Thoát vị bẹn là một căn bệnh phổ biến. Theo thống kê khoảng 4% dân số thế giới, mắc thoát vị bẹn, trong đó nam giới bị gấp 7-8 lần nữ giới. Một trong những phương pháp chẩn đoán thoát vị bẹn được áp dụng phổ biến nhất là siêu âm. Vậy thoát vị bẹn trên siêu âm có tác dụng như thế nào, tìm hiểu ngay dưới bài viết sau:
Menu xem nhanh:
1. Chẩn đoán thoát vị bẹn trên siêu âm
1.1. Thực hiện siêu âm thoát vị bẹn như thế nào?
– Khi bệnh nhân có những biểu hiện như đau tức, căng phồng hoặc nghiêm trọng hơn là sưng tấy ở vùng bện bìu. Sau khi thăm khám lâm sàng bằng mắt thường, bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm đánh giá. Siêu âm sẽ được thực hiện ngay tại vùng bẹn – bìu.
– Thường bác sĩ sẽ sử dụng máy siêu âm khảo sát có gắn với với đầu dò nhằm xác định khu vực đang có dấu hiệu bất thường có hình ảnh của khối thoát vị nằm trong ống bẹn hay không. Nếu có thì có thể kết luận bệnh nhân đang mắc thoát vị bẹn.
1.2. Các công dụng khác của siêu âm thoát vị bẹn
– Siêu âm còn có tác dụng đánh giá thành phần trong túi thoát vị hiện tại đang mắc lại những cơ quan nào như quai ruột non, bàng quang, mạc nối lớn, đại tràng, manh tràng, ruột thừa…
– Siêu âm còn cho bác sĩ thấy rõ tình trạng các quai ruột hay mạc nối bên trong khối phòng đang ở mức độ nào, dễ hay khó xử lý, các vị trí thoát vị đơn giản hay phức tạp.
– Đôi khi siêu âm thoát vị bẹn còn cho phép đo được đường kính lỗ bẹn sâu.
– Ngoài ra thì siêu âm cũng được sử dụng sau phẫu thuật điều trị thoát vị bẹn nhằm phát hiện các biến chứng phẫu thuật có thể xảy ra như tụ máu, thoát vị tái phát, tụ thanh dịch. Đồng thời khảo sát, đánh giá vị trí và độ dày của mô xơ sau phẫu thuật đã trở về mức độ bình thường hay chưa.
2. Các phương pháp chẩn đoán khác
Bên cạnh siêu âm, các bác sĩ sẽ kết hợp với nhiều phương thức chẩn đoán khác nhắm xác định chính xác tình trạng bệnh lý để có hướng điều trị phù hợp, cụ thể:
2.1. Nhìn
Sử dụng mắt thường để quan sát vùng bẹn của bệnh nhân có khối phồng hay không, nếu có thì vị trí của chúng đang nằm trên hay dưới nếp lằn bẹn. Khối phồng có chạy dọc theo chiều của ống bẹn từ trước ra sau hay không hay chạy từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong. Và khối phồng này có dấu hiệu thay đổi kích thước theo tư thế nằm ngồi và khi làm các nghiệm pháp tăng áp lực ổ bụng như ho, rặn….hay không?
2.2. Sờ
Dùng tay sờ lên khối phồng ở vùng bẹn bệnh nhân, thông thường người bệnh sẽ cảm thấy đau hoặc khó chịu, đau tăng lên khi bác sĩ dùng tay ấn để tăng áp lực ổ bụng. Nếu tạng thoát vị là quai ruột thì khi sờ sẽ có cảm giác lọc xọc. Còn nếu tạng thoát vị là mạc nối thì sờ sẽ rắn chắn hơn.
2.3. Phương pháp chạm ngón
Sử dụng ngón tay đội phần da bìu đang ở vị trí hiện tại đi ngược lên vào lỗ bẹn nông để ước lượng khẩu kính của chúng. Tiếp đó bác sĩ sẽ quay áp mặt múp của ngón vào thành sau ống bẹn rồi yêu cầu bệnh nhân ho mạnh. Bác sĩ sẽ chú ý đến cảm giác của ngón tay khi va chạm với túi thoát vị. Nếu cảm giác thấy túi thoát vị ở đầu ngón có thể là thoát vị bẹn thể gián tiếp. Còn nếu cảm giác đến từ mặt múp ngón thì khả năng cao là thoát vị bẹn trực tiếp.
2.4. Thủ thuật Zieman
Bác sĩ sẽ dùng 3 ngón tay để xác định loại thoát vị, phương pháp này gọi là thủ thuật Zieman. Khám vùng bẹn bên nào thì dùng bàn tay bên đó: Vị trí ngón trỏ sẽ đặt ở nếp bụng, ngón giữa đặt theo hướng của nếp bẹn còn ngón nhẫn thì đặt ở hõm bầu dục (ở đáy tam giác Scarpa). Phương pháp này cũng cần bảo bệnh nhân ho mạnh để xác định loại thoát vị: Nếu cảm giác túi thoát vị chạm ở ngón trỏ thường là thoát vị bẹn trực tiếp, nếu túi chạm ở ngón giữa là thoát vị bẹn gián tiếp còn nếu chạm ở ngón nhẫn thường là thoát vị đùi.
2.5. Soi đèn
Phương pháp này sẽ sử dụng trong phòng tối, soi bằng đèn bấm vào từng bên bẹn của người bệnh để xác định bệnh lý. Nếu thấy hiện tượng thấu sáng mạnh thì có thể người bệnh mắc tràn dịch màng tinh hoàn, nang nước thừng tinh hay tràn dịch ống Nuck, nang ống Nuck. Trong trường hợp giảm sáng hơn so với tình trạng vừa nêu thì có thể là mắc thoát vị bẹn.
2.6. Nội soi ổ bụng
Đây cũng là phương pháp cho thấy rõ nét hình ảnh tạng thoát vị đang kẹt ở mức độ nào, thấy rõ được lỗ bẹn sâu rộng cũng như loại tạng thoát vị đang chui qua lỗ bẹn sâu này.
3. Phân loại thoát vị bẹn
Có nhiều cách phân loại thoát vị cần lưu ý:
Theo định khu
Có bệnh lý thoát vị bẹn, thoát vị rốn, thoát vị đùi, thoát vị qua tam giác thắt lưng… vì đều gần khu vực bẹn nên cần xác định rõ
Theo nguyên nhân
Phân ra thoát vị bẩm sinh và thoát vị mắc phải.
Theo tính chất
Thoát vị đẩy lên được, thoát vị nghẹt, thoát vị kẹt, thoát vị cầm tù.
Thoát vị nội
Là loại thoát vị mà tạng chui qua điểm yếu bên trong ổ phúc mạc và thoát vị nội không nhìn thấy từ bên ngoài bằng mắt thường được.
Theo vị trí giải phẫu
– Thoát vị bẹn chéo ngoài: Đa số tình trạng này gặp ở thoát vị bẩm sinh, tạng theo hố bẹn ngoài chui ra ngoài vào ống phúc tinh mạc để xuống bìu. Túi thoát vị ở trường hợp này sẽ nằm trong bao xơ thừng tinh.
– Thoát vị bẹn trực tiếp: Đa số là những trường hợp thoát vị mắc phải (thường gặp ở người già, người bị chấn thương). Theo đó tạng sẽ chui ra ngoài đi qua hố bẹn giữa. Túi thoát vị ở trường hợp này sẽ nằm ngoài bao xơ thừng tinh.
– Thoát vị bẹn chéo trong: Rất hiếm gặp, tạng thoát vị thường chui ra ở hố bẹn trong
Theo nguyên nhân
– Thoát vị bẩm sinh: Thường gặp ở trẻ sơ sinh do tồn tại ống phúc tinh mạc, là thoát vị chéo ngoài
– Thoát vị mắc phải: Thường gặp ở người già, người làm những công việc nặng nhọc dễ gây chấn thương vùng bẹn dẫn đến yếu cân cơ thành bụng, tạng chui ra ở hố bẹn giữa.
Theo tiến triển
– Tạng mới vừa chui qua khỏi lỗ bẹn sâu gọi là thoát vị chỏm
– Tạng chui ra khỏi lỗ bẹn sâu và nằm trong ống bẹn gọi là thoát vị kẽ
– Tạng chui ra nằm ở gốc dương vật gọi là thoát vị bẹn-mu
– Tạng thoát vị xuống đến bìu gọi là thoát vị bẹn-bìu
Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc thoát vị bẹn trên siêu âm có vai trò như thế nào và các thông tin liên quan. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe!