Thiếu máu não gây chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, ù tai,… có thể là dấu hiệu cảnh báo một cơn đột quỵ nguy hiểm có thể xảy ra nhưng nhiều người chủ quan bỏ qua. Cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích về căn bệnh thiếu máu não để chủ động nhận diện triệu chứng, cũng như cách điều trị và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm do thiếu máu não gây ra.
Menu xem nhanh:
1. Thiếu máu não là gì?
Thiếu máu não là tình trạng lưu lượng máu cung cấp lên nuôi dưỡng não bị thiết hụt do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi não bị thiếu máu, oxy và các dưỡng chất, tế bào não sẽ bị tổn thương và mất dần chức năng (không hồi phục).
2. Nguyên nhân thiếu máu lên não
Có rất nhiều nguyên nhân khiến tình trạng máu lưu thông lên não bị thiếu hụt. Sau đây là một số nguyên nhân chính dẫn tới thiếu máu não, đặc biệt là ở người cao tuổi.
2.1 Xơ vữa động mạch
Xơ vữa động mạch nhất là động mạch cảnh, khiến thành các mạch máu nuôi dưỡng não bị dày lên và thu hẹp lòng mạch, cản trở quá trình lưu thông máu lên não.
2.2 Thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống cổ
Thoát vị đĩa đệm hoặc thoái hóa đốt sống cổ gây chèn ép các mạch đưa máu lên não, từ đó gây thiếu máu lên não.
2.3 Thiếu máu não gây chóng mặt do tuổi tác
Tuổi cao khiến chức năng của các cơ quan cũng kém dần. Khi hoạt động bơm máu của tim đi nuôi cơ thể yếu dần, sẽ làm giảm lưu lượng máu tới nuôi các cơ quan trong đó có não bộ. Hơn nữa, người cao tuổi là đối tượng dễ mắc các bệnh lý mạn tính đặc biệt là các bệnh về tim mạch, phổi, thần kinh,… điều này ảnh hưởng tới quá trình lưu thông máu lên não.
Ngoài ra, các thói quen như: lạm dụng chất kích thích, thức khuya, chế độ ăn uống không khoa học,… là những tác nhân gây tình trạng thiếu máu lên não.
3. Nhận biết dấu hiệu thiếu máu não
Thiếu máu não có thể gây chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, ù tai, đi đứng loạng choạng, mất khả năng giữ thăng bằng, giảm thị lực, rối loạn cảm giác và vận động như tê bì, nhức mỏi chân tay (tê bì chân tay), vận động yếu. Các triệu chứng của thiếu máu não thường xuất hiện đột ngột, diễn ra nhanh, đôi khi có thể nhanh chóng biến mất sau vài phút, vài giờ (dưới 24 giờ) thường được gọi là thiếu máu não cục bộ thoáng qua.
Nhưng đôi khi có thể kéo dài nhiều giờ, thậm chí vài ngày (thiếu máu não cục bộ) kết quả nguy hiểm có thể xảy ra là một cơn đột quỵ trong tương lai gần.
Hiện nay rất nhiều người cho rằng cơn thiếu máu não chỉ thoáng qua rồi tan biến nên không gây nguy hiểm gì. Chính sự chủ quan, lơ là bỏ qua đã khiến người bị thiếu máu não phải đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm.
4. Thiếu máu não gây chóng mặt và nguy cơ đột quỵ “chực chờ”
Thiếu máu não là một trong những nguyên nhân làm xuất hiện cơn đột quỵ não. Đột quỵ não là kết quả của cơn thiếu máu não gây ra. Đột quỵ có thể xảy ra ngay lập tức khi người bệnh trải qua cơn thiếu máu não cục bộ hoặc có thể diễn ra ngay sau này (trong tương lai) khi người bệnh trải qua cơn thiếu máu não thoáng qua.
Theo các nghiên cứu cho thấy: Khoảng 10-15% bệnh nhân xuất hiện cơn thiếu máu não (TIA) thoáng qua sẽ bị đột quỵ trong vòng 3 tháng. Khoảng 50% trong số này phải đối mặt với cơn đột quỵ trong 48 giờ sau TIA. Mặc dù thiếu máu não gây nguy hiểm nhưng nhiều người lại thường chủ quan bỏ qua do:
– Thời gian diễn ra ngắn: TIA thường chỉ diễn ra dưới trong vài phút đến dưới 1-2 giờ, 90% mất đi trong vòng 4h.
– Triệu chứng giống với đột quỵ nhưng thường chỉ thoáng qua, nhẹ nhàng: Yếu hoặc tê liệt ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, bối rối, chóng mặt, giảm thị lực, song thị, mất trí nhớ tạm thời, khó nói và nuốt, ngứa ran,…
Thiếu máu não thoáng qua không gây tổn thương sau đó, nhưng là một dấu hiệu cảnh báo nguy nhồi máu não nếu không được phòng ngừa. Nguyên nhân của thiếu máu não thoáng qua thường xuất phát từ những vấn đề của hệ tim mạch như:
– Do các mảng xơ vữa hoặc huyết khối nhỏ trong máu
– Do hạ đường huyết
– Do rối loạn nhịp tim
– Do hẹp động mạch cảnh
5. Biện pháp cải thiện thiếu máu hiệu quả
5.1 Đi thăm khám với bác sĩ
Bạn cần đi khám với bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh ngay khi có biểu hiện thiếu máu não. Dù là thiếu máu não cục bộ hay thiếu máu não thoáng qua bạn cũng tuyệt đối không được chủ quan.
Việc thăm khám lâm sàng với bác sĩ đúng chuyên khoa, thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán để xác định đúng tình trạng thiếu máu não như xét nghiệm máu, đo lưu huyết não, điện não đồ, chụp cắt lớp vi tính (MSCT) hoặc chụp cộng hưởng từ MRI sọ mạch,…. sẽ giúp chẩn đoán chính xác và loại trừ các bệnh lý có liên quan.
5.2 Chế độ ăn, uống khoa học giúp cải thiện tình trạng thiếu máu não gây chóng mặt
Thiếu máu lên não có thể do quá trình ăn uống chưa khoa học gây thiếu máu thiếu chất, dinh dưỡng kém khiến cơ thể mệt mỏi, suy yếu dẫn tới quá trình lưu thông máu lên não cũng kém hơn. Hiện nay, việc lạm dụng rượu, bia, chất kích thích, ăn nhiều đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ,…. không đảm bảo dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, ảnh hưởng tới quá trình cung cấp máu lên não.
5.3 Tập thể dục, thể thao hợp lý
Tập luyện thể dục, thể thao là một trong những phương pháp giúp máu lưu thông tốt hơn, tiêu hao các năng lượng dư thừa, đào thải những chất độc ra khỏi cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh. Bạn nên lựa chọn các bài tập thể dục phù hợp với sức khỏe như đi bộ, tập yoga, ngồi thiện, chạy bộ,… Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về chế độ ăn uống, tập luyện, tình trạng công việc hiện tại để có biện pháp điều chỉnh sao cho hiệu quả, đảm bảo sức khỏe được tốt nhất.
Ngoài ra, bạn nên hạn chế các stress, lo lắng căng thẳng, không nên thức khuya, dùng điện thoại quá lâu vì những điều này ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thống thần kinh làm xuất hiện cơn chóng mặt do thiếu máu não và nguy cơ đột quỵ trong tương lai.