Rối loạn tiền đình nguy hiểm không và cách điều trị

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ CKI

Trịnh Thị Khanh

Bác sĩ Nội Khoa

Chóng mặt, mất thăng bằng là biểu hiện thường gặp ở những người bị rối loạn tiền đình. Vậy rối loạn tiền đình nguy hiểm không và nhận biết như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây. 

1. Rối loạn tiền đình và những nguyên nhân chính gây bệnh

Tiền đình là bộ phận thuộc hệ thần kinh, nằm sau hai bên ốc tai. Đây là bộ phận có nhiệm vụ duy trì tư thế, điệu bộ, phối hợp cử động đầu, mắt và thân mình. Khi cơ thể thực hiện bất kỳ vận động nào thì hệ thống tiền đình cũng sẽ di chuyển theo để giúp cơ thể giữ được thăng bằng.

Rối loạn tiền đình còn được gọi là rối loạn cân bằng tiền đình. Đây là tình trạng cơ thể mất cân bằng, giảm khả năng cảm nhận về vị trí và chuyển động trong không gian. Thông thường, rối loạn tiền đình được chia làm 2 loại là rối loạn tiền đình ngoại biên và rối loạn tiền đình trung ương. Rối loạn tiền đình ngoại biên thường xảy ra do tổn thương tai trong, dây thần kinh tiền đình hoặc do tắc mạch máu sau vùng cổ. Rối loạn tiền đình trung ương là do sự tổn thương nhân tiền đình, tổn thương đường liên hệ của các nhân dây tiền đình ở thân não, tiểu não. Nguyên nhân gây tổn thương có thể là do viêm, u não, tai biến mạch máu não,…

Nhiều người không nhận thức rõ rối loạn tiền đình nguy hiểm không

Rối loạn tiền đình là tình trạng cơ thể mất cân bằng, giảm khả năng cảm nhận về vị trí và chuyển động của cơ thể

2. Rối loạn tiền đình nhận biết như thế nào?

2.1. Rối loạn tiền đình nguy hiểm không và mức độ nguy hiểm ra sao?

Rối loạn tiền đình không phải là một tình trạng nguy hiểm đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, bệnh có thể gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và làm tăng nguy cơ gặp phải những vấn đề sức khỏe nghiêm nghiêm trọng. Các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, mất cân bằng và buồn nôn cản trở việc thực hiện các hoạt động hàng ngày và dễ khiến người bệnh bị tai nạn, chấn thương khi làm việc, lái xe. Đặc biệt là ở những người cao tuổi.

Trong một số trường hợp, rối loạn tiền đình có thể là dấu hiệu của một bệnh lý hoặc tình trạng sức khỏe nguy hiểm cần được chẩn đoán và điều trị. Ví dụ, trong trường hợp bệnh Meniere (rối loạn tai mũi họng), triệu chứng rối loạn tiền đình thường đi kèm với tai biến và thậm chí dẫn đến mất thính lực.

2.2. Triệu chứng của rối loạn tiền đình nguy hiểm không?

Triệu chứng của rối loạn tiền đình có thể khác nhau ở mỗi người tùy theo tình trạng sức khỏe và nguyên nhân gây bệnh. Những triệu chứng thường gặp ở người bị rối loạn tiền đình bao gồm:

– Hoa mắt và mất thị lực tạm thời: Người bệnh có thể thấy những điểm sáng hay nhấp nháy mắt, mờ mờ hoặc mất tạm thời khả năng nhìn.

– Chóng mặt và mất cân bằng: Bệnh nhân thường cảm giác bị xoay vòng, chóng mặt, mất cân bằng hoặc lơ mơ. Cảm giác này tăng lên khi bạn thay đổi vị trí cơ thể, như đứng lên nhanh từ tư thế nằm hay ngồi dậy từ tư thế ngồi.

– Buồn nôn và nôn mửa: Một số bệnh nhân có thể thấy buồn nôn hoặc thậm chí nôn mửa khi bị rối loạn tiền đình.

– Sợ hãi: Triệu chứng rối loạn tiền đình có thể khiến người bệnh sợ hãi trong việc di chuyển và tham gia các hoạt động hàng ngày.

Mặc dù rối loạn tiền đình không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, nhưng có thể làm tăng nguy cơ tai nạn, ngã khi lái xe, làm việc hoặc tham gia các hoạt động thể thao.

Rối loạn tiền đình gây hoa mắt, chóng mặt

Rối loạn tiền đình gây hoa mắt, chóng mặt, mất cân bằng hoặc nôn mửa

3. Biến chứng rối loạn tiền đình nguy hiểm không?

Rối loạn tiền đình có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách.

Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của rối loạn tiền đình là nguy cơ ngã gây tổn thương vùng đầu, gãy xương và nguy hiểm đến tính mạng.

Ngoài ra, rối loạn tiền đình có thể ảnh hưởng đến tình trạng tâm lý và tình cảm của người bệnh. Bệnh nhân cảm thấy không an toàn, luôn lo lắng và tự ti, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe tinh thần.

Một biến chứng khác, tuy hiếm gặp nhưng cần được lưu ý, là ù tai, điếc. Bên cạnh đó, rối loạn tiền đình cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ do máu lên não kém.

Có thể nói, rối loạn tiền đình là vấn đề thần kinh có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. Để điều trị bệnh kịp thời, ngăn ngừa bệnh tái phát và gây biến chứng, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn biện pháp điều trị đúng, hiệu quả. Nên tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý mua thuốc ngoài để điều trị. Kết hợp với các biện pháp y tế, người bệnh cần luyện tập thể thao đều đặn và điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh.

Rối loạn tiền đình làm tăng nguy cơ ngã, tai nạn khi lái xe hoặc làm việc

Rối loạn tiền đình làm tăng nguy cơ ngã, tai nạn khi lái xe hoặc làm việc

4. Đừng nhầm lẫn rối loạn tiền đình với thiếu mãu não

Rối loạn tiền đình với thiếu máu não thường bị nhầm lẫn do có các biểu hiện giống nhau. Tuy nhiên, đây là hai căn bệnh có nguyên nhân khác nhau.

Rối loạn tiền đình là một rối loạn trong hệ thống cân bằng của cơ thể, liên quan đến cảm nhận về vị trí và chuyển động. Triệu chứng chính của rối loạn tiền đình bao gồm chóng mặt, mất cân bằng, hoa mắt và buồn nôn.

Trong khi đó, thiếu máu não xảy ra khi một phần của não không nhận đủ lượng máu giàu oxy và dưỡng chất. Tình trạng này kéo dài mà không được điều trị có thể gây đột quỵ não rất nguy hiểm. Triệu chứng của thiếu máu não có thể bao gồm đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, khó nói, tê liệt hoặc yếu một bên cơ thể và khó thức tỉnh. Thiếu máu não là một trong các yếu tố gây rối loạn tiền đình.

Tóm lại, rối loạn tiền đình là bệnh không còn xa lạ với nhiều người nhưng không phải ai cũng hiểu rõ rằng rối loạn tiền đình có nguy hiểm không, bệnh có nguyên nhân và triệu chứng như thế nào. Các chuyên gia khuyến cáo khi thấy bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ nào, bạn cũng nên chủ động thăm khám chuyên khoa Nội thần kinh để được chẩn đoán và tư vấn biện pháp điều trị kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital