Sâu răng số 6 là tình trạng sâu rất phổ biến trên thế giới hiện nay. Do răng số 6 nằm ở vị trí bên trong, khuất tầm nhìn nên khiến việc vệ sinh khó khăn hơn, khả năng sâu cao hơn so với các răng ở vị trí bên ngoài. Người bệnh cần hiểu rõ về tình trạng sâu răng số 6 để có thể điều trị sâu cũng như phòng ngừa hiệu quả.
Menu xem nhanh:
1.Răng số 6 là gì? Những đặc điểm của răng số 6
Răng số 6 thường được biết đến với tên răng hàm lớn, nằm ở vị trí sâu bên trong cung hàm. Đây là chiếc răng có nhiều ống tủy trong răng nhất trên hàm. Thông thường, các răng số 6 sẽ chữa từ 3-5 ống tủy. Do vậy. nếu răng số 6 bị mọc lệch trong quá trình mọc răng sẽ gây ra tình trạng tình trạng sai lệch khớp cắn và khiến các răng khác bị xô lệch theo.
Răng số 6 cũng là răng có thân và chân rất lớn và có một hệ thống dây chằng, mạch máu quanh chân răng nhiều hơn hẳn so với chân của các răng khác.
Đặc điểm của răng số 6
Răng số 6 là một trong những chiếc răng hàm quan trọng nhất, đóng vai trò chính trong hoạt động ăn nhai và hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra, răng số 6 còn là “điểm tựa” cho các răng vĩnh viễn có thể mọc lên đúng vị trí và đều đặn hơn. Nhờ có răng số 6 mà tình trạng răng mọc lệch ở trẻ em cũng được hạn chế đáng kể.
Chính vì tầm quan trọng của nó nên các bác sĩ còn hay gọi chiếc răng này là “Răng cấm” – Cấm xâm lấn, cấm nhổ bỏ, cấm tác động khi không thật sự cần thiết.
2. Nguyên nhân gây ra tình trạng sâu răng số 6
Có rất nhiều nguyên nhân khiến răng số 6 bị sâu. Trong đó, những nguyên nhân thường gặp nhất khi sâu răng số 6 có thể kể đến như:
2.1. Vị trí
Do răng số 6 nằm ở vị trí khuất sâu bên trong hàm nên để vệ sinh sạch sẽ kỹ càng gặp nhiều khó khăn hơn so với các răng khác. Do vậy, những người không có cách vệ sinh răng miệng đúng và cẩn thận sẽ có thể tạo ra môi trường thuận lợi để vi khuẩn sâu răng phát triển sâu bên trong khoang miệng.
2.2. Chức năng của răng số 6
Do răng số 6 đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong chức năng ăn nhai của con người nên đây cũng là chiếc răng phải chịu nhiều lực nhai và đè nghiến nhất trên cả hàm. Thói quen ăn các thực phẩm có độ cứng cao thường xuyên sẽ khiến răng bị tổn thương, tạo điều kiện thích hợp cho vi khuẩn dễ dàng tấn công vào bên trong răng.
2.3. Thói quen ăn uống
Ăn uống quá nhiều thực phẩm có hàm lượng đường và tinh bột cao như bánh kẹo, nước uống có ga,… sẽ khiến các mảng bám ở răng được hình thành và phát triển. Những mảng bám này chính là nơi vi khuẩn yêu thích vì chúng có thể sinh sôi và phát triển nhanh chóng ở đây, gây ra các bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm lợi,…
2.4. Thói quen sinh hoạt
Sau 9 giờ tối, hệ thống trao đổi chất của cơ thể hoạt động chậm dần nên các thành phần làm sạch khoang miệng và thúc đẩy tiêu hóa sẽ được giảm bớt. Việc hấp thụ thức ăn sau 9 giờ tối sẽ khiến nguy cơ mắc bệnh sâu răng tăng cao hơn.
2.5. Chỉnh nha tại các cơ sở không uy tín
Việc bọc răng sứ tại các cơ sở không uy tín, tay nghề bác sĩ không cao sẽ có thể gây ra tình trạng mão răng không khít viền nướu hoặc bị xô lệch khiến răng dễ dàng bị vi khuẩn tấn công gây ra tình trạng sâu răng.
2.6. Tai nạn, chấn thương
Khi người bệnh gặp tai nạn, chấn thương gây vỡ hoặc sứt mẻ răng mà không được xử lý kịp thời cũng khiến cho vi khuẩn tấn công ồ ạt, gây sâu răng, hỏng răng nhanh chóng.
Do răng số 6 đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý thực phẩm và góp phần trong quá trình tiêu hóa nên khi răng bị sâu mà không được điều trị kịp thời và nhanh chóng sẽ khiến răng bị tổn thương nhanh chóng. Ngoài ra, răng sâu sẽ khiến người bệnh đau buốt thường xuyên hơn, thậm chí có thể lây lan cho các răng lân cận. Đặc biệt, nếu răng bị sâu trong suốt thời gian dài mà không được chữa trị sẽ có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm tủy, áp xe xương ổ răng, gây mất răng vĩnh viễn.
3. Điều trị sâu răng số 6 thế nào?
Tùy theo tình trạng và mức độ sâu, các bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp khác nhau để điều trị sâu tại răng số 6 sao cho hiệu quả.
3.1. Giai đoạn sâu răng số 6 mức độ nhẹ
Ở những giai đoạn đầu tiên, trên bề mặt và thân răng sẽ xuất hiện các đốm đen nhỏ. Thời điểm này các bác sĩ thường sẽ chỉ định các phương pháp đơn giản như tái khoáng hay bọc răng sứ để cải thiện lỗ sâu.
– Phương pháp tái khoáng
Do sâu răng được hình thành do thói quen ăn uống các loại thực phẩm có chứa nhiều đường khiến vi khuẩn và axit ăn mòn men răng, làm mất khoáng răng. Phương pháp tái khoáng chính là phương pháp đơn giản nhất để tái tạo và phục hồi răng cũng như bảo vệ răng khỏi vi khuẩn gây sâu. Các bác sĩ sẽ sử dụng dung dịch gồm canxi, fluoride và phosphate để trám vào vị trí sâu trên răng số 6 nhằm bổ sung khoáng chất bị mất và hạn chế vùng sâu răng phát triển.
– Bọc răng sứ
Đây là phương pháp 2 trong 1 vừa có thể bảo tồn và bảo đảm chức năng ăn nhai của răng cũng như duy trì tính thẩm mỹ cho răng. Để bọc răng sứ, trước tiên, bác sĩ sẽ làm sạch, nạo vết sâu răng và tiến hành mài răng để khi bọc sứ sẽ không bị cộm, gây khó chịu cho người bệnh. Bước tiếp theo là tiến hành lấy dấu hàm để chế tạo răng sứ sao cho khít với răng nguyên thủy, ngăn ngừa nguy cơ viêm lợi, hỏng răng sau khi bọc.
3.2. Giai đoạn sâu răng số 6 nặng và khó khắc phục
Tuy răng số 6 là chiếc răng các bác sĩ hạn chế tác động nhất, tuy nhiên, nếu răng bị sâu nghiêm trọng gây hư hại và làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng toàn diện thì các bác sĩ sẽ xem xét đến việc nhổ răng.
Nhổ răng là phương pháp giúp người bệnh loại bỏ triệt để tình trạng sâu răng. Sau khi nhổ, bệnh nhân có thể trồng răng Implant thay thế để bảo đảm chức năng ăn nhai bình thường cũng như bảo toàn tính thẩm mỹ cho toàn hàm.
4. Phòng ngừa sâu răng số 6 hiệu quả
Răng số 6 bị sâu hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng các biện pháp hết sức đơn giản, ai cũng có thể thực hiện. Dựa theo các nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ đưa ra một vài giải pháp phòng ngừa sâu răng dễ dàng thực hiện:
4.1. Vệ sinh răng sạch sẽ
Việc vệ sinh răng sạch sẽ là bước cực kỳ quan trọng để bảo vệ răng. Theo khuyến cáo của các bác sĩ, mọi người nên đánh răng thường xuyên ít nhất 2 lần/ngày bằng bàn chải mềm kết hợp với kem đánh răng có chứa fluor.
Ngoài ra, sau khi ăn uống, đặc biệt là đồ ngọt, hãy súc miệng sạch sẽ và sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để bảo đảm không còn vụn thực phẩm mắc lại ở các kẽ răng.
4.2. Có chế độ dinh dưỡng phù hợp
Thói quen ăn uống của mỗi người đều cần hạn chế các loại đồ ăn, thức uống nhiều đường và axit như đồ uống có ga, bánh kẹo,… Hãy tăng cường các thực phẩm giàu các vitamin và chất xơ, canxi hay đạm như sữa, rau củ quả, bánh mì, trứng,…
Những đồ ăn có nhiệt độ bất thường quá nóng hay quá lạnh và các đồ ăn quá cứng hoặc quá dẻo cũng nên tránh vì có thể gây tổn thương răng, tạo môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển gây hại cho răng.
4.3. Lên lịch hẹn thăm khám răng hàm mặt định kỳ tại các cơ sở uy tín
Việc thăm khám răng hàm mặt định kỳ là phương pháp hữu hiệu để sớm phát hiện và có thể điều trị kịp thời các bệnh lý về răng miệng. Theo bác sĩ, việc đi khám răng hàm mặt 6 tháng 1 lần giúp bảo vệ răng tối đa và hạn chế tối đa việc răng bị tổn hại, gây ra hiện tượng mất răng. Hơn nữa, việc vệ sinh răng bằng cách cạo cao răng cũng giúp cho răng chắc khỏe và sáng màu hơn nhiều.
Hy vọng bài viết trên đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề răng số 6 bị sâu và biết cách điều trị cũng như phòng ngừa để hàm răng luôn khỏe và đảm bảo tính thẩm mỹ dài lâu.
Nếu có bất cứ vấn đề gì cần thắc mắc, hãy gọi cho chúng tôi qua tổng đài để được hỗ trợ nhanh chóng và tiện lợi.