của Bộ Y tế. TCI tự tin đem đến trải nghiệm thăm khám tuyệt vời cho mọi doanh nghiệp với trang thiết bị y tế hiện đại, cùng đội ngũ nhân viên y tế được đào tạo bài bản. Ngoài ra, các y bác sĩ của TCI đều thuộc top những bác sĩ giỏi ở trong và ngoài nước đảm bảo quá trình thăm khám luôn diễn ra một cách thuận lợi và nhanh chóng. Chưa hết, khi đăng ký gói khám sức khỏe định kỳ tại TCI, doanh nghiệp còn được hỗ trợ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi, miễn phí bữa ăn nhẹ sau khi thực hiện lấy mẫu cũng như doanh nghiệp còn được tặng bộ ảnh và video với chất lượng cao.
Trên đây là những thống tin về hoạt động khám sức khỏe định kỳ mà các doanh nghiệp cũng như người lao động cần nắm rõ. Hy vọng bài viết có thể giúp mọi người có nhiều kiến thức hơn để có một môi trường làm việc thật lành mạnh.