Tắc ruột vì giun đũa là một trong những nguyên nhân gây tắc ruột thường gặp, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Bài viết dưới đây giúp bạn tìm hiểu về vấn đề này.
Menu xem nhanh:
1. Quy trình gây bệnh của giun đũa
- Giun đũa là một ký sinh trùng sống trong ruột non. Sau khi thụ tinh, giun cái sẽ đẻ ra một lượng trứng lớn, theo phân thải ra ngoài. Trứng giun đũa có thể sống nhiều năm ở môi trường thường và xâm nhập vào cơ thể con người qua đường ăn uống (thức ăn và nước uống chứa giun chưa được nấu chín)
- Tại ruột non, trứng giun nở ra các ấu trùng chuyển động, xâm nhập vào thành ruột non, di chuyển tới tim, vào phổi, di chuyển lên họng, xuống thực quản và vào lại ruột non.
- Giun trưởng thành có kích thước 20 – 40cmx3 – 6mm, sống được trên 1 năm.
- Trứng bắt đầu được sản sinh sau 60 – 75 ngày kể từ khi ăn phải trứng gây bệnh.
2. Biểu hiện cơ thể nhiễm giun đũa
- Sốt nhẹ
- Ho khan, khạc đờm lẫn máu
- Thở khò khè, khó thở và đau sau xương ức
- Khi giun chui vào ruột, người bệnh sẽ có các triệu chứng giống như loét dạ dày tá tràng như: Đau bụng, rối loạn tiêu hóa
- Nhiễm giun quá nhiều, các búi giun có thể gây tắc ruột, xoắn ruột, lồng ruột hoặc tử vong.
- Ở bệnh nhân bị mắc bệnh thương hàn, giun đũa có thể xuyên thủng thành ruột, khạc hoặc nôn ra giun qua mũi, miệng, giun chui ra từ hậu môn.
- Nếu giun chui vào ống mật chủ, ống tuỵ gây viêm đường mật, viêm túi mật, áp-xe gan do vi khuẩn, viêm tụy hoặc vàng da tắc mật.
- Nếu ấu trùng đi lạc vào não, thận, mắt, tủy sống… sẽ gây ra các triệu chứng liên quan đến các cơ quan này.
Trường hợp tắc ruột do giun đũa có thể tránh phẫu thuật bằng cách hút dịch dạ dày qua ống thông mũi, sau đó bơm liều thuốc tẩy giun qua ống.
3. Phòng tránh giun đũa như thế nào?
- Ăn chín uống sôi
- Không ăn rau sống
- Không uống nước lã
- Không dùng phân tươi bón rau xanh
- Có biện pháp xử lý tốt phân, rác thải
- Thực hiện rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn uống, sau khi đi vệ sinh
- Không để móng tay dài
- Thực hiện vệ sinh cá nhân tốt, vệ sinh môi trường sống
…