Theo dõi sau khi tiêm vacxin cho trẻ và những điều cần biết

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Nguyễn Minh Vỹ

Bác sĩ tiêm chủng

Theo dõi sau khi tiêm vacxin là việc làm cực kỳ cần thiết mà bố mẹ cần làm để chăm sóc trẻ hiệu quả và kịp thời xử lý các phản ứng có thể xảy ra đối với trẻ. Trong bài viết này, hãy cùng phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI tìm hiểu và nắm được những thông tin quan trọng để chăm sóc trẻ sau khi tiêm vacxin mẹ nhé.

1. Các phản ứng trẻ có thể gặp sau tiêm chủng

Có nhiều mức độ phản ứng bất lợi có thể xảy ra sau khi tiêm phòng, từ những tác dụng không mong muốn nhẹ đến những phản ứng nghiêm trọng. Do đó, việc hiểu rõ về những phản ứng này là rất quan trọng khi sử dụng vacxin.

– Sốt nhẹ. Đây là cách cơ thể của trẻ phản ứng với vacxin, thường tự khỏi sau 1-2 ngày. Tuy nhiên, có trường hợp trẻ có thể có sốt cao hơn 39 độ C, trong trường hợp này, bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Các phản ứng phụ sau khi tiêm vacxin thường nhẹ và diễn ra trong một thời gian ngắn

Các phản ứng phụ sau khi tiêm vacxin thường nhẹ và diễn ra trong một thời gian ngắn

– Sưng đỏ và đau tại vị trí tiêm có thể xảy ra và tồn tại trong vài ngày. Đây là phản ứng bình thường và sẽ tự giảm đi mà không gây lo ngại. Bạn có thể áp dụng phương pháp chườm lạnh tại vị trí tiêm để giảm đau cho trẻ.

– Dị ứng: Trẻ có thể phát triển các triệu chứng dị ứng như vết ban mề đay hoặc ngứa toàn thân sau khi tiêm phòng. Thường thì những triệu chứng này sẽ tự giảm đi sau vài ngày. Tuy nếu trẻ cảm thấy rất không thoải mái, cần sử dụng thuốc chống dị ứng.

– Trong một số trường hợp, trẻ có thể trải qua các phản ứng hiếm gặp như tai biến thần kinh, viêm hạch, hoặc viêm não. Đây là những phản ứng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng của trẻ, và nếu có bất kỳ dấu hiệu nào, bố mẹ nên đưa con đến bệnh viện kịp thời.

2. Bố mẹ cần làm gì để chăm sóc trẻ sau khi tiêm vacxin?

2.1 Theo dõi các phản ứng của trẻ

– Sau khi tiêm, bố mẹ nên quan sát trẻ trong ít nhất 30 phút tại cơ sở tiêm phòng. Trong khoảng thời gian này, nếu bố mẹ phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở con, như thở nhanh, thở khò khè, thở ngắt quãng, nôn mửa, da bị mẩn đỏ thì báo ngay với nhân viên y tế để kịp thời xử trí.

– Bố mẹ tiếp tục theo dõi trẻ tại nhà. Bố mẹ cần chú ý đến những chỉ số như nhịp thở, nhiệt độ cơ thể, tình trạng da toàn bộ cơ thể, và vùng tiêm để kiểm tra xem có sưng, mẩn đỏ, hoặc phát ban không. Đồng thời, theo dõi sự tỉnh táo của con khi ăn, ngủ và chơi để đảm bảo rằng con đang có tình trạng sức khỏe tốt.

2.2 Chăm sóc trẻ bị sốt sau khi tiêm vacxin

– Sau khi tiêm phòng, bố mẹ nên cho trẻ mặc quần áo thoáng khí và nhẹ nhàng để giúp trẻ cảm thấy thoải mái.

– Tiếp tục duy trì chế độ ăn uống thông thường của trẻ, đảm bảo trẻ được bú mẹ và uống đủ nước. Cho trẻ ăn các đồ ăn lỏng hơn ngày thường để dễ tiêu hóa hơn.

– Nếu vùng tiêm bị sưng, đỏ, quý vị có thể áp dụng phương pháp chườm lạnh để giảm sưng và đau cho trẻ. Một số trẻ có cơ địa đặc biệt nhạy cảm ở vùng da sau khi tiêm phòng, có thể gặp tình trạng sưng đỏ và cục cứng. Hiện tượng này có thể kéo dài từ 6 đến 8 giờ sau tiêm, mẹ có thể lấy một miếng gạc lạnh để chườm mát cho trẻ để trẻ thấy dễ chịu hơn, tuy nhiên chỉ nên chườm trong khoảng 15-20 phút.

Sau 1 ngày, mẹ có thể chườm nóng để giúp vết sưng nhanh chóng giảm đi và tạo điều kiện cho da tiếp xúc với môi trường bên ngoài, từ đó giúp da phục hồi nhanh hơn. Nếu thấy vết sưng to, có hạch kéo dài nhiều tuần sau tiêm, hãy nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn chi tiết hơn.

theo dõi sau khi tiêm vacxin ở trẻ thì bố mẹ cần lưu ý những gì?

Bố mẹ cần lưu ý khi sử dụng thuốc hạ sốt cho bé đúng liều lượng và theo chỉ định của bác sĩ

– Khi ôm hoặc bế trẻ, tránh tiếp xúc trực tiếp với vùng tiêm và không nên sử dụng dầu hoặc chườm nóng lên vùng tiêm, để tránh nguy cơ nhiễm trùng.

– Nếu trẻ bị sốt vượt quá 38.5 độ C và quấy khóc sau khi tiêm, bố mẹ có thể sử dụng thuốc hạ sốt thông thường như Ibuprofen hoặc Paracetamol, với liều lượng thích hợp dựa trên cân nặng của trẻ.

Lưu ý rằng tuyệt đối không nên sử dụng Aspirin hoặc các loại thuốc ho và hạ sốt khác, vì những sản phẩm này có thể gây tăng liều Paracetamol trong cơ thể trẻ, có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ.

2.3 Khi nào nên đưa trẻ đến viện?

Trong trường hợp trẻ dị ứng với một số loại vacxin nhất định, các phản ứng bất thường sẽ xuất hiện sớm trong khoảng vài phút đến vài giờ. Bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện trong các trường hợp dưới đây:

– Trẻ có các triệu chứng như co giật, quấy khóc kéo dài, li bì, và bỏ bú.

– Các dấu hiệu khác bao gồm khó thở, tình trạng tím tái, xuất hiện mề đay trên toàn bộ cơ thể, bàn tay và chân lạnh, và nổi vân tím trên da.

– Trẻ sốt cao liên tục trên 39 độ C, và sốt không giảm sau khi dùng thuốc hạ sốt hoặc kéo dài hơn 3 ngày

– Ngoài ra, vùng tiêm sau khi tiêm phòng có thể sưng, cứng, đau và có quầng đỏ kích thước lớn hơn 2cm.

– Trong trường hợp trẻ em trải qua nôn mửa liên tục và đau quặn bụng…

theo dõi sau khi tiêm vacxin tối thiểu 30 phút tại cơ sở tiêm chủng

Trẻ theo dõi sau khi tiêm vacxin tối thiểu 30 phút tại cơ sở tiêm chủng

Tiêm phòng là biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa bệnh và bảo vệ sức khỏe của trẻ. Bố mẹ cần thực hiện tiêm phòng đầy đủ và đúng theo lịch trình càng sớm càng tốt để trẻ được bảo vệ tối đa được các tác nhân gây bệnh nguy hiểm.

2.4 Một số lưu ý khi đưa trẻ tiêm chủng vào thời tiết lạnh

Khi đưa trẻ đi tiêm phòng trong thời tiết lạnh hoặc mưa, hãy chú ý giữ ấm cho trẻ bằng cách đeo tất và áo ấm tránh để trẻ tiếp xúc với gió lạnh để tránh nguy cơ nhiễm lạnh. Trong trường hợp trời mưa, hãy đảm bảo trẻ không bị ướt nhưng cũng không áp đặt áo mưa quá kín dễ gây khó thoát mồ hôi và tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus gây bệnh. Đặc biệt, trẻ nhỏ có nguy cơ cao mắc các bệnh đường hô hấp, như viêm phế quản và viêm phổi thì bảo vệ trẻ khỏi thời tiết khắc nghiệt là rất quan trọng để tránh biến chứng nghiêm trọng.

Trên đây là những thông tin hữu ích mà phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI chia sẻ đến các bố mẹ, từ đó có thể theo dõi sau khi tiêm vacxin hiệu quả hơn. Nếu như bố mẹ còn thắc nào liên quan đến chăm sóc trẻ sai tiêm chủng, vui lòng liên hệ phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để được hỗ trợ nhanh chóng nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital