Bệnh cúm A có thể gặp ở bất cứ ai, tuy không quá nguy hiểm đến sức khỏe nhưng hoàn toàn có thể để lại những biến chứng nặng nề nếu chủ quan không điều trị sớm. Tiêm vắc xin phòng được những chủng cúm A nào? Tiêm xong có bị tác dụng phụ đáng lo ngại không? Đừng bỏ qua bài viết này của Thu Cúc TCI để tìm câu trả lời cho mình.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh cúm A có nguy hiểm không?
Cúm A là căn bệnh rất dễ lây nhiễm thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với giọt bắn, dịch nhiễm khuẩn. Một số nhóm người dễ mắc và diễn biến bệnh nặng như:
– Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi: Hệ miễn dịch non yếu dễ bị tổn thương.
– Người cao tuổi: Sức đề kháng suy giảm theo tuổi tác.
– Phụ nữ mang thai: Hệ miễn dịch kém càng làm tăng nguy cơ biến chứng nặng cho mẹ và thai nhi.
Bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: viêm phổi, viêm tai giữa, xoang, màng não hay suy gan, thậm chí tử vong. Triệu chứng thường gặp là sốt cao, mệt mỏi, ho,…, đòi hỏi bạn phải kịp thời phát hiện để điều trị, theo dõi sức khỏe kịp thời.
Đặc biệt, phụ nữ mang thai nếu phát hiện bị cúm, đặc biệt là chủng virus cúm A cần đến cơ sở y tế sớm để được theo dõi sát thai kì, phát hiện các dị tật thai (nếu có) do virus gây ra.
2. Tiêm phòng vắc xin phòng được bệnh cúm A không?
2.1. Các chủng cúm A có thể phòng được bằng vắc xin
Theo báo suckhoedoisong.vn đăng tháng 12/2022, vắc xin cúm có thể giảm nguy cơ mắc bệnh cúm từ 40% đến 60% trong cộng đồng khi các chủng virus cúm lưu hành phù hợp với chủng virus được sử dụng để sản xuất vắc xin.
Tuy nhiên, hiệu quả của vắc xin có thể biến đổi tùy thuộc vào loại virus cúm và sự “khớp nhau” giữa vắc xin và virus cúm đang lưu hành. Đối với bệnh cúm A, vắc xin cúm có thể phòng ngừa được chủng cúm A/H1N1 và A/H3N2. Ngoài ra, vắc xin cúm còn giúp bảo vệ con người khỏi chủng cúm B và C.
Bên cạnh khả năng bảo vệ hệ miễn dịch của con người tránh nhiễm bệnh, vắc xin cúm còn giúp giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh ở những người đã tiêm chủng nhưng vẫn mắc cúm.
Ngoài ra, không thể phủ nhận vắc xin cúm cũng là công cụ phòng ngừa quan trọng đối với những người có các bệnh mãn tính như bệnh tim, tiểu đường, bệnh phổi mãn tính. Đối với phụ nữ mang thai, vắc xin cúm không chỉ giúp bảo vệ họ khỏi cúm mà còn tăng cường hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh trong những tháng đầu đời khi chưa đủ tuổi tiêm chủng, trong đó có bệnh cúm A.
2.2. Vắc xin phòng cúm A có tác dụng bao lâu?
Vắc xin cúm được thiết kế để bảo vệ chúng ta khỏi các chủng virus cúm A và các chủng virus cúm thường gặp khác trong thời tiết giao mùa. Vậy vắc xin phòng bệnh cúm A có tác dụng bao lâu?
Trên thực tế, hiệu quả của vắc xin cúm thường kéo dài trong khoảng một mùa cúm, tức là khoảng 6 đến 8 tháng. Trong bối cảnh virus cúm có khả năng biến đổi gen và xuất hiện các chủng mới, vắc xin hàng năm cũng giúp cập nhật bảo vệ trước những biến thể mới của virus.
Vậy việc tiêm chủng vắc xin cúm hàng năm là cần thiết và đã được các chuyên gia y tế khuyến cáo.
Ngoài ra, yếu tố cá nhân như tuổi tác, tình trạng sức khỏe cũng ảnh hưởng đến thời gian và mức độ bảo vệ của vắc xin. Mặc dù vắc xin có thể không phòng ngừa hoàn toàn việc mắc bệnh, nhưng những người đã tiêm chủng sẽ được bảo vệ tối đa khỏi các biến chứng nguy hiểm mà bệnh gây ra.
3. Tác dụng phụ thường gặp
Có thể thấy, tiêm ngừa cúm là biện pháp tốt, được khuyến cáo để phòng ngừa bệnh. Tuy nhiên, giống như bất kỳ loại vắc xin nào, vắc xin cúm cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ, phần lớn là nhẹ và tạm thời. 1 số biểu hiện bạn có thể gặp như:
– Đau nhức ở cánh tay: Đây là phản ứng phổ biến nhất, thường xuất hiện tại chỗ tiêm và là minh chứng cho thấy rằng hệ thống miễn dịch của bạn đang phản ứng tích cực với vắc xin.
– Đỏ, đau hoặc sưng tại chỗ tiêm: Đây cũng là phản ứng thường gặp, bạn không nên lo lắng quá.
– Sốt nhẹ: Tình trạng sốt nhẹ có thể xảy đến với 1 vài người, thường tự khỏi sau 1 – 2 ngày mà không cần dùng thuốc điều trị.
– Buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi: Các triệu chứng này cũng tạm thời và sẽ nhanh chóng biến mất sau 1-2 ngày.
– Choáng váng hoặc ngất xỉu: Một số ít người có thể cảm thấy choáng váng hoặc thậm chí ngất xỉu sau khi tiêm, đặc biệt là những người có hệ miễn dịch yếu.
– Ho hoặc hắt hơi: Cũng là một tác dụng phụ nhẹ và tạm thời.
– Dị ứng: Trong một số trường hợp hiếm gặp, có thể xảy ra phản ứng dị ứng với một số thành phần của vắc xin.
4. Cách phòng tránh cúm A
Bệnh cúm A nói riêng và cúm mùa nói chung đều rất dễ mắc phải với bất cứ ai. Điều này đồng nghĩa với việc bạn luôn cần nâng cao cảnh giác phòng bệnh bằng những cách đơn giản như sau:
– Luôn rửa tay thường xuyên: Đây là việc làm cần thiết để bạn loại bỏ virut bám trên bề mặt tay chân, phòng nguy cơ vi khuẩn có thể tấn công sức khỏe thông qua việc đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
– Tránh tiếp xúc với người bị cảm cúm: Hạn chế tiếp xúc gần với những người bị cảm cúm để giảm nguy cơ lây nhiễm. Nếu bạn mắc bệnh cảm cúm, hãy ở nhà nghỉ ngơi và tránh tiếp xúc với người khác để không lan truyền bệnh.
– Đảm bảo vệ sinh cá nhân: Hãy sử dụng khăn giấy hoặc khuỷu tay khi ho hoặc hắt hơi để ngăn vi khuẩn và virus lây lan. Đồng thời, hãy đảm bảo bạn thường xuyên vệ sinh các đồ vật cá nhân như điện thoại di động và bàn phím máy tính.
– Tăng cường hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch mạnh mẽ là một yếu tố quan trọng trong việc chống lại bệnh cảm cúm. Để tăng cường hệ miễn dịch, hãy ăn đủ thực phẩm giàu vitamin, như trái cây và rau xanh. Hãy cũng đảm bảo bạn có giấc ngủ đủ và thực hiện thể dục đều đặn.
– Tiêm phòng: Một biện pháp quan trọng để phòng ngừa bệnh cảm cúm là tiêm phòng vaccine cúm hàng năm. Vaccine cúm giúp cung cấp miễn dịch cho cơ thể chống lại các chủng virus cúm phổ biến.
Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh cúm A và vắc xin phòng bệnh. Nếu bạn đọc còn câu hỏi thắc mắc, hãy để lại câu hỏi hoặc liên hệ với Thu Cúc TCI để được hỗ trợ sớm.