Sinh mổ là phương pháp đưa em bé ra ngoài thông qua tử cung của mẹ bằng một cuộc phẫu thuật chứ không qua âm đạo của mẹ như phương pháp sinh thường. Nhiều mẹ bầu khi nghe sinh mổ cảm thấy lo lắng vì sợ đau. Nhưng thực tế, phương pháp đẻ mổ không đau đớn như những gì các chị em vẫn nghĩ. Thậm chí đây còn là một phương pháp có tỉ lệ an toàn cao.Sinh mổ không đau như mẹ bầu tưởng tượng
Menu xem nhanh:
1. Khi nào thì sinh mổ
Sinh thường là phương pháp an toàn theo dân gian vì quan niệm đó là “thuận theo tự nhiên”. Tuy nhiên trong một vài trường hợp sau đây bác sĩ sẽ yêu cầu phải sinh mổ.
- Khả năng sẽ xảy ra rủi ro cho người mẹ và em bé nếu mẹ sinh thường theo ngã âm đạo.
- Em bé có một tình trạng bất thường nào đó và cần được ra một cách nhanh chóng
- Người mẹ có tiền sử bị tiền sản giật hoặc nhau tiền đạo hoặc mắc một số bệnh lây nhiễm từ mẹ sang con như: như HIV dương tính, viêm gan…hay mẹ bầu mắc các bệnh viêm nhiễm vùng kín.
- Em bé trong tư thế sinh ngược (chân ra trước) hoặc tư thế ngang và bị kẹt quá sâu vào vùng xương chậu nên không thể xoay được
- Đối với thai ba hoặc nhiều hơn (và thường thì ngay cả với thai đôi)
- Người mẹ đã sinh mổ trước đây – sinh mổ lần 2 – hoặc đã từng phẫu thuật tử cung
- Tình trạng sức khỏe của mẹ và bé suy giảm trong quá trình chuyển dạ.
2. “Quy trình” của một cuộc sinh mổ
Trước khi mổ, mẹ bầu sẽ được làm sạch vùng bụng nơi bác sĩ sẽ thực hiện các vết mổ để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn tích tụ trên da. Bạn sẽ được gây tê ngoài màng cứng (gây tê tủy sống) hoặc gây mê toàn thân. Trong quá trình phẫu thuật mẹ bầu sẽ được gắn ống truyền nước biển (thường là trong khoảng 24 tiếng đồng hồ) để duy trì cho cơ thể không bị mất nước, và một ống thông vào niệu đạo để dẫn thoát nước tiểu (thường sẽ cần cho khoảng 8 tiếng đồng hồ).
Một điểm rất quan trọng trước khi đưa sản phụ vào phòng mổ để tiến hành mổ thì phòng đã được sát trùng để vô khuẩn. Tất cả bác sĩ và nhân viên y tế đều phải mặc quần áo đã sát khuẩn, đeo dép, khẩu trang y tế theo quy định phòng mổ.
Khi mổ, bác sĩ sẽ thực hiện một đường cắt vào vùng bụng (thường là ngang đường bikini, vào trong phần dưới của tử cung). Em bé được nâng đầu đưa ra qua vết rạch, thường là với sự hỗ trợ của kẹp, và nước ối từ mũi và miệng của bé sẽ thoát ra trước khi người bé được nâng lên hoàn toàn.
Các thao tác đưa em bé ra ngoài diễn ra khá nhanh, trong khoảng 5 đến 10 phút đầu tiên. Sau đó, nhau thai được lấy ra và mẹ bầu sẽ được dùng phương pháp hỗ trợ để tử cung co lại và hạn chế mất máu.
3. Việc sinh mổ trở nên nhẹ nhàng với Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Phương pháp gây tê tủy sống tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc là một phương pháp được áp dụng đối với mẹ bầu có tình trạng sức khỏe ổn định. Với phương pháp này, sản phụ hô hấp bình thường, tỉnh táo và ý thức rõ hơn về môi trường xung quanh, khả năng di chuyển sớm hơn sau khi mổ lấy thai, giảm các triệu chứng như lo âu, nôn ói, buồn nôn và kiểm soát cơn đau tốt hơn.
Như vậy phương pháp gây tê tủy sống giúp mẹ bầu có thể thoải mái lắng nghe và cảm nhận từng động tác của bác sĩ đứa con yêu ra thế giới bên ngoài mà không hề đau đớn. Điều này thật tuyệt vời phải không nào?
Với hệ thống trang thiết bị hiện đại, đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm và vô cùng nhẹ nhàng, ân cần, cuộc vượt cạn sinh mổ của các mẹ bầu sẽ an tâm, thảnh thơi như ở nhà.
Xem thêm
>> Sinh mổ theo yêu cầu, nên hay không?
>> Sinh mổ gây tê hay mê
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc