Tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hệ thống miễn dịch của trẻ từ khi còn nhỏ, tăng cường khả năng chống lại các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Một trong những mũi tiêm quan trọng đầu đời của trẻ chính là vắc xin phòng bệnh lao. Để giúp bố mẹ hiểu hơn về tầm quan trọng của việc phòng ngừa bệnh lao, hãy cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Menu xem nhanh:
1. Mối nguy hiểm gây nên từ bệnh lao
Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra, là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong trên thế giới. Bệnh lao là một căn bệnh nguy hiểm có tính chất lây lan cao đến cả trẻ em và người lớn, ảnh hưởng đến phổi và lan truyền từ người sang người qua các giọt bắn ra từ cổ họng và phổi của người bệnh.
Có hai dạng chính của bệnh lao: lao thể phổi và lao ngoài phổi. Lao phổi là khi tổn thương xảy ra ở phổi cùng với các cơ quan bộ phận khác. Lao ngoài phổi chỉ gây tổn thương ở các cơ quan khác như màng tim, màng phổi, thận, màng bụng và xương. Lao thể phổi là nguy hiểm nhất, chiếm 80-85% số ca mắc và là nguồn lây lan chính trong cộng đồng. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực để kiểm soát bệnh lao, nhưng nó vẫn là gánh nặng về sức khỏe toàn cầu với tỉ lệ mắc cao và tỉ lệ tử vong đáng lo ngại. Trẻ em mắc bệnh lao có nguy cơ phát bệnh nhanh gấp 5-10 lần so với người lớn, đặc biệt là khi bị lao toàn thể hoặc lao màng não, có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng và tử vong.
Triệu chứng của bệnh lao phổi thường bao gồm ho, đôi khi có đờm hoặc ho ra máu, tức ngực khó thở, suy nhược cơ thể. Bệnh lao phổi có thể được chữa khỏi nếu bệnh nhân tuân thủ đầy đủ liệu pháp điều trị và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ. Tuy nhiên, quá trình điều trị là dài và đôi khi kéo dài từ 6 đến 24 tháng, phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và các phản ứng cụ thể với mỗi người.
Thống kê từ bộ Y tế, mỗi năm có ít nhất một nửa triệu trẻ sơ sinh và trẻ em mắc bệnh lao, với khoảng 70.000 trẻ tử vong vì căn bệnh này. Trẻ dưới 3 tuổi và những trường hợp suy dinh dưỡng hoặc suy giảm hệ miễn dịch là những đối tượng dễ mắc bệnh lao nhất. Với trẻ sơ sinh có thể mắc bệnh lao ngay từ khi còn trong bụng mẹ, hoặc trong quá trình chuyển dạ nếu mẹ bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, nguy cơ cao cũng có thể khiến trẻ sơ sinh mắc bệnh lao khi hít phải vi khuẩn lao trong không khí khi tiếp xúc với người lớn mắc bệnh lao.
Việc tiêm vắc xin phòng bệnh lao sớm là biện pháp quan trọng được khuyến khích, đặc biệt là ngay sau khi sinh để giảm nguy cơ mắc bệnh.
2. Phòng bệnh lao cho trẻ sơ sinh
2.1 Thời điểm tiêm vắc xin lao cho trẻ sơ sinh
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo: Mọi em bé sinh ra đều cần tiêm vắc xin phòng lao sớm trong vòng 01 tháng. Việt Nam là 1 trong 30 quốc gia có gánh nặng bệnh tật đối với lao trầm trọng ở trên thế giới. Bộ Y tế cũng khuyến cáo và đưa vào lịch tiêm chủng trẻ là phải tiêm càng sớm càng tốt, trong vòng 1 tháng đầu sau sinh để giúp bảo vệ trẻ khỏi bệnh lao và các biến chứng nghiêm trọng. Nếu tiêm vắc xin muộn có thể tăng nguy cơ mắc bệnh lao, trẻ đã nhiễm lao thì việc tiêm vắc xin sẽ không còn tác dụng
Ở nước ta, vắc xin được sử dụng để phòng lao là BCG (Bacille Calmette-Guerin), người trưởng thành chưa từng mắc bệnh lao và có nguy cơ nhiễm lao cũng có thể tiêm BCG. Đây là vắc xin bất hoạt, khi đưa vào cơ thể sẽ kích thích cơ thể tạo ra kháng thể để chống lại bệnh. Tuy nhiên, người đã tiêm vắc xin lao sẽ không có nghĩa là phòng bệnh lao tuyệt đối.
2.2 Các phản ứng phụ khi tiêm vắc xin lao cho trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh cần hoãn tiêm vắc xin phòng lao trong các trường hợp sau:
– Trẻ có cân nặng < 2000 gram.
– Trẻ sinh non dưới 34 tuần.
Nếu trẻ gặp phải trường này cần được theo dõi sức khỏe đến khi thể trạng tốt hơn để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh.
Sau khi tiêm vắc xin lao, trẻ có thể sẽ gặp phải các phản ứng phụ bao gồm
– Sưng đau tại chỗ tiêm, và có thể bị sốt. Đây là những phản ứng thông thường và sẽ tự biến mất sau 1-2 ngày, hầu như không phải dùng thêm thuốc gì cả. Trường hợp trẻ sốt >38,5 độ thì bố mẹ nới lỏng quần áo cho trẻ, chườm ấm vùng cổ, vùng nách, vùng bẹn. Sau 30 – 1 tiếng mà tình trạng không giảm dưới 38,5 độ C thì bố mẹ cần dùng thuốc hạ sốt cho trẻ. Có thể sử dụng paracetamol với liều lượng 10-15mg/kg cân nặng/ lần, 4 lần/ ngày, khoảng 4-5 tiếng thì có thể cho trẻ dùng 1 lần. Tuy nhiên, nếu trẻ không có dấu hiệu hạ sốt thì bố mẹ cần thông báo lại phòng tiêm hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra lại.
– Sau khi tiêm khoảng 3 tuần, tại vị trí tiêm sẽ xuất hiện nốt viêm kích thước bằng đầu ngón tay, sau đó tự vỡ và bong tróc tạo thành sẹo. Hầu hết trẻ sau tiêm sẽ có những biểu hiện này. Bố mẹ không phải lo lắng và không bôi đắp bất cứ thứ gì vào vị trí tiêm, không dùng hóa chất khi nốt viêm bong tróc, ướt. Có thể dùng nước muối sinh lý thông thường để vệ sinh cho trẻ.
– Một số ít trẻ trong thời gian 4 tháng có thể xuất hiện hạch ở nách, hạch này cũng sẽ tự mất đi trong vài tuần,. Trong trường hợp hạch không mất đi mà trở nên viêm đỏ thì bố mẹ cần đưa đi khám, kiểm tra và hướng dẫn cách xử trí.
2.3 Một số trường hợp mẹ cần đưa trẻ đi khám sau khi tiêm phòng lao
Trước khi tiêm, cần đảm bảo trẻ đang trong tình trạng sức khỏe tốt và không có triệu chứng bất thường. Thảo luận với bác sĩ về vắc xin phòng lao, nắm rõ lịch trình tiêm và các tác dụng phụ có thể xảy ra.
Sau khi tiêm: Theo dõi trẻ ít nhất 30 phút tại cơ sở tiêm chủng và tiếp tục theo dõi tại nhà. Kiểm tra vùng vết tiêm để đảm bảo không có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc phản ứng nghiêm trọng. Liên hệ với bác sĩ nếu có bất kỳ phản ứng nào bất thường xảy ra.
Trên đây là những thông tin quan trọng về tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh phòng bệnh lao. Bố mẹ liên hệ với phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để đặt lịch tiêm cho trẻ hoặc cần giải đáp các thông tin liên quan đến phòng lao.