Vắc xin varivax là một trong hai loại vắc xin có tác dụng phòng bệnh thủy đậu, giúp hạn chế khả năng lây lan bệnh ra cộng đồng, cũng như hạn chế khả năng xảy ra biến chứng sau khi mắc bệnh.
Menu xem nhanh:
1. Thông tin khái quát về vắc xin thủy đậu Varivax
1.1. Hiện tượng thủy đậu là gì?
Thủy đậu là bệnh lý thường gặp ở cả đối tượng trẻ em và người lớn, tuy nhiên trẻ em sẽ có khả năng mắc phải nhiều hơn. Bệnh lý này gây ra bởi sự tấn công của virus thủy đậu. Bệnh có biểu hiện rõ ràng có thể nhận thấy bằng mắt nhìn đó là: xuất hiện rất nhiều các nốt mụn nước đỏ, phồng rộp trên khắp cơ thể, thậm chí xuất hiện cả ở bên trong niêm mạc khoang miệng, lòng bàn tay bàn chân. Bệnh khởi phát từ việc ít nốt mụn, dần dần sẽ lan ra khắp cơ thể, sau đó vỡ ra. Thủy đậu nếu không được phát hiện và điều trị có thể sẽ dẫn tới một số biến chứng khác như: viêm não, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết,…
1.2. Vắc xin varivax phòng thủy đậu là gì?
Varivax là tên một trong hai loại vắc xin phòng bệnh lý thủy đậu hay được sử dụng hiện nay. Đây là loại vắc xin có nguồn gốc từ Hoa Kỳ (Mỹ). Chúng có tác dụng phòng ngừa khả năng mắc bệnh thủy đậu ở trẻ em và người lớn. Ngoài ra, tiêm vắc xin phòng thủy đậu Varivax còn giúp hạn chế tình trạng lây lan bệnh giữa người mắc bệnh và người khỏe mạnh, nâng cao sức khỏe cho cộng đồng và xã hội. Bên cạnh đó, việc tiêm vắc xin phòng thủy đậu varivax còn giúp hạn chế ảnh hưởng của biến chứng bệnh nếu mắc phải. Theo nghiên cứu, những người đã tiêm vắc xin sẽ ít xảy ra biến chứng nguy hiểm hơn so với người chưa từng tiêm vắc xin trước đó.
Vắc xin phòng thủy đậu có thể sử dụng được cho đối tượng trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên. Ngoài ra, vắc xin này còn giúp bảo vệ sức khỏe cho phụ nữ chuẩn bị có ý định mang bầu. Ngoài ra, tiêm vắc xin thủy đậu cũng giúp bảo vệ sức khỏe cho những người có tiếp xúc gần với người bệnh bị phơi nhiễm thủy đậu.
1.3. Vắc xin varivax không nên sử dụng cho những đối tượng nào?
Cũng giống như các loại vắc xin khác, vắc xin thủy đậu varivax cũng không nên sử dụng cho một số đối tượng sau đây:
– Những đối tượng bị dị ứng hay có mẫn cảm với các hoạt chất có trong vắc xin: gelatin, neomycin,…
– Những đối tượng đã có tiền sử bị mắc bệnh thủy đậu trước đó.
– Những bệnh nhân đang ở trong quá trình điều trị bệnh lý HIV, AIDS hoặc đang phải sử dụng các loại thuốc có tác dụng ức chế miễn dịch.
– Đối tượng đang bị mắc một số bệnh lý như: bạch cầu, u lympho máu, bị các khối u ác tính, một số bệnh liên quan đến xương.
– Trong gia đình có người đã từng bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh.
– Những bệnh nhân đang mắc bệnh lao, chưa được điều trị khỏi bệnh.
– Những đối tượng đang bị ốm, sốt (trên 38 độ) cũng không nên tiêm vắc xin ngay.
– Phụ nữ đang trong thời kỳ có em bé cũng không nên tiêm vắc xin thủy đậu.
2. Vắc xin phòng thủy đậu và phác đồ tiêm chủng
2.1. Vắc xin thủy đậu phải tiêm theo cách nào?
– Vắc xin thủy đậu thực hiên tiêm tại vị trí bắp, phần cơ Delta.
– Không thực hiện tiêm vắc xin qua đường tĩnh mạch hay qua đường tiêm bên dưới da.
– Đối với trẻ em nếu tiêm ở vùng đùi, thì vị trí tốt nhất là ở mặt trước của đùi.
2.2. Phác đồ tiêm chủng của vắc xin varivax phòng thủy đậu như thế nào?
– Đối với nhóm trẻ em từ 12 tháng tuổi tới 12 tuổi: Chỉ cần tiêm 1 liều duy nhất. Liều lượng chỉ định là 0,5ml cho một mũi tiêm.
– Đối với đối tượng người lớn trưởng thành, trẻ em từ 13 tuổi trở lên và những người chưa từng bị thủy đậu: cần tiêm 2 mũi. Mũi 1 cần tiêm liều lượng 0,5ml. Mũi thứ 2 cần tiêm cách mũi 1 sau khoảng 4 đến 8 tuần lễ. Liều lượng chỉ định đó là 0,5ml cho một mũi tiêm.
Cũng giống như các loại vắc xin khác, vắc xin phòng thủy đậu sau khi tiêm vào cơ thể sẽ mất khoảng 1 đến 2 tuần để bắt đầu phát huy tác dụng bảo vệ sức khỏe. Sau khoảng 15 năm, vắc xin thủy đậu sẽ mất dần tác dụng. Do đó, chúng ta cần đi tiêm mũi nhắc lại thủy đậu sau khoảng 15 năm.
3. Một số phản ứng phụ của vắc xin varivax phòng thủy đậu
Các tác dụng phụ của vắc xin có thể có hay không, nặng hay nhẹ tùy thuộc vào cơ địa và sức đề kháng của mỗi người. Do đó, chúng ta cần nắm được những phản ứng phụ sau đây để kịp thời có phương án xử lý nếu cần:
– Một số phản ứng thường gặp như: sưng, đau, đỏ tại chỗ tiêm và xung quanh khu vực tiêm. Có những trường hợp còn gặp tình trạng tụ máu, phát ban, xuất hiện các cục cứng.
– Sốt cũng là một trong những phản ứng có thể gặp sau khi tiêm phòng bệnh thủy đậu. Đặc biệt là đối tượng trẻ em nhóm đối tượng có đề kháng và sức khỏe yếu.
– Một số phản ứng hiếm gặp hơn và cũng chưa có nghiên cứu chính xác: sốc phản vệ, phù dây thần kinh, phù mạch,…
– Hiện tượng rối loạn đường tiêu hóa: nôn ói, chán ăn, bỏ ăn đối với trẻ em.
– Hiện tượng viêm võng mạc mắt cũng có thể là phản ứng xảy ra khi người đang gặp vấn đề suy giảm miễn dịch tiêm chủng.
– Hiện tượng sau khi tiêm bị thiếu máu, giảm tiểu cầu,…
– Hiện tượng bị nhiễm trùng sau khi tiêm thủy đậu
– Một số vấn đề ảnh hưởng tới hệ thần kinh: viêm màng não, co giật, chóng mặt, tai biến,…
– Các biến chứng liên quan tới hô hấp: viêm phổi
Những phản ứng của vắc xin đều sẽ giảm dần và biến mất sau 1 vài ngày. Nếu sau thời gian đó mà các phản ứng phụ không thuyên giảm hoặc nặng hơn, thì nên lập tức tới các cơ sở y tế, bệnh viện để được xử lý.
4. Cần chú ý những điều gì trước khi tiêm vắc xin varivax phòng thủy đậu?
– Tiêm vắc xin cơ thể vẫn có khả năng mắc bệnh. Tuy nhiên tỉ lệ này sẽ ít đi, và nếu mắc bệnh sẽ làm giảm nhẹ tình trạng bệnh.
– Nên lựa chọn tiêm chủng ở các trung tâm tiêm chủng uy tín, có sự chuẩn bị đầy đủ phương án xử lý tình trạng sốc phản vệ sau tiêm.
– Nên giữ gìn sức khỏe trong thời gian 1-2 tuần sau khi tiêm bởi lúc này vắc xin vẫn chưa hoàn toàn phát huy tác dụng bảo vệ sức khỏe.
– Phụ nữ có kế hoạch mang thai nên tiêm thủy đậu tối thiếu trước 3 tháng khi có bầu.
– Trong thời gian mang thai không nên tiêm phòng thủy đậu.
– Phụ nữ đang cho con bú cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm thủy đậu.
– Sau khi thực hiện tiêm vắc xin varivax phòng thủy đậu, trong vòng 2 tháng sau đó không được tự ý sử dụng immunoglobulin. Nếu sử dụng cần tham khảo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
– Sau 6 tuần kể từ khi tiêm vắc xin thủy đậu, không được dùng các loại thuốc có chứa chất salicylate.
– Vắc xin thủy đậu và các loại vắc xin (sởi quai bị rubella) nên tiêm cách nhau ít nhất 1 tháng sau đó.
– Có thể tiêm phòng thủy đậu chung ngày với vắc xin phòng bạch hầu – ho gà – uốn ván, Hib hoặc vắc xin phòng bại liệt. Tốt nhất nên xin ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi tiêm.
Nếu quý khách hàng có nhu cầu tư vấn thêm thông tin về mũi tiêm phòng thủy đậu, vui lòng liên hệ với Thu Cúc TCI để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.