Thiếu máu cục bộ cơ tim ecg làm giảm khả năng bơm máu của tim, gây tổn thương cơ tim dẫn tới loạn nhịp tim hoặc nhồi máu cơ tim.
Menu xem nhanh:
1. Thế nào là thiếu máu cục bộ cơ tim ecg?
Thiếu máu cơ tim (hay còn gọi là thiếu máu cơ tim) là tình trạng xảy ra khi lưu lượng máu Thiếu máu cơ tim (hay còn gọi là thiếu máu cơ tim) là hiện tượng xảy ra khi lưu lượng máu nuôi cơ tim bị giảm khiến tim không có đủ oxy để đập và đẩy máu ra ngoài. Giảm lưu lượng máu nuôi tim bởi tình trạng tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn trong một nhánh của động mạch tim (động mạch vành).
Thiếu máu cục bộ cơ tim ecg làm giảm chức năng tưới máu của tim và gây hoại tử cơ tim. Nhiều trường hợp bệnh động mạch vành dẫn đến loạn nhịp tim hoặc nhồi máu cơ tim. Sự tắc nghẽn đột ngột trong động mạch vành sẽ gây ra cơn đau tim.
2. Nguyên nhân gây thiếu máu cục bộ cơ tim ecg
Thiếu máu cơ tim xảy ra khi lưu lượng máu trong một hoặc nhiều động mạch vành của tim bị giảm do tắc nghẽn. Chức năng chủ yếu của những tế bào hồng cầu trong máu là vận chuyển oxy đến những nơi khác nhau trong cơ thể con người, bao gồm cả tim. Khi lưu lượng máu đến tim giảm thì lượng oxy cung cấp cho cơ tim cũng giảm theo.
Thông thường, thiếu máu cục bộ cơ tim phát triển chậm theo thời gian (do sự tích tụ dần của mảng xơ vữa trong lòng động mạch vành). Tuy nhiên, bệnh sẽ xảy ra khá nhanh khi động mạch vành đột ngột bị tắc nghẽn (tắc nghẽn bởi cục máu đông).
3. Dấu hiệu thiếu máu cơ tim
Theo các bác sĩ, một số bệnh nhân thiếu máu cơ tim không có triệu chứng rõ ràng dễ bị nhầm với một số bệnh liên quan. Tuy nhiên, người bệnh thường phát hiện khi cơ thể liên tục xuất hiện nhiều triệu chứng khác thường. Điển hình nhất là cơn đau thắt ngực, đây là triệu chứng xuất hiện khá phổ biến đối với nhiều bệnh nhân khi bị bệnh.
Trên thực tế, cơn đau có thể xuất phát từ vị trí của động mạch vành bị tổn thương, chẳng hạn như: Tần suất những cơn đau càng nhiều, đặc biệt sau khi vận động nặng thể lực hoặc cảm cúm do vận động quá sức… Thông thường, mỗi cơn đau sẽ kéo dài ít nhất 3 phút và lâu nhất là khoảng 15 phút.
Nhìn chung, việc chẩn đoán bệnh dựa trên những triệu chứng lâm sàng là chưa thật sự chuẩn xác. Vì vậy, mọi người nên thường xuyên quan sát và theo dõi các biểu hiện bất thường của cơ thể trong quá trình khám để hỗ trợ bác sĩ.
Trước mức độ nguy hiểm của bệnh lý tiểu đường, bạn hãy tự ý thức bảo vệ sức khoẻ của bản thân để nâng cao chất lượng cuộc sống.
4. Chẩn đoán thiếu máu cơ tim
Không thể dùng triệu chứng để chẩn đoán bệnh nhân thiếu máu cơ tim nhẹ hay nặng, có nhiều trường hợp tắc động mạch vành diễn biến thầm lặng, một số bệnh nhân tắc động mạch vành có biểu hiện đau dữ dội.
Vì vậy, muốn chẩn đoán đúng bệnh, người thầy thuốc sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện nhiều biện pháp cận lâm sàng, như:
4.1. Xét nghiệm lipid máu
Bệnh nhân thiếu máu cơ tim hay có rối loạn chuyển hoá. Vì vậy, người bệnh cần xét nghiệm đường huyết lúc đói, lipid máu, men gan và creatinin huyết thanh.
4.2. Điện tâm đồ thiếu máu cục bộ cơ tim ecg
Giúp bác sĩ chẩn đoán nhanh các thay đổi trên điện tâm đồ và những rối loạn nhịp tim có thể xảy ra.
4.3. Điện tâm đồ động mạch vành
Đây là xét nghiệm không xâm lấn giúp chẩn đoán nguy cơ phát triển bệnh mạch vành đối với các bệnh nhân có yếu tố nguy cơ.
4.4. Chụp cắt lớp vi tính (MSCT)
Kỹ thuật này giúp tính toán điểm số canxi động mạch vành trên hình ảnh chụp động mạch vành khi tiêm thuốc cản quang. Kỹ thuật MSCT chỉ được sử dụng khi bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh trung bình.
4.5. Chụp động mạch vành
Phương pháp này được xem là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ. Chụp động mạch vành giúp bác sĩ đánh giá vị trí giải phẫu và độ trầm trọng của bệnh hẹp động mạch vành.
4.6. Dấu ấn sinh học (troponin)
Xét nghiệm troponin tim có thể giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh mạch vành cấp và các bệnh tim khác.
4.7. Siêu âm Doppler tim
Siêu âm tim có thể xác định các bất thường chuyển động gợi ý bệnh động mạch vành, đánh giá phân suất tống máu thất trái (EF) để phân tầng nguy cơ và đánh giá chức năng tâm trương thất trái.
5. Điều trị thiếu máu cục bộ cơ tim thế nào?
Tùy vào tình trạng sức khỏe và chẩn đoán của bệnh nhân mà có nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Trong số này, điều trị bằng thuốc vẫn là phương pháp điều trị chính trong hầu hết các trường hợp thiếu máu cơ tim mạn tính hoặc đau thắt ngực mạn tính.
5.1. Điều trị nội khoa thiếu máu cục bộ cơ tim ecg
Một số loại thuốc mà bác sĩ kê toa để điều trị đau thắt ngực ổn định bao gồm:
– Thuốc chống kết tập tiểu cầu như ticagrelor, aspirin, clopidogrel, prasugrel.
– Thuốc điều trị rối loạn lipid máu như ezetimibe, statin.
– Thuốc ức chế men chuyển như perindopril, enalapril, lisinopril…
– Thuốc chẹn bêta như carvedilol, metoprolol, bisoprolol, nebivolol…
– Thuốc chẹn kênh calci: non-dihydropyridin, dihydropyridin.
– Dẫn xuất nitrat: isosorbide dinitrate, nitroglycerin..
Thận trọng: Bệnh nhân không nên tự dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ điều trị.
5.2. Điều trị can thiệp thiếu máu cục bộ cơ tim ecg
Nếu một người đang dùng thuốc và cơn đau ngực của họ không biến mất, các bác sĩ có thể yêu cầu can thiệp. Phẫu thuật là một lựa chọn để tăng tưới máu cơ tim.
Hai phương pháp phẫu thuật thường được các bác sĩ chuyên khoa áp dụng đó là:
– Nong mạch và đặt stent.
– Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành.
6. Phòng ngừa thiếu máu cơ tim
Thiết lập lối sống năng động và lành mạnh là thói quen tốt giúp cơ tim hoạt động tối ưu. Ngoài ra, để phòng ngừa suy tim thiếu máu cục bộ cơ tim ecg, bệnh nhân nên:
– Không hút thuốc và tránh xa những nơi có người hút thuốc.
– Duy trì cân nặng vừa phải (giảm cân nếu thừa cân)
– Tập thể dục ở mức độ vừa phải.
– Ăn nhiều rau quả, giảm mỡ động vật (có thể thay thế bằng dầu thực vật), không ăn nội tạng động vật, hạn chế muối trong thức ăn, không ăn dưa muối, cà muối và các thức ăn nhiều muối khác…
– Kiểm soát tình trạng huyết áp, đường huyết, mỡ máu.
– Khám sức khỏe định kỳ đầy đủ tại các cơ sở y tế.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc với đội ngũ bác sĩ tim mạch đầu ngành cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, sẽ hỗ trợ tối đa cho người bệnh trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh thiếu máu cơ tim.