Răng sâu vào tủy là tình trạng sâu răng nặng khiến người bệnh đau đớn, khó chịu theo mức độ tăng dần. Nếu sâu tủy răng không được điều trị sớm sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường, thậm chí mất răng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin về sâu tủy răng, giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý này.
Menu xem nhanh:
1. Thông tin chung về tình trạng sâu răng và sâu tủy răng
1.1. Cấu tạo của răng
Răng là một cơ quan trong khoang miệng có cấu tạo khá phức tạp bao gồm 3 phần chính:
– Thân răng: Là phần có thể nhìn thấy bằng mắt thường ở trong khoang miệng
– Chân răng: Nằm trong phần xương hàm của khoang miệng nên không thể nhìn thấy
– Chóp răng (Cuống răng): Là tên gọi cho phần đỉnh của mỗi chân răng. Đây là nơi tập trung mạch máu cũng như các dây thần kinh đi vào trong răng.
Đặc biệt, phần thân răng được cấu tạo từ nhiều lớp khác nhau:
– Men răng: Đây là tổ chức có tỉ lệ muối vô cơ cao nhất so với các tổ chức rắn cơ thể. Men răng chứa đến 96% tỉ lệ muối và đây cũng là tổ chức cứng nhất trên cơ thể con người.
– Ngà răng: Ngà răng là tổ chức có khối lượng nặng nhất ở phần thân răng. Ngà răng là lớp bên trong được men và xương răng bao phủ. Đây là phần không thể quan sát bằng mắt thường và chúng không rắn như men răng. Ngà răng không giòn và khá dễ vỡ, do vậy, nếu bị tấn công thì ngà răng rất dễ bị tổn thương chỉ trong thời gian ngắn.
– Tủy răng: Đây là lớp trong cùng của răng và được bao bọc bởi cả men và ngà răng. Tủy răng xuất hiện ở cả phần chân răng và thân răng. Đây là phần chứa nhiều dây thần kinh cảm giác cũng như mạch máu để nuôi dưỡng răng luôn chắc khỏe. Tủy răng khi bị tổn thương sẽ khiến răng yếu dần và có thể rụng mất.
1.2. Tình trạng sâu răng
Sâu răng là từ để chỉ tình trạng cấu tạo của răng bị vi khuẩn gây hại tấn công và làm tổn thương. Phần thân răng bị sâu sẽ xuất hiện các lỗ li ti màu đen, dần dần chung sẽ to ra nếu người bệnh không điều trị kịp thời. Sâu răng sẽ ăn sâu dần qua các lớp tổ chức của răng và chạm đến tủy răng, gây viêm tủy răng. Đây là tình trạng đe dọa việc mất răng của người bệnh.
2. Làm thế nào để nhận biết sâu tủy răng?
Răng sâu vào tủy là một quá trình khá dài mà người bệnh không để ý để phát hiện sớm hoặc do tính chủ quan nghĩ rằng sâu răng là bệnh lý bình thường, không gây nguy hiểm của người bệnh.
Dấu hiệu nhận biết sâu răng ở từng giai đoạn:
2.1. Giai đoạn đầu tiên
Đây là giai đoạn vi khuẩn mới bắt đầu sinh sôi và tấn công vào răng. Người bệnh khó có thể nhìn thấy những lỗ sâu siêu bé được tạo ra. Tuy nhiên, những cảm giác ê buốt, đau nhức khi ăn đồ quá nóng, quá lạnh cũng là dấu hiệu để người bệnh có thể cảm nhận được sự bất thường của răng miệng. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm mà đa số người bệnh bỏ qua do nghĩ rằng các triệu chứng sẽ thuyên giảm sau vài ngày.
2.2. Giai đoạn thứ 2
Sự đau nhức và khó chịu tăng dần theo thời gian. Người bệnh cả nhận rõ được cơn đau âm ỉ cả một vùng xung quanh với các cơn đau kéo dài cả ngày, thậm chí cơn đau lan lên nửa đầu. Cho dù có sử dụng thuốc giảm đau thì chỉ sau vài giờ đồng hồ, cơn đau lại tiếp tục quay lại và hành hạ người bệnh, khiến người bệnh không còn muốn ăn và không thể ngủ ngon giấc.
2.3. Giai đoạn 3
Nếu sâu răng vẫn chưa được điều trị dứt điểm thì đây là giai đoạn tủy răng đang gặp nguy hiểm. Lúc này, khoang miệng của người bệnh có mùi hôi cực kỳ khó chịu. Những bệnh lý như viêm lợi, cao răng cũng ngày càng nặng. Thậm chí, nhiều người bệnh còn viêm chân răng, viêm lợi có mủ khiến tình trạng răng miệng càng tệ hơn. Ở 3 giai đoạn trên, người bệnh sẽ nhận thấy có những đặc điểm sâu răng phát triển từ nhẹ đến nặng.
Các triệu chứng sâu răng thường hay gặp:
– Mùi hôi miệng ngày càng khó chịu khi lỗ sâu răng tăng dần kích thước. Dù cho người bệnh có sử dụng bao nhiêu phương pháp, mẹo để xử lý tình trạng của mùi hôi miệng thì vẫn không thể cải thiện được.
– Người bệnh sẽ dần dần nhìn thấy có những lỗ sâu màu đen trên bề mặt răng. Theo thời gian, các lỗ sâu này sẽ có độ rộng ngày càng lớn và rất dễ mắc kẹt thức ăn thừa vào, khiến cho các bệnh lý như viêm lợi, viêm chân răng có nguy cơ cao xảy đến.
– Sự đau nhức, ê buốt cực kỳ khó chịu là điều không thể tránh khỏi khi sâu tủy răng. Thậm chí, người bệnh không thể ăn ngủ bình thường, đặc biệt cơn đau sẽ tăng dần khi đêm đến khiến người bệnh tỉnh giấc nhiều lần vì cơn đau hành hạ.
– Khi người bệnh ăn các đồ có nhiệt độ bất thường nóng quá hoặc lạnh quá cũng có thể gặp tình trạng đau buốt, ê nhức răng. Đồ ngọt, chua cũng vậy.
– Nếu tình trạng viêm nhiễm trở nặng, người bệnh có thể còn bị sốt. Nướu răng ở giai đoạn thứ 3 sẽ sưng đau và có thể chảy máu, chảy mủ khiến cho hôi miệng cũng như sự ê buốt tăng lên đỉnh điểm.
3. Sâu tủy răng tiềm ẩn những nguy cơ đe dọa đến sức khỏe răng miệng
Sâu tủy răng là một trong những tình trạng viêm nhiễm gây ảnh hưởng nặng nề đến vấn đề răng miệng. Vi khuẩn sâu khi tấn công răng gây chết tủy sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.
3.1. Miệng có mùi hôi khó chịu
Sâu răng là tình trạng răng các lớp cấu tạo của răng bi tấn công khiến cho thức ăn mắc lại, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ hơn. Ngoài ra, các bệnh lý viêm lợi, lợi chảy máu/mủ cũng là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng hôi miệng của người sâu tủy răng ngày càng trầm trọng.
3.2. Các lớp răng yếu dần đi
Khi ổ sâu răng lan rộng sẽ khiến cho các lớp cấu tạo của răng bị tổn thương, trở nên yếu dần và dễ vỡ. Khi thân răng vỡ sẽ khiến cho phần chân răng và cuống răng cũng tổn thương theo, từ đó, nguy cơ răng chết tăng cao hơn.
3.3. Các răng xung quanh cũng bị đe dọa
Khi vi khuẩn sâu răng ăn dần vào sâu bên trong răng sẽ khiến cho tủy bị tổn thương, thậm chí là chết tủy. Lúc này, răng không còn được cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng nên các tổ chức của răng cũng yếu dần và khiến người bệnh mất răng viêm nhiễm. Tình trạng sâu răng không chỉ gây tổn hại cho một răng mà các răng xung quanh cũng có nguy cơ sâu và viêm nhiễm theo.
– Sức khỏe toàn diện cũng như cuộc sống hàng ngày bị đảo lộn
Khi răng miệng luôn trong tình trạng đau nhức, sự ê buốt tăng dần lên theo từng giai đoạn, người bệnh sẽ suy giảm sức khỏe nhanh chóng. Đặc biệt, viêm tủy răng còn có thể gây ra nhiều biến chứng như áp xe chóp răng, viêm lợi, viêm nha chu,… khiến cơn đau nhức làm phiền cuộc sống người bệnh từ ngày đến đêm.
– Biến chứng xảy ra, hậu quả nặng nề
Khi răng sâu tủy bị nhiễm trùng có thể hình thành ra nang chân răng. Đây là biến chứng có thể phá hủy toàn bộ tổ chức xương hàm. Khi biến chứng xảy ra, việc điều trị để khắc phục rất khó khăn, thậm chí răng bị sâu tủy không thể hồi phục lại chức năng, chết răng và phải nhổ bỏ.
4. Làm thế nào để điều trị sâu tủy răng
Hiện nay, có 2 cách phổ biến nhất để có thể điều trị các răng sâu vào tủy nghiêm trọng.
4.1. Điều trị sâu tủy răng bằng cách trám ống tủy
Đây là phương pháp được sử dụng để điều trị răng sâu vào tủy tạm thời. Lúc này, các bác sĩ sẽ làm sạch ống tủy viêm và trám bít, tạo hình lại thân răng trông thật tự nhiên.
Nhược điểm của phương pháp này là miếng trám sau một thời gian sử dụng có thể bung ra, khiến cho ống tủy có nguy cơ viêm nhiễm cao, thậm chí là mất răng.
4.2. Điều trị sâu tủy răng bằng cách nhổ bỏ răng
Khi răng bị viêm tủy nặng và không thể khắc phục được, các bác sĩ sẽ tiến hành nhổ bỏ để có thể bảo vệ các răng xung quanh trước khi bị lây ổ sâu răng và các bệnh lý răng miệng.
Việc nhổ bỏ răng viêm tủy nặng sẽ giúp cho người bệnh bảo vệ được sức khỏe răng miệng hiệu quả hơn. Sau khi nhổ bỏ răng, người bệnh có thể tham khảo các phương pháp trồng cầu răng hoặc trồng răng Implant để ngăn ngừa tình trạng tiêu xương hàm trong tương lai.
5. Ngăn ngừa sâu tủy răng hiệu quả
Để ngăn ngừa tình trạng sâu răng, người bệnh cần nhớ những lưu ý sau và thực hiện chúng đều đặn:
– Tạo thói quen vệ sinh cho răng miệng toàn diện, kỹ lưỡng ít nhất 2 ngày/ lần và ngay sau khi ăn. Hãy sử dụng các loại bàn chải mềm, vừa vặn với hàm răng. Kết hợp với đó là kem đánh răng có chứa flour để bảo vệ răng tốt hơn.
– Không nên dùng tăm tre xỉa răng. Thay vào đó vệ sinh các kẽ răng các vùng răng sâu bên trong bằng chỉ nha khoa hay tăm nước để bảo vệ cấu trúc của răng. Người bệnh có thể sử dụng thêm nước súc miệng chuyên dụng để đảm bảo khoang miệng sạch sẽ tuyệt đối
– Ngay khi thấy răng xuất hiện các lỗ khác thường hay có hiện tượng đau răng, người bệnh cần đến các cơ sở Nha khoa để được thăm khám và điều trị.
– Tái khám răng hàm mặt theo định kỳ, tối thiểu 6 tháng/lần và lấy cao răng thường xuyên để vi khuẩn không thể có môi trường phát triển trong khoang miệng.
Mong rằng với những thông tin trên người bệnh có thể tự bảo vệ và ngăn ngừa tình trạng sâu tủy răng hiệu quả hơn. Tổng đài của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ nếu bạn có bất cứ điều gì thắc mắc