Nguyên nhân tại sao lại viêm đại tràng phần lớn là do chế độ ăn uống thiếu khoa học, chế độ sinh hoạt không hợp lý, căng thẳng kéo dài…
Menu xem nhanh:
1. Tại sao lại viêm đại tràng
Không phải viêm đại tràng nào cũng có nguyên nhân cụ thể. Thậm chí đôi khi không xác định được nguyên nhân tại sao lại viêm đại tràng. Tuy nhiên viêm đại tràng cấp tính và mạn tính có thể kể đến một số nguyên nhân sau:
1.1 Tại sao lại viêm đại tràng cấp tính
Nguyên nhân gây viêm đại tràng khá phổ biến như ngộ độc thức ăn, dị ứng với thức ăn lạ, sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, chứa vi khuẩn gây bệnh… Ngoài ra người thường xuyên gặp áp lực, căng thẳng trong công việc cũng dễ bị các bệnh tiêu hóa như viêm đại tràng. Các yếu tố như sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài, ăn uống khó tiêu, táo bón,… có tỷ lệ viêm đại tràng cao hơn người khác.
1.2 Tại sao lại viêm đại tràng mãn tính
Viêm đại tràng cấp tính để lâu không điều trị dễ dẫn đến viêm loét đại tràng mạn tính. Sự xâm nhập của nấm và các loại chất độc hại trong trường hợp viêm đại tràng cấp tính nhiễm trùng sẽ dẫn đến tình trạng mạn tính. Tuy nhiên, có một vài trường hợp người bệnh mắc viêm đại tràng mạn tính không rõ nguyên nhân cụ thể.
2. Lý giải nguyên nhân các loại viêm đại tràng
2.1 Tại sao lại viêm đại tràng giả mạc
Viêm đại tràng giả mạc (PC) xảy ra do sự phát triển quá mức của vi khuẩn Clostridium difficile trong đường ruột. Thông thường, vi khuẩn này tồn tại trong ruột nhưng không gây hại vì đã có vi khuẩn có lợi cân bằng lại. Sau khi sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, thuốc tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi. Lúc này sẽ xảy ra tình trạng loạn khuẩn đường ruột, dẫn đến sự tăng sinh quá mức của vi khuẩn gây viêm đại tràng giả mạc.
2.2 Nguyên nhân gây bệnh viêm ruột
Bệnh viêm ruột (IBD) là viêm mạn tính hoặc viêm tái phát bao gồm viêm loét đại trực tràng và bệnh Crohn. Viêm loét đại trực tràng là viêm lan tỏa, không đặc hiệu, tổn thương liên tiếp đến trực tràng và đại tràng nhưng không rõ nguồn gốc. Bệnh Crohn hay viêm ruột từng phần là bệnh mạn tính với đặc trưng là viêm hoặc dò tất cả các lớp của đường tiêu hóa.
2.3 Tại sao lại viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ
Viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ (IC) xảy ra khi lưu lượng máu đến đại tràng bị hạn chế hoặc cắt đứt. Thường nguyên nhân IC do cục máu đông gây tắc nghẽn đột ngột. Bệnh lý làm tăng nguy cơ viêm đại tràng do thiếu máu gồm viêm mạch, đái tháo đường, ung thư ruột kết, mất nước, mất máu, suy tim, tác dụng phụ của thuốc, chấn thương, phẫu thuật vùng bụng hoặc động mạch chủ.
2.4 Tại sao lại viêm đại tràng vi thể
Viêm đại tràng vi thể do tiêu chảy nước kéo dài gây tổn thương đại tràng. Đặc biệt, khi nội soi đại trực tràng thì kết quả đều nằm ở giới hạn bình thường, chỉ có thể dựa trên kết quả mô học xác định tổn thương. Bệnh được phân thành 2 dạng là viêm đại tràng lympho và viêm đại tràng collagen. Yếu tố nguy cơ gây ra viêm đại tràng vi thể gồm: Hút thuốc lá, bệnh tự miễn, giới tính nữ, người trên 50 tuổi… Triệu chứng phổ biến là tiêu chảy mãn tính, đầy bụng, đau bụng, sụt cân, ói, mất nước.
2.5 Viêm đại tràng dị ứng ở trẻ sơ sinh
Viêm đại tràng dị ứng thường xảy ra ở trẻ sơ sinh trong vòng 2 tháng đầu. Tình trạng này có thể gây ra nôn, trào ngược, quấy khóc và có thể có máu trong phân. Tuy không thể xác định nguyên nhân chính xác của viêm đại tràng dị ứng, nhưng có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có khả năng trẻ có phản ứng quá mẫn cảm với một vài thành phần trong sữa mẹ. Ngoài ra còn có thể do virus, ký sinh trình hoặc do vi khuẩn…
3. Triệu chứng viêm đại tràng
3. Phương pháp hiệu quả điều trị viêm đại tràng
Sau khi biết nguyên nhân viêm đại tràng, bạn nên gặp bác sĩ để được hướng dẫn điều trị đúng cách và mang lại hiệu quả cao.
3.1 Phương pháp nội khoa
Điều trị viêm đại tràng nội khoa bằng cách kê đơn. Những loại thuốc thường được dùng là thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc chống ký sinh trùng, thuốc chống co thắt, thuốc điều trị tiêu chảy… Ngoài ra, người bệnh cần được bổ sung đầy đủ nước và chất điện giải cần thiết.
3.2 Phương pháp ngoại khoa
Viêm đại tràng có chiều hướng diễn biến nặng, xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng thì bác sĩ có thể cân nhắc áp dụng phương pháp ngoại khoa. Phương pháp phổ biến nhất là phẫu thuật cắt bỏ đại tràng viêm. Tuy nhiên cách này sẽ để lại di chứng cho sức khỏe, ảnh hưởng đến cơ thể cũng như tâm lý của người bệnh.
3.3 Thực hiện ăn uống, sinh hoạt khoa học
Chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể sẽ giúp ích rất nhiều trong cải thiện tình trạng viêm đại tràng. Khi xuất hiện triệu chứng tiêu chảy, bạn nên hạn chế các thực phẩm sống, trái cây khô, thực phẩm nhiều xơ. Ngược lại, những người bị viêm đại tràng thể táo bón nên tăng chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày và giảm bớt lượng chất béo.
Ngoài ra, người bệnh cũng nên có chế độ sinh hoạt khoa học. Nên ngủ đủ mỗi ngày 8 tiếng, không nên thức quá khuya. Bên cạnh đó, nên thường xuyên tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe. Hạn chế các loại chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…
4. Tại sao lại viêm đại tràng biến chứng
Viêm đại tràng có thể gây ra biến chứng như tăng tỷ lệ bệnh và tử vong. Biến chứng thường gặp ở người bệnh viêm loét đại tràng và bệnh Crohn. Các biến chứng gồm: rò ruột, chít hẹp đại tràng, áp xe trực tràng, thủng ruột, phình đại tràng nhiễm độc. Viêm loét đại tràng lâu ngày tăng nguy cơ ung thư ruột, tăng tỉ lệ tử vong. Ngoài ảnh hưởng sức khỏe, viêm đại tràng còn có thể dẫn đến biến chứng đường tiêu hóa. Có thể kể đến như: Loãng xương, tăng đông máu, thiếu máu, sỏi mật, loét áp tơ, viêm đường mật xơ hóa nguyên phát, viêm khớp,…
Trên đây là lý giải tại sao lại viêm đại tràng và cách khắc phục. Chuyên khoa tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là địa chỉ chuyên khám và điều trị các bệnh về tiêu hóa nói chung và bệnh đại tràng nói riêng. Liên hệ hotline 1900558892 để được tư vấn và đặt lịch khám sớm nhất.