Sinh thường đau như thế nào khiến các chị em chưa trải qua giây phút chuyển dạ băn khoăn. Cơn đau sinh thường khủng khiếp ra sao, và cách làm giảm cơn đau thế nào? Mẹ hãy tìm hiểu xem!
- Đẻ thường lần 2 có đau không?
- Đẻ thường và đẻ mổ cái nào tốt hơn?
Menu xem nhanh:
Sinh thường đau như thế nào?
Theo những mẹ đã sinh, cơn đau sinh thường “không thể diễn tả được”. Theo số liệu khoa học, cơ thể con người chịu được khoảng 45 đơn vị đau (del unit). Nhưng khi đẻ thường, mẹ phải chịu tới 57 đơn vị đau, tương đương với việc bị gãy 20 cái xương cùng 1 lúc – đây là số liệu cho thấy sức chịu đựng quá phi thường của người mẹ.
Tuy nhiên thực tế, ở mỗi cơ địa của từng mẹ có sự khác nhau, có mẹ vật vã chết đi sống lại với con đau đẻ thường, nhưng cũng có những mẹ sự trải qua cảm giác này rất đơn giản.
Cơn đau của sinh thường do đâu?
Tử cung của mẹ chứa em bé chuẩn bị chào đời. Khi đến thời điểm chuẩn bị sinh nở, tử cung ép bé ra bằng những cơn co thắt tạo ra đau chuyển dạ. Nguồn gốc của cơn đau do cổ tử cung và âm đạo bị kéo giãn, tử cung co thắt, áp lực em bé đè xuống đường sinh.
Cơn đau chuyển dạ cũng phụ thuộc vào việc co thắt tăng dần khi sắp sinh, kích thước thai, vị trí nằm của bé, tốc độ cơn đau chuyển dạ của bé… Không chỉ có cơ vùng bụng, mẹ bầu cũng thấy toàn thân đau dữ dội, đặc biệt là xương chậu, tầng sinh môn, lưng, bàng quang… trong quá trình chuyển dạ.
Quá trình đau sinh thường diễn ra thế nào?
Giai đoạn 1: Bắt đầu cơn co thắt tử cung dài, liên tục, cường độ mạnh làm mở cổ tử cung. Kết thúc giai đoạn 1 khi cổ tử cung đủ mở để thai nhi có thể chui lọt.
Giai đoạn 2: Bắt đầu khi cổ tử cung mở hoàn chỉnh 10 cm, kết thúc khi đứa trẻ chào đời.
Giai đoạn 3: Bắt đầu sau khi đứa trẻ chào đời, kết thúc khi nhau thai cũng như màng ối được đẩy ra ngoài.
Bí quyết tập thở giảm bớt cơn đau đẻ
Hãy cố gắng để cơ thể được thư giãn, nghỉ ngơi hoàn toàn, nằm theo hai tư thế nằm ngửa hoặc nằm nghiêng, trí óc quên hết mọi việc, không nghĩ ngợi, lo lắng gì và tập thở đúng để giảm cơn đau: khi không có cơn co tử cung, thở bình thường. Khi bắt đầu cơn co, cổ tử cung mở 1- 4cm: ngồi ở tư thế thư giãn, thở bằng cánh mũi, ngậm miệng lại; khi cổ tử cung mở 4-8cm thì nằm thư giãn, thở cạn và nhanh theo cơn co tử cung; khi cơn co đạt tối đa rồi sẽ giảm dần, nhịp thở cũng nông và chậm dần đến khi cơn co kết thúc; trước khi cơn co mới bắt đầu: hít sâu bằng mũi, thở ra bằng miệng, thực hiện 1 nhịp; khi bắt đầu có cơn co trở lại: thở nhanh và nông; hết cơn co: hít thở sâu 2 nhịp. Sau đó nằm thư giãn, thở bình thường.
Thai phụ cần hết sức bình tĩnh theo dõi cơn co, điều chỉnh nhịp thở, cung cấp đủ oxy cho mẹ và bé, giúp có thêm sức cho thai phụ rặn đẻ tốt.
Sinh thường đau như thế nào? Hi vọng rằng với những chia sẻ trên bạn đọc đã có được những thông tin hữu ích. Nếu cần tư vấn thêm kiến thức liên quan vui lòng liên hệ Bệnh viện Thu Cúc tổng đài 1900 55 88 92 để được giải đáp miễn phí.
> Gợi ý: Cách sinh thường dễ dàng, không đau
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc