Suy thận và cách phòng tránh suy giảm chức năng sản xuất

Tham vấn bác sĩ
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

Phạm Huy Huyên

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Phụ trách Ngoại thận tiết niệu

Suy thận là bệnh suy giảm chức năng thận bao gồm chức năng bài tiết lượng nước dư thừa trong cơ thể và bài tiết chất độc trong cơ thể do quá trình trao đổi chất gây ra, dẫn đến suy giảm chức năng sản xuất một vài hormone khác. Hiểu biết về bệnh suy thận và cách phòng tránh có thể giúp chúng ta hạn chế tối đa những hậu quả do bệnh gây nên.

suy-than-va-cach-phong-tranh

Tiểu đường là một trong những nguyên nhân dẫn đến suy thận. Do đó cần kiểm soát tốt căn bệnh này.

1. Nguyên nhân suy thận

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến suy thận nhưng tiểu đường và cao huyết áp được coi là tác nhân chính dẫn đến suy thận. Ngoài ra, một số bệnh như mỡ trong máu, nhiễm trùng đường niệu, bệnh về mạch máu, bệnh tim, viêm cầu thận, hồng cầu hình liềm, béo phì…cũng có thể dẫn đến suy thận. Việc lạm dụng các loại thuốc không theo chỉ định của bác sĩ cũng ảnh hưởng đến khả năng lọc thận.

2. Triệu chứng suy thận

Bệnh suy thận tiến triển rất chậm, một số trường hợp hầu như không có triệu chứng hoặc triệu chứng mơ hồ, tuy nhiên, thông thường suy thận có các triệu chứng sau:

suy-than-va-cach-phong-tranh-1

Chân tay hoặc mặt bị phù nề do giữ nước là biểu hiện của bệnh suy thận.

– Tiểu tiện bất thường: tiểu nhiều vào ban đêm, tiểu khó, rắt buốt, nước tiểu có bọt, lượng nước tiểu nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường; nước tiểu có máu, màu sậm hoặc có khi đục, nhất là buổi sáng.

– Cao huyết áp.

– Chân tay hoặc mặt bị phù nề do giữ nước.

– Cảm thấy mệt mỏi do tình trạng thiếu máu hoặc do tích tụ nhiều chất cặn bã trong cơ thể do chức năng thận suy giảm.

– Cảm giác ngứa ngáy, dễ bị bầm tím và màu da tái hơn bình thường.

– Chán ăn, ăn không ngon miệng và hay buồn nôn, đặc biệt là khi ăn thịt, cá.

– Giảm ham muốn tình dục và yếu sinh lý.

– Ngủ không ngon giấc, tính tình thay đổi…

3. Suy thận và cách phòng tránh

suy-than-va-cach-phong-tranh-2

Để phòng tránh suy thận, uống nước đầy đủ cũng là một trong những cách rất hữu hiệu.

– Nếu người bệnh có bệnh tiểu đường cần điều trị tốt đường máu ở mức bình thường và thường xuyên kiểm tra định kỳ nồng độ protein trong nước tiểu

– Kiểm soát mức ổn định huyết áp và mỡ máu.

– Nên hạn chế ăn mặn, các thực phẩm chứa nhiều kali, phospho, dầu mỡ, chất béo…không tốt cho thận.

– Cần uống đủ nước, khoảng 2-3 lít một ngày.

– Không hút thuốc lá cũng như không uống nhiều rượu, đồ uống có cồn để tránh tổn thương thận.

– Không tự ý dùng thuốc mà không theo chỉ định của bác sĩ.

– Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao và khám sức khỏe định kỳ, chú ý kiểm tra huyết áp, xét nghiệm máu, nước tiểu…

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital